[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,531
Động cơ
1,187,427 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_26 (3).jpg

26/4/1975 – hơn 3.000 người tị nạn từ Nam Việt Nam bắt đầu vào thành phố lều trại tại Crote Point ở Căn cứ Hải quân Guam sau khi họ được chuyển từ Căn cứ Không quân Clark ở Philippines.
Máy bay quân sự Hoa Kỳ đã chở những người tị nạn Việt Nam từ Tân Sơn Nhẩt đến Căn cứ không quân Không quân Clark ở Philippines, rồi một chặng nữa tới Guam
Máy bay quân sự Hoa Kỳ phải bận rộn thực hiện nhiều chuyến bay “con thoi” Tân Sơn Nhẩt - Clark ở Philippines để đưa càng nhiều người Việt Nam (cộng tác với Mỹ) ra khỏi Nam Việt Nam càng tốt
Sài Gòn 1975_4_26 (4).jpg
Sài Gòn 1975_4_26 (5).jpg

Sài Gòn 1975_4_26 (6).jpg

26/4/1975 – "Thành phố nhà lợp tôn" tại Căn cứ Không quân Andersen ở Guam 1975
Hàng dài người tị nạn Việt Nam xếp hàng quanh những con phố của "Thành phố nhà lợp tôn" để nhận thức ăn Thứ Bảy, ngày 26 tháng 4 năm 1975. "Thành phố tôn" là một tổ hợp các tòa nhà mái tôn tại Căn cứ Không quân Andersen ở Guam, từng là khu nhà ở cho các phi công Hoa Kỳ phục vụ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: AP
 
Chỉnh sửa cuối:

Nhân văn Dân

Xe điện
Biển số
OF-113550
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
2,330
Động cơ
425,155 Mã lực
Nguyễn Văn Thiệu đã có một bài phát biểu kéo dài ba tiếng trên sóng truyền hình, được nhiều người đánh giá là bài diễn văn "hay nhất", nhưng đồng thời cũng "đả kích nhất" của ông trong suốt 8 năm làm tổng thống.
Trong bài diễn văn tuy "rời rạc, nhưng nồng nhiệt và chân thành" này, ông lần đầu tiên thừa nhận lệnh di tản khỏi Tây Nguyên và miền bắc Trung Bộ là nguyên nhân dẫn đến thảm bại. Tuy nhiên, sau đó ông tuyên bố quyết định trên – nếu xét về tình hình lúc bấy giờ – là bất đắc dĩ, đồng thời đùn đẩy trách nhiệm cho các tướng. Ông mô tả Hoa Kỳ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo" và lên tiếng chỉ trích hành động cắt giảm viện trợ của họ:
Có vẻ như vấn đề Ucraina bây giờ rất giống phải không cụ.
 

