Kết quả tìm kiếm

  1. R

    [TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, 1646-1658.

    Em biết "Bua" là âm xưa của "Vua" nhưng trong sách này nhiều từ tiếng Việt tác giả không ghi đấu thanh nên Bua cũng có thể là Bùa, một âm cổ của chữ "Phù", mà trong văn cảnh này thì "Bua" là Bùa, Phù có lẽ là hợp lý hơn
  2. R

    [TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, 1646-1658.

    Theo em thì một phần là do bế quan toả cảng một phần nhà Nguyễn không đầu tư cho quân sự (do một thời gian dài không có mối đe doạ về quân sự lớn nào, vua Tự Đức lại là ông vua chuộng văn khinh võ). Thời tác giả ở Đàng Ngoài là thời chúa Trịnh mới đánh bại nhà Mạc chưa lâu, phía Nam phía Bắc đều...
  3. R

    [TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, 1646-1658.

    Dịch "Bua Dáö Thien Vúóng" là Phù Đổng Thiên Vương như cụ Đốc em nghĩ là chuẩn rồi cụ ạ. Chữ "Bùa" và "Phù" vốn là một chữ nhưng âm đọc khác đi 1 tý (như Búa và Phủ), có lẽ dân gian thời đó cũng đọc lẫn lộn như vậy.
  4. R

    [TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, 1646-1658.

    "Sinh’ Dồ'" =Sinh đồ, "Oû Cóû"= Ông Cống ạ. Thời Lê Trịnh gọi là Hương cống chứ không gọi Cử nhân, bắt đầu từ thời Minh Mạng mới gọi là Cử nhân ạ.
  5. R

    [TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, 1646-1658.

    Em nghĩ "Toy cieng" là "tôi chiềng" (tôi trình) một từ cổ. như trong "chiềng làng chiềng chạ' (trình làng...). Đây có vẻ như là tác giả nói đến cụm từ khi thưa gửi bắt đầu nói với người khác. Nếu theo mặt chữ, theo em có lẽ là: -Tôi tâu đức Vua -Tôi động (đông, đồng?) Chúa (có lẽ là một từ cổ...
  6. R

    [TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, 1646-1658.

    "Cam sen" là một giống cam ngon nổi tiếng ở Quảng Ninh (Cam sen Vân Đồn), chắc tác giả nói đến loại cam này, chữ sau "Cam ᶘagn" mới là cam sành cụ ạ, chữ "gn" trong tiếng Ý đọc như "nh" mà cụ.
  7. R

    [TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, 1646-1658.

    "Day Ac" tức là cửa biển Đại Ác, đến thời Lý đổi là Đại An (thuộc Nam Định bây giờ) cụ ạ
  8. R

    [TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, 1646-1658.

    "Thân Laô" là Thần Long, vợ của Kinh Dương Vương đấy cụ. ĐVSKTT có đoạn: KDV lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long, sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân. Đoạn thêm chữ "Vương" em nghĩ ý tác giả là KDV thêm vào sau tên hiệu của mình (Kinh...
  9. R

    [Funland] Về cái chết và sau khi chết

    Theo những gì em được biết thì Bát chính đạo là cái sườn chính, còn trong kinh điển Phật còn dạy rất nhiều phương pháp tu tập cụ thể trong đó có Thiền,Thiền chính là một trong phương pháp để thực hành Chánh niệm và Chánh định. Còn "niệm Phật" thì là một phương pháp của của Tịnh độ tông, một...
  10. R

    [Funland] Về cái chết và sau khi chết

    Vậy em đoán cụ chưa tìm hiểu hết về kinh Phật rồi (em chỉ nói đến phần Bộ kinh (hay nhiều người còn gọi là kinh điển Nguyên thuỷ, kinh Tiểu thừa). Quan điểm về Luân hồi và 6 cõi là quan điểm căn bản của Phật giáo ngày từ thời kỳ đầu (Quan điểm này là Phật giáo chia sẻ chung với rất nhiều trường...
  11. R

