[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,084 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_28 (4_8b).jpg



Sài Gòn 1975_4_28 (4_8a).jpg

28-4-1975 – binh sĩ VNCH chiến đấu ở cầu Tân Cảng, Sài Gòn. Ảnh: Billy/AP

28/4/1975 – Phụ nữ và trẻ em chạy khỏi đường khi Trụ sở USAID (Cơ quan Viện trợ Quốc tế Phát triển Hoa Kỳ) cháy ở phía sau tại rìa phía bắc của Sài Gòn. Quân giải phóng đã thắt chặt thòng lọng ở Sài Gòn ở ba phía và trong vòng 5 dặm của Sài Gòn, chặn Quốc lộ 1, vào và ra khỏi đây. Đặc công Quân giải phóng đã ẩn náu gần khu nhà này, quân đội chính phủ không thể đánh bật những du kích cố thủ. Hầu hết khu nhà đã bị đốt cháy trong cuộc giao tranh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,084 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_28 (28) Michel Laurent .jpg

28/4/1975 – Michel Laurent, nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Gamma, thiệt mạng ngày 28 tháng 4 năm 1975, ở làng Hố Nai (10 km về phía đông Biên Hòa), trong một cuộc đụng độ giữa binh sĩ VNCH và Quân giải phóng, hai ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ. Sinh ngày 22 tháng 7 năm 1946 tại Paris, Michel Laurent là phóng viên của hãng thông tấn Associated Press, đưa tin về nhiều cuộc xung đột bao gồm Chiến tranh Bangladesh, một bài báo đã mang về cho ông Giải thưởng Pulitzer năm 1973
Sài Gòn 1975_4_28 (29).jpg
Sài Gòn 1975_4_28 (30).jpg

Michel Laurent tháng 1/1973 ở Sài Gòn
 

White Dragon

Xe tăng
Biển số
OF-113625
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,444
Động cơ
492,938 Mã lực
Chú E cũng thuộc sư 304, phó chính uỷ trung đoàn 66, năm nay cũng vừa nhận 60 năm tuổi đảng rồi mất, kể mấy chuyện chiến trường cũng đau thương lắm, mình hy sinh quá lớn
Chú cụ tên là gì thế, em hỏi xem lãnh đạo nhà em có biết không?
Nếu là phó chính ủy Trung đoàn 66 thì chắc các cụ biết nhau đấy.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,084 Mã lực
Chú thích cho cả ba hình dưới đây
Cái chết của Michel Laurent vào ngày 28 tháng 4 năm 1975 trên đường đến Biên Hòa. Có thể thấy Michel Laurent đang cúi mình trước một cái cây. Anh đang quay phim hai người lính VNCH đang chiến đấu. Đằng sau con đường bị chặn, lực lượng Bắc Việt Nam đang di chuyển một súng cối. Ảnh: Michel Laurent
Sài Gòn 1975_4_28 (32).jpg

Sài Gòn 1975_4_28 (33).jpg
Sài Gòn 1975_4_28 (34).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,084 Mã lực
Chú thích cho cả hai hình dưới đây
Cái chết của Michel Laurent vào ngày 28 tháng 4 năm 1975 trên đường đến Biên Hòa. Có thể thấy Michel Laurent đang cúi mình trước một cái cây. Anh đang quay phim hai người lính VNCH đang chiến đấu. Đằng sau con đường bị chặn, lực lượng Bắc Việt Nam đang di chuyển một súng cối. Ảnh: Michel Laurent
Sài Gòn 1975_4_28 (36).jpg
Sài Gòn 1975_4_28 (38).jpg
 

hiepchiken82

Xe điện
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
2,002
Động cơ
584,055 Mã lực
Kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra khỏi VN đã không thành. Chiếc máy bay của không quân Mỹ cất cánh từ Tân Sơn Nhất quay lại căn cứ Clark (Philippines) ngày 27-4 hoàn toàn trống rỗng. Đó cũng là lúc quân giải phóng tiến sát Sài Gòn.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 30-4, những chiếc xe tăng T54 đầu tiên thuộc lữ đoàn 203 của quân giải phóng lao nhanh về hướng cầu Sài Gòn.
Cùng lúc đó, Tổng thống Dương Văn Minh (lên nắm quyền thay ông Trần Văn Hương ngày 28-4), Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tổng trưởng thông tin Lý Quí Chung cùng những người thuộc “nhóm ông Minh” và lực lượng thứ ba đang có mặt đông đủ tại phủ thủ tướng (số 7 Lê Duẩn hiện nay). Công việc quan trọng nhất của ông Minh và cộng sự lúc này là soạn thảo và thu âm lời tuyên bố về việc ngưng bắn, chờ bàn giao chính quyền cho chính phủ cách mạng.
Sài Gòn 1975_4_30 (161).jpg