Nhân văn Dân

Xe điện
Biển số
OF-113550
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
2,330
Động cơ
425,155 Mã lực
em có đọc tài liệu về điệp viên Phạm Xuân Ẩn, theo em bác ấy đánh giá các tướng lĩnh, chính trị gia của VNCH khá là khách quan. Bác ấy nói TT Thiệu là người rất giỏi và quân đội VNCH cũng rất mạnh, chính vì như vậy chiến thắng mùa xuân 1975 mới có ý nghĩa vẻ vang bởi ta đánh thắng một đội quân hùng mạnh. Em thì nghiên cứu về chiến dịch 1975 từ khi còn là học sinh cấp 3 khi được tặng cuốn sách Đòn phang trúng huyệt Tây Nguyên (trận đánh khởi đầu cho chiến dịch 1975) đến bây giờ. Qua nhiều tài liệu từ các phía, từ nhận định của bản thân em thấy VNCH thua vì;
1. Mỹ ngừng viện trợ cho VNCH (đến thời điểm 1975, quân lực VNCH rất thiếu thốn vũ khí, đạn dược và các vật tư, thiết bị để phục vụ cho chiến tranh), khi ta tiếp quản có rất nhiều máy bay không của Không quân VNCH không bay được vì thiếu các vật tư, phụ tùng phải thay thế bảo dưỡng định kỳ
2. Quân đội VNCH chiến đấu theo lối con nhà giàu của Mỹ (sử dụng trực thăng vận, thiết xa vận,...) nên chi phí cho chiến tranh rất tốn kém nên không có tiền là không thể vận hành chiến tranh theo ý mình
3. Quân nhân VNCH chiến đấu vì lương chứ không phải vì lý tưởng, đóng quân ở đâu thì đưa gia đình theo nên tâm lý chiến đấu không được vững vì phải lo cho gia đình
4. Sai lầm chiến lược của TT Thiệu khi cho triệt thoái Cao Nguyên tạo hiệu ứng tâm lý sụp đổ như domino, dân quân tháo chạy tới đâu thì tin tức xấu lan tới đấy, quân dân tại đó không còn tâm trạng đánh nhau mà chỉ lo chạy
5. Không còn tiền để giữ toàn lãnh thổ nên co cụm giữ lãnh thổ ở những vùng phì nhiêu và đông dân nhưng không làm được vì tâm lý dân quân sụp đổ
6. Theo em quan trọng nhất là Mỹ ngừng viện trợ thì lấy gì ra mà đánh nhau nên ngày tàn của VNCH được xác định từ sau hiệp định Paris rồi, đến năm 1975 chỉ là sống thực vật mà thôi. Chứ trước năm 1973 thì quân lực VNCH có những trận đánh rất sòng phẳng với QDDNDVN đấy như trận An Lộc, Quảng Trị,...
Còn một yếu tố nữa cụ chưa nhắc đến hoặc chưa làm rõ: Đó là sự ủng hộ của đa số người dân sinh sống trong phạm vi lãnh thổ của VNCH. Trong khi MB thì đoàn kết đồng lòng, tất thảy tòng quân ra trận (tất nhiên không phải 100%) thì MN gần như từng tấc đất đều trở thành chiến trường. Không biết nhận định của em có chủ quan quá không ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,531
Động cơ
1,187,427 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_27 (1).jpg

15 giờ 30 ngày 27-4-1975. Quân giải phóng bắn rockets vào khu nhà Cơ quan Viện trợ Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ở phía bắc Sài gòn
Sài Gòn 1975_4_27 (2).jpg

15 giờ 30 ngày 27-4-1975. Việt Cộng bắn rockets vào khu nhà Cơ quan Viện trợ Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ở phía bắc Sài gòn
Sài Gòn 1975_4_27 (3).jpg
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,351
Động cơ
354,665 Mã lực
Ai đã “xì” tin đó ra ngoài? Không ai biết, nhưng có một điều chắc chắn là phòng làm việc của ông Thiệu ở dinh Độc Lập đã bị cài rất nhiều “rệp” nghe lén. Nhưng CIA có can dự vào vụ nghe lén và làm lộ kế hoạch bí mật này?
Trong cuốn Decent Interval (Cuộc tháo chạy tán loạn), Phó trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn Frank Snepp đã tiết lộ: “Trước khi 16 tấn vàng được chuyển đi Thụy Sĩ, có một người đã báo tin cho sứ quán Mỹ biết. Một cộng tác viên của đại sứ Martin cho là không thể tin được ông Thiệu nên đã tố cáo với giới báo chí”.
Nhưng cũng có tài liệu cho rằng chính những người chống đối lại việc đưa 16 tấn vàng tài sản quốc gia ra nước ngoài đã bắn tin cho giới báo chí. Như vậy, tin tức về việc chuyển vàng đi Thụy Sĩ mà báo chí loan tin lúc đó là sự thật, mặc dù chính quyền Sài Gòn đã liên tục bác bỏ.
Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ vì thế đã bị vỡ. Các hãng hàng không và bảo hiểm quốc tế từ chối thương vụ này vì sợ báo chí công kích.
Em nhớ trong cuốn này, cụ Frank có kể về tâm trạng của những người ra đi rất nặng nề, cho thêm phần li kỳ, cụ ấy tả khi nv di chuyển mấy chục cái vali lên máy bay, có nghe tiếng va chạm kim khí trong đó. Em cho là câu view, chắc chỉ có muỗng, nĩa với chân đèn … :))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,531
Động cơ
1,187,427 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_27 (4).jpg