    [Funland] Về cái chết và sau khi chết

    Về vấn đề này trong triết học Phật giáo, nhất là phái Trung quán đưa ra một cách nhìn không mang tính phân biệt mà luôn có cả 2 mặt: Kiếp sau vừa là ta mà vừa không phải là ta. Bới suy cho cũng, không định nghĩa được thế nào là "ta", cái "ta" cũng chỉ là một khái niệm của tâm thức con người, nó...
  12. R

    [Funland] Về cái chết và sau khi chết

    Đó là Phân tâm học cụ ạ, Cận tâm lý học thì kết luận là không phải chết là hết và luân hồi là sự thực. Cận tâm lý học phát triển rất mạnh ở Phương Tây, ở Việt Nam cũng có Bộ môn Cận tâm lý thuộc Trung tâm Phát triển tiềm năng con người.
  13. R

    [Funland] Về cái chết và sau khi chết

    Đúng là "siêu thức" rất trừu tượng, nhưng cụ để ý triết lý của nhiều tôn giáo đi đến chỗ tột cùng của bản chất thực tại đều đưa đến một khái niệm trừu tượng giống như vậy, ví dụ như thuyêt "ba ngôi" trong TCG, Chúa Cha, Chúa con, Chúa Thánh linh tuy ba nhưng là một, hay khái niệm Thượng đế có...
  14. R

    [Funland] Về cái chết và sau khi chết

    Kiểu chiếm quyền điều khiển đã có xảy ra rồi mà cụ, có rất nhiều dạng tâm thần, rối loạn tâm lý mà không phải do bộ não có tổn thương gì, hay hiện tượng đa nhân cách, hiện tượng vong nhập chẳng hạn. Có rất nhiều dạng bệnh tâm thần, tâm lý mà không có sự giải thích khoa học một cách rõ ràng.
  15. R

    [Funland] Về cái chết và sau khi chết

    Em thấy càng ngày các nghiên cứu của Tâm lý học và cả Cận Tâm lý học đều cho thấy phần Ý thức (cái mà chúng ta gọi là "tôi" đây) thực tế chiếm một phần rất nhỏ bé trong phần tinh thần của con người, chính tiềm thức và vô thức mới chủ nhân của cái cơ thể này. Toàn bộ hoạt động của cơ thể, thậm...
  16. R

    [Funland] Về cái chết và sau khi chết

    Hiện giờ có một môn gọi là Cận tâm lý học (Parapsychology) nghiên cứu các lĩnh vực ngoài phạm vi của khoa học Main stream như: Đầu thai, cuộc sống sau cái chết, các cõi giới...theo phương pháp mang tính chất nghiên cứu khoa học, tham khảo môn này cũng có nhiều cái rất thú vị, có cụ nào hứng thú...
  17. R

    [Funland] Các cụ/mợ nhà mình có ai sưu tập tranh không?

    Sao cụ lại nói oan cho em thế, tất nhiên chất lượng họa phẩm dù quan trọng vẫn phải xếp sau việc xấu đẹp. Nhưng TP đã đẹp lại còn bền vững theo thời gian thì vẫn hơn tp tuy lúc mới thì đẹp nhưng nhanh xuống cấp chứ ạ.
  18. R

    [Funland] Các cụ/mợ nhà mình có ai sưu tập tranh không?

    Có một điều quan trọng các cụ khi sưu tập tranh nên lưu ý là xuất xứ nhãn hiệu, hạng (grade) của vật liệu, hoạ phẩm hoạ sĩ sử dụng, bới vì nó đều được gọi là: sơn dầu, sơn acrylic, bột màu, màu nước, toan...nhưng chất lượng (và giá cả) thì khác nhau một trời một vực. Cái này theo em khi mua...
  19. R

    [Funland] Các cụ/mợ nhà mình có ai sưu tập tranh không?

    Cụ nói vậy là chưa chuẩn rồi, tranh sơn dầu (trên vải hoặc trên ván gỗ) vẫn là loại tranh có tuổi thọ cao nhất đã được kiểm chứng (những bức sơn dầu từ thời kỳ Phục Hưng và Baroque (khoảng từ TK15 đến TK 17) đến nay vẫn còn ở trong tình trạng rất tốt. Sơn mài cũng tuổi thọ cao nhưng vẫn chưa thể...
Top