Từ trái sang: ông Nguyễn Văn Binh, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Hảo (đứng phía sau ông Minh) và ông Vũ Văn Mẫu đang nói chuyện với đại diện quân giải phóng trưa 30-4-1975. (Ảnh do gia đình nhà báo Boris Gallash tặng đại tá chính uỷ Bùi Văn Tùng)
Vậy mà sau này cụ Tùng không lên tiếp được, tiếc thật.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
11,823
Động cơ
322,515 Mã lực
Bác em bẩu vẫn giao thương với phía bên kia, mua thực phẩm đồ dùng của QLVNCH rất nhiều, dùng tiền hay vàng trao đổi, hẹn nhau địa điểm bên kia mang xe chở đồ đền bỏ cả xe cả hàng rồi về mới thấy kỷ luật của họ lởm khởm.
có cả câu chuyện vợ tướng Phú ở cao nguyên giao dịch với VC mà! Có người viết là vợ tướng Phú bảo các ông đừng làm khó Việt cộng, họ chỉ đi ngang qua Tây nguyên để vào trong kia, nếu không làm khó họ thì họ cũng không gây chuyện ở đây.

Lý do vì sao VNCH có quá nhiều thủy quân lục chiến và lính dù mặc dù chả đánh trận đổ bộ nào thì đó là 1 hình thức tăng lương. Khi ra trận thì các lực lượng này sẽ phải đi đầu tấn công và tỉ lệ chết rất cao. Dù lương cao cũng không tuyển được nhiều, chỉ 2-3 sư đoàn.
 

tienaka

Xe container
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
6,106
Động cơ
278,146 Mã lực
Nơi ở
đang load
Gớm, các cụ ấy mới xem có 12 trang ảnh chạy nạn - chủ yếu từ phía bên kia chụp mà đã phân tâm, tỏ ra ngờ vực làm cứ như đây là đại diện cho toàn dân MN không bằng. Trong khi bao năm ảnh dân chúng từ tp đến nông thôn đổ ra vẫy cờ hân hoan chào đón quân giải phóng thì lại cứ như không nhìn thấy, hoặc cho là dựng, là diễn. Thế mới thấy quan niệm cứ báo, ảnh tây là auto đúng nó tiêm nhiễm thế nào. Trong khi tại chính pt thì anh 100 chửi truyền thông như lũ ăn tiền trơ tráo nhất. Cái này thì nhiều người chắc không đọc đâu.😅
đúng ra cụ Ngao phải chú thích vào thớt là ảnh của phe phía trong, đưa ảnh kiểu này cứ như mục đích để phe phía bắc mang tội ác ấy.
những người chạy tị nạn chủ yếu là người nhà lính phía trong di chuyển theo khi rút quân, các cụ thấy họ khá đầy đủ về xe cộ, thời đó mà có ô tô, xe máy, xa đạp thì là thuộc top thu nhập rồi
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
440
Động cơ
37,720 Mã lực
Tuổi
32
có cả câu chuyện vợ tướng Phú ở cao nguyên giao dịch với VC mà! Có người viết là vợ tướng Phú bảo các ông đừng làm khó Việt cộng, họ chỉ đi ngang qua Tây nguyên để vào trong kia, nếu không làm khó họ thì họ cũng không gây chuyện ở đây.

Lý do vì sao VNCH có quá nhiều thủy quân lục chiến và lính dù mặc dù chả đánh trận đổ bộ nào thì đó là 1 hình thức tăng lương. Khi ra trận thì các lực lượng này sẽ phải đi đầu tấn công và tỉ lệ chết rất cao. Dù lương cao cũng không tuyển được nhiều, chỉ 2-3 sư đoàn.
VNCH chỉ có 1 sư đoàn dù và 1 sư đoàn TQLC. Quân số đông hơn sư đoàn Quân giải phóng, lại còn có pháo binh và xe tăng riêng. Lực lượng này là lực lượng tổng trù bị chiến lược, để tác chiến chiến dịch lớn, chủ động, chứ không phải là lực lượng tăng viện phối thuộc để ném vào các chỗ vỡ trận, nhiệm vụ đó là của Biệt động quân, vì vậy Biệt động quân là sắc lính bị coi như con ghẻ, chết nhiều, Biệt động quân là sắc lính quậy nhất, dân sợ nhất, biểu tượng của lực lượng này là các thể loại cọp (hổ).