Hotel Majestic bị hư hại trong trận pháo kích của Bắc Việt vào Sài gòn ngày 27-4-1975
Sài Gòn 1975_4_27 (4a).jpg


27/4/1975 – Chỉ còn lại đống đổ nát của khu vườn trên mái và phòng họp của Khách sạn Majestic, vào sáng sớm ngày 27 tháng 4 năm 1975, sau một vụ tấn công trực tiếp bằng tên lửa của Bắc Việt ở Sài Gòn. Có thể thấy những con tàu neo đậu trên sông Sài Gòn ở bên trái. Ảnh: Nick Ut/AP
Sài Gòn 1975_4_27 (5).jpeg

Trong bức ảnh chụp ngày Chủ Nhật, 27 tháng 4 năm 1975 này, một cây thánh giá từ một nhà thờ ở Sài Gòn đứng trên bầu trời lúc rạng sáng sau một cuộc tấn công bằng tên lửa và hỏa hoạn xảy ra sau đó. Ảnh: Matt Franjola/AP
 
Chỉnh sửa cuối:

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,998
Động cơ
584,138 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_25 (26).jpg

4-1975 – dòng người từ Xuân Lộc, Biên Hoà di tản về Sài gòn, sát ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Nik Wheeler
Em thích bức hình sinh động này. Lambretta động cơ 550 cc mà chở khiếp thật, xe bốc cả đầu lên dù phía dưới có người đẩy giúp
Sài Gòn 1975_4_25 (27).jpg

4-1975 – dòng người từ Xuân Lộc, Biên Hoà di tản về Sài gòn, sát ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Nik Wheeler
ko hiểu những xe lam ở bắc sau này có phải dùng loại Lambretta ko cụ nhỉ, e thấy xe Lam cũng khỏe ko kém
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,531
Động cơ
1,187,427 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_27 (6).jpg

27/4/1975 – Đại tá Võ Đông Giang, Người phát ngôn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Nam Việt Nam, họp báo tại trại Davis. Ảnh: Dirck Halstead
 

Chưa Có Dép

Xe điện
Biển số
OF-337469
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
3,527
Động cơ
306,456 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_25 (26).jpg

4-1975 – dòng người từ Xuân Lộc, Biên Hoà di tản về Sài gòn, sát ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Nik Wheeler
Em thích bức hình sinh động này. Lambretta động cơ 550 cc mà chở khiếp thật, xe bốc cả đầu lên dù phía dưới có người đẩy giúp
Sài Gòn 1975_4_25 (27).jpg

4-1975 – dòng người từ Xuân Lộc, Biên Hoà di tản về Sài gòn, sát ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Nik Wheeler
Bà con về tiếp quản Sài Gòn đông như hội.
 

Song Do Anh

Xe tải
Biển số
OF-803053
Ngày cấp bằng
21/1/22
Số km
200
Động cơ
24,311 Mã lực
50 năm, nửa đời người hoặc chí ít cũng 2/3 , giờ nhìn lại mới thấy VN đã trải qua đau thương nhưng may mắn là thống nhất được tổ quốc và không còn chiến tranh. Như dân UR bây giờ mới là khổ, tuy có nhiều nguyên do... nhưng đất nước tan hoang, máu vẫn đổ ,bom đạn hàng ngày vẫn dội xuống là dở hơi rồi. Thắng - Thua trong cuộc chiến VN các cụ đã dẫn chứng tư liệu của cả hai phía nên em không tham gia, em chỉ kể những câu chuyện em biết và những câu chuyện của ông già em các Chú, Bác đồng đội của ông già em kể lại . Nó là những mẩu chuyện mà hồi nhỏ em hóng hớt được. nhưng sợ Min, Moc xóