Đợt vừa rồi em mới dán. Phải nói là rất tiện, qua trạm cứ bò từ từ là ổn. Chỉ ghét là thằng cu dán thẻ nó tư vấn lấy tên bà xã để bà xã có thể theo dõi lộ trình từ xa.
Kinh nghiệm của em là: Chuẩn bị ý tưởng thật kỹ -> Sau đó thuê thiết kế -> Mổ xẻ các vấn đề thiết kế và nhu cầu -> Khi bắt đầu thi công thì không sửa bất cứ cái gì nữa.
Máy trộn bê tông chạy điện nó chỉ có 1 tốc độ, sao mà chỉnh được tốc độ. Chất lượng bê tông khi trộn phụ phuộc vào số vòng quay (ngoài yếu tố thành phần cốt liệu). Giả sử mà quay nhanh quá thì có khi lực li tâm làm cốt liệu còn không được trộn đều nữa cơ.
Công nhận hội kỹ thuật hiện trường giờ phải nói là kém, chỉ tay 5 ngón nó quen. Hồi trước thì với dân xây dựng, quyển kỹ thuật thi công của Bút Nhi Cốp là sách gối đầu giường, giờ có đứa nào đọc đâu.
Em chỉ thấy kỳ lạ là hiện giờ bên Bảo Hiểm vẫn sử dụng cái thông tư 13 từ năm 1972, cái thời vẫn là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, để tính thời gian đóng bảo hiểm cho người lao động.
Cùng 1 ông thợ, cùng 1 công việc, chất lượng sản phẩm cuối cùng sẽ phụ thuộc vào mức tiền công. Công rẻ thì phải làm đỡ kỹ đi, còn công cao thì làm rất kỹ. Thuê thợ không bao giờ em đưa yếu tố giá lên đầu.
Không hiểu bọn Tây nó quan niệm thế nào là nhà cổ nhỉ? Em thấy nhà này dùng vật liệu ngói xi măng, cửa gỗ pa nô, có lẽ ngôi nhà cấp 4 này xây vào khoảng những năm 7x.
Mèo nhà em hợp đất hay sao mà năm 2~3 lứa. Nó cứ đi đẻ ở đâu rồi khi mèo con ăn được cơm thì dẫn về. Chỉ khổ cụ già phải tìm người để cho mèo con. Hiện giờ đang có đàn 5 con to bằng nắm tay rồi.
Xin phép ké cụ chủ thớt vì em ngại lập thớt mới.
Em thấy có cái ảnh của ông Harrison Forman chụp Hà nội năm 1940. Nếu không có chú thích kèm theo thì chắc chả có ai nhận ra. Hóa ra khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã trải qua ít nhất 3 lần tiến hóa: Trạm biến thế cho xe điện - Cột đồng...