Còn lính dù và TQLC được tiếng là kiêu hùng hơn, thành tích hơn, toàn là quân nhân tình nguyện chứ không phải lính quân dịch (lính nghĩa vụ)
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
6,347
Động cơ
114,149 Mã lực
có cả câu chuyện vợ tướng Phú ở cao nguyên giao dịch với VC mà! Có người viết là vợ tướng Phú bảo các ông đừng làm khó Việt cộng, họ chỉ đi ngang qua Tây nguyên để vào trong kia, nếu không làm khó họ thì họ cũng không gây chuyện ở đây.

Lý do vì sao VNCH có quá nhiều thủy quân lục chiến và lính dù mặc dù chả đánh trận đổ bộ nào thì đó là 1 hình thức tăng lương. Khi ra trận thì các lực lượng này sẽ phải đi đầu tấn công và tỉ lệ chết rất cao. Dù lương cao cũng không tuyển được nhiều, chỉ 2-3 sư đoàn.
Họ có hậu cần rất tốt nhưng ko có kỷ luật, tướng lĩnh cùng phu nhân thì can thiệp làm kinh tế kinh quá, cũng bỏ tiền mua cho chồng được về gần tránh ra mặt trận. Bác em kể có lần đánh úp vào đồn thấy chỉ huy còn chưa kịp mặc quần áo vẫn bên mấy em trần như nhộng, tranh ảnh nude phương Tây thì chia cho lính sài ngắm thoải mái, đồn bốt biến thành nhà thổ luôn.
 

Leanh65

Xe lăn
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
10,128
Động cơ
372,080 Mã lực
đúng ra cụ Ngao phải chú thích vào thớt là ảnh của phe phía trong. đưa ảnh kiểu này cứ như mục đích để phe phía bắc mang tội ác ấy.
những người chạy tị nạn chủ yếu là người nhà lính phía trong di chuyển theo khi rút quân, các cụ thấy họ khá đầy đủ về xe cộ, thời đó mà có ô tô, xe máy, xa đạp thì là thuộc top thu nhập rồi
Hầy, cụ xem nhiều thớt kiểu này rồi tự rút ra kết luận nhé. Chú là chú thế nào thế nào. Mục đích cả đấy.😉
 
Chỉnh sửa cuối:

chanthat123

Xe điện
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,799
Động cơ
561,618 Mã lực
Ông cụ em tháng 12 năm 1974 được điều từ Campuchia về B3 quân đoàn 3 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh( Trợ lý tham mưu E... quân đoàn 3) . Năm nay 82 tuổi trộm vía vẫn khỏe mạnh sinh hoạt ăn uống khoa học. Thấy mấy cụ trên 80 còn hẹn nhau thứ 7 này đi xe bus xuống HN gặp mặt thường niên.( Hàng năm em vẫn đi theo nghe các cụ kể lại thời kỳ đó thật sự xúc động...)
Có điều kiện được tham gia với các cụ thì ý nghĩa quá cụ nhỉ, không còn nhiều cơ hội như thế nữa rồi, những nhân chứng sống của thời kỳ hào hùng kháng chiến chống Mĩ ngày càng ít đi
 

