Các nền kinh tế yếu hơn thường bị thiệt thòi khi tham gia sân chơi thương mại thế giới. Chỉ mấy ông tuy vẫn đang ở thế giới thứ 3 nhưng quy mô GDP lớn như In đô, Braxin, Thổ, Ấn mới dám chơi sát ván với các gã khổng lồ. Cảm ơn các ông này!
Khả năng Trump thắng là rất cao, nhưng 4 năm tới sẽ rất khó đoán. Ông càng ngày càng tỏ ra ngông nghênh, hoang dã. Ở ta phần lớn người khoái ông chỉ bởi vì trông mong ông sẽ tiếp tục nện nền kinh tế số 2. E rằng một khi ông "đánh", nhiều nền kinh tế châu Á và Trung Mỹ cũng dính chưởng.
Đẻ ít, đi xklđ nhiều, rồi mình cũng sẽ thiếu hụt lao động phân khúc chân tay. Có lẽ CP cũng đã nhìn thấy trước. Tạm thời cơ quan quản lý chưa siết nhưng sau nếu đông quá chắc cũng sẽ làm chặt. Chuyện này các cơ quan nhà mình không thiếu kinh nghiệm và phương tiện.
Vâng, học thêm như vậy cũng không phải là ít, nhưng tâm thế đứa trẻ đến những lớp đó khác với những đứa cứ mỗi tháng thi 1 lần và đối diện với áp lực bị thuyên chuyển. Chúng ít bị ám ảnh bởi điểm số hơn.
Trên em nói "ít" chứ không nói "không có". Bác Châu được học ở những trường tốp đầu, nhưng...
Chắc bởi trẻ không phải hàng ngày ganh đua bon chen như ở Ác, NS... Em thấy cũng có lý. Đâu đó viết ganh đua quá sớm sau lớn lên cũng gặp một số vấn đề. Điểm lại các cá nhân kiệt xuất lúc đã trưởng thành thì thấy ít gương mặt từng tôi luyện trong các trường đua thưở thiếu thời. Nhìn xung quanh...
Sống ở HN, với em kẻ đáng ghét nhất luôn là hàng xóm, dù ở chung cư hay nhà đất, kể cả hạng được coi là cao cấp: ồn ào (nhất là về khuya), cản trở lối đi, xả rác... Cứ 3-4 năm em lại chuyển nhà một lần.
Nếu không bàn khía cạnh đạo đức về con đường, nói chung có điều kiện và tạo thêm lựa chọn cho trẻ nhỏ sau này thì cũng là cách đầu tư cho chúng. Bản thân em từng làm việc ở châu Âu gần chục năm rồi về. Nhưng em cũng đang tạo điều kiện và ủng hộ F1 sang học và định cư nếu chúng muốn. Nói gì thì...
Càng gần ngày bầu cử, tin tức cho thấy khả năng kịch bản 2016 lặp lại là khá cao. Tin mới nhất ở Georgia là dấu hiệu tiếp theo cho thấy điều này. Dường như người Mỹ sau hết vẫn đặt vấn đề cơm áo gạo tiền lên trên hết. Chuyện nhập cư hay ngoại giao (để đình chỉ chiến sự) cuối cùng cũng được quy...
Fitch vừa nói nếu cụ 100 đắc cử thì các nền kinh tế hướng xuất khẩu như VN, TQ, Hàn, Nhật sẽ bị lõm. Riêng VN có thể mất đến hơn 1% tăng trưởng GDP. Nghe cũng thốn phết đấy, hy vọng giống như năm 2019, cụ chỉ nói mà chưa [kịp] mần.
Đương nhiên bố mẹ và trường học phải chịu trách nhiệm dạy chúng rồi. Nhưng nói thật, trẻ yếu kém hoặc thiếu ý thức phần lớn là do người lớn nói chung. Chính hành vi ô tô xe máy cướp đường của người đi bộ trên vạch kẻ, rồi xe máy vượt đèn đỏ qua ngã tư, hay tình trạng tranh cướp đường một cách...
Để dẫn đầu về KHCN và kinh tế cả trăm năm thì điều kiện tiên quyết là nó phải có csht và kttt tốt rồi. Từ cổ chí kim, đông sang tây đều vậy. Cái hay của nó là khả năng tự phát hiện lỗi và sửa lỗi, nên nó mới phát triển đều trong dài hạn. Nom tưởng vẫn là vậy mà bên trong nó vận động tự cải thiện...
Nguồn cung có vẻ rục rịch tăng rồi. Sau thời gian sốt thì rồi cũng nguội. Nhược điểm ở chung cư thì rồi cũng sẽ lộ ra. Các tay đầu cơ sẽ bớt nhiệt huyết mua thêm vì tỉ suất dòng tiền giảm dần.
Hành động đầu tiên rất đáng làm và làm được ngay là dừng việc cho các cháu mẫu giáo, tiểu học sinh hoạt ngoài trời. Nhưng "ngành trí" giáo dục không cao nên các cháu vẫn cứ phải phơi mồm mũi ngoài sân hàng tuần như thường.
HN liên tục màu tím mà thấy hoảng, ra ngoài ban công đứng một lúc đã thấy...
Đúng rồi, khi chưa có chuyện thì nói dễ lắm. Chuyên môn vừa sâu vừa rộng mênh mông, chẳng vị trí làm việc nào đòi hỏi giống vị trí nào. Bác chấp nhận sự thật và tiếp tục bước đi là đáng trân trọng rồi.
Mới độ tuổi 4x thì thường xuyên bị hỏi "hiện đang làm ở đâu?", hay "công việc ổn chứ?". Nên hưu sớm sẽ dần sống thu mình lại, ít vận động, dễ sinh bệnh tật mình mẩy lẫn bên trong gáo dừa, em đoán vậy.