Song Do Anh

Xe tải
Biển số
OF-803053
Ngày cấp bằng
21/1/22
Số km
205
Động cơ
25,432 Mã lực
Em sinh 7X đời đầu, nên ngày 30/4 trong trí nhớ của em không rõ ràng lắm. Nhưng em nhớ nhất một ngày khi em đi học lớp mẫu giáo về, bà già em ôm em khóc nói "bố con sắp về rồi", lúc đấy em và bà già ở nhà tập thể do CQ phân cho chỉ có hai mẹ con. Hôm sau là ngày nắng vàng rực rỡ loa phát thanh công cộng, phát đi tin giải phóng miền nam thống nhất đất nước và trên trời máy bay trực thăng mang cờ tổ quốc bay lượn trên không, tinh thần người lớn trẻ con đều rất vui, nhưng nói thật em chẳng biết giải phóng MN là gì.
- Ông bà già em lấy nhau năm 1970 khi ông ra bắc lấy quân và tranh thủ nghỉ phép cưới vợ . Sau đó ông lại vào nam chiến đấu tiếp, đằng đẵng đến cuối năm 1975 mới được về thăm vợ con. Trưa hôm đấy em ngủ tại lớp mẫu giáo, thì cô giáo đánh thức dậy và nói "H... ơi bố con về", ra cửa em thấy dì em đứng đón ,về đến nhà em thấy bà ngoại em thì ngồi khóc dấm dứt và có một ông người gầy và đen thui ngồi trong nhà, bà ngoại em nói con vào chào bố đi, em chạy vào phòng nhìn cái ảnh 9x12 mà bà già vẫn để ở cái bàn con đầu giường ngủ và chạy ra nói. Chú ấy không phải bố con, chú ấy khác người trong ảnh ở nhà mình (ảnh đấy chụp lúc ông già em mới ra trường quân hàm quận hiệu đủ cả và nhìn rất đẹp trai), bây giờ lớn em mới hiểu may mà bà già ngay ngắn chứ lúc đấy trẻ con mà nói "chú ấy không phải là người tối nào cũng đến nhà mình" thì toang nặng. Mấy ngày sau ông già em dùng cái đèn pin và mấy thanh lương khô 702 mới dỗ được em gọi bằng bố.
- Ông già em đi B năm 1967,những chuyện thoát chết và tướng số em đã kể ở "thớt" khác em không nhắc lại. nhưng đúng thật là ông già may mắn, chiến đấu ở chiến trường ông không hề hấn gì. Sau này ông nói, Chiến tranh rất ác liệt đi B nếu không là Thương binh, bệnh binh thì không biết ngày nào mới được về nhà, không biết ngày nào mới giải phóng . Lúc chưa có vợ con không nghĩ nhiều, nhưng khi biết tin bà già đã có bầu em thì nhớ gia đình da diết. Trên đường hành quân hoặc những khi đóng quân ở vùng giáp ranh giữa ta và bên kia, truyền đơn, Loa phát thanh chiêu hồi , tâm lý chiến của bên kia rải trắng rừng và phát thanh ra rả suốt ngày, trong đấy có bài thơ sau này thỉnh thoảng ông già em lẩm nhẩm đọc lại ,giờ em vẫn nhớ bập bõm.
.............
Con ta nay đã lớn không và nói sõi, nhưng rồi chưa biết mặt cha
Mẹ già trông ngóng từng giây phút, đợi đứa con ngoan trở lại nhà
Ai nỡ bất công còn bắt mãi, chồng em lặn lội chiến trường xa
.....
Ông già em nói, nghe bài đấy đúng hoàn cảnh tâm trạng minh nên có những lúc tinh thần cũng xao động nhưng nghĩ đến gia đình vợ con nên lại quyết tâm. Đơn vị bố em có chú người bắc là tân binh được bổ sung vào đơn vị, năm đó chú ấy khoảng 18-19 tuổi chú ấy rất nhanh nhẹn và vui tính, được phân công làm cần vụ hay giao liên gì đó ( em chưa đi bộ đội nên không biết cấp nào mới có cần vụ hay giao liên) cho một bác người miền nam, bác ấy tập kết ra bắc năm 54,năm 1965 trở lại miền Nam chiến đấu. Có một lần hai thầy trò đi "công tác " lịch trình khoảng 3 ngày nhưng nửa ngày sau thấy chú kia mặt cắt không còn hột máu chạy về đơn vị báo cáo, chú ấy nói đi bộ khoảng 2-3g lúc nghỉ chân, vị thủ trưởng kia gọi chú ấy bảo muốn xem súng của chú ấy, chú đưa ngay khẩu AK cho thủ trưởng, nhưng ông kia lại bảo đưa cả khẩu súng lục mà chú vẫn mang theo. Sau khi đưa súng , ông kia tháo luôn kim hỏa của hai khẩu súng và nói "em còn trẻ cũng trạc tuổi con tôi, còn tôi đã hơn 50 tuổi đã già và mệt mỏi rồi, giờ tôi muốn về với gia đình.Thời gian vừa qua tôi rất quý em, nếu không trước khi đi về bên kia tôi đã bắn em rồi , giờ tôi cho em lựa chọn một là đi cùng với tôi - hai là trở về đơn vị và bảo ae chuyển địa điểm ngay." Chú kia nghe thấy thế nói " cả nhà cháu ở ngoài bắc, không đi cùng ông ấy được và xin trở về đơn vị" Sau khi nghe chú ấy báo cáo cả đơn vị bố em chuyển ngay địa điểm gấp.và cuối giờ chiều vị trí đóng quân cũ của đơn vị bị ném bom thật. Sau mọi người mới nhận ra lấn đấy, ông kia kiên quyết chỉ đi với một mình cần vụ .
- Sau giải phóng miền Nam, ông già em làm bên ban quân quản , Lúc đó đơn vị có một số người cũng chuyển ngành sang bên CA, ông già em mà đồng ý thì cũng sang. nhưng ông nghĩ đã đi chiến đấu xa gia đình gần 10 năm rồi,tâm lý muốn ở gần gia đình, vợ con. Nên năm 1976 ông già em ra Bắc rồi chuyển ngành về làm ở một CQ ở Hà Nội.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,084 Mã lực
TỐI 28/4/1975 (TỨC SÁNG 29/4/1975 GIỜ SÀI GÒN) HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA HOA KỲ HỌP, QUYẾT ĐỊNH RÚT HẾT NGƯỜI MỸ RA KHỎI NAM VIỆT NAM
Lưu ý, thời gian ghi trong hình là giờ Washington DC, thời gian ở Sài Gòn cần cộng thêm 2 giờ nữa
Đây là thời khắc chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam
Trong vòng nửa giờ, từ 7:23 đến 8:08PM ngày 28/4/1975, Tổng thống Ford đã họp Hội đồng An Ninh Quốc gia để chốt hạ việc rút người Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam. Đồng hồ ở Sài Gòn là 7 giờ 23 tới 8:08 AM ngày 29/4/1975
Sài Gòn 1975_4_28 (1_17).jpeg

Trước khi vào cuộc họp
28-4-1975 – Tổng thống Gerald Ford gặp Ngoại trưởng Henry Kissinger và Phó Tổng thống Rockefeller thảo luận việc di tản người Mỹ ờ Sài gòn. Ảnh: David Hume Kennedy
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,084 Mã lực
Trong vòng nửa giờ, từ 7:23 đến 8:08PM ngày 28/4/1975, Tổng thống Ford đã họp Hội đồng An Ninh Quốc gia để chốt hạ việc rút người Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam. Đồng hồ ở Sài Gòn là 7 giờ 23 tới 8:08 AM ngày 29/4/1975

2/4/1975 – Tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Phòng Roosevelt, Ford đưa ra quyết định tiếp tục di tản người Mỹ và người Việt Nam có nguy cơ cao khỏi Việt Nam khỏi Sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, Washington DC, từ 7:23 đến 8:08 tối ngày 28 tháng 4 năm 1975. Cũng trong cuộc họp, (từ trái sang phải), Giám đốc CIA William Colby, Thứ trưởng Ngoại giao Robert Ingersoll, Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger, Thứ trưởng Quốc phòng Bill Clements, Phó Tổng thống Nelson Rockefeller và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Tướng George Brown. Ảnh: David Hume Kennerly

Sài Gòn 1975_4_28 (1_2)a.jpg

Chú thích xem hình trên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,084 Mã lực
Những nhân vật chóp bu Hoa Kỳ trong cuộc họp quan trọng tối hôm đó
Sài Gòn 1975_4_28 (1_3).jpg
28/4/1975 – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng George S Brown tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Phòng Roosevelt khi Tổng thống Gerald R Ford đưa ra quyết định tiếp tục di tản người Mỹ và người Việt Nam có nguy cơ cao khỏi Việt Nam khỏi Sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, Washington DC, từ 7:23 đến 8:08 tối ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ảnh: David Hume Kennerly
Sài Gòn 1975_4_28 (1_4).jpg

28/4/1975 – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng George S Brown (phải) và Phó Tổng thống Nelson Rockefeller tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Phòng Roosevelt khi Tổng thống Gerald R Ford đưa ra quyết định tiếp tục di tản người Mỹ và người Việt Nam có nguy cơ cao khỏi Việt Nam khỏi Sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, Washington DC, từ 7:23 đến 8:08 tối ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ảnh: David Hume Kennerly
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,084 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_28 (1_5).jpg

28/4/1975 – Là một thành viên chủ chốt của Hội đồng An ninh Quốc gia, Giám đốc CIA William Colby tham gia thảo luận tại cuộc họp của NSC tại Phòng Roosevelt, Tổng thống Gerald Ford đưa ra quyết định tiếp tục sơ tán người Mỹ và người Việt Nam có nguy cơ cao khỏi Việt Nam từ Sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, Washington DC, từ 7:23 đến 8:08 tối ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ảnh: David Hume Kennerly
Sài Gòn 1975_4_28 (1_6).jpg

28/4/1975 – Ngoại trưởng Henry Kissinger tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Phòng Roosevelt khi Tổng thống Gerald Ford đưa ra quyết định tiếp tục sơ tán người Mỹ và người Việt Nam có nguy cơ cao khỏi Việt Nam từ sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, Washington DC, từ 7:23 đến 8:08 tối ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ảnh: David Hume Kennerly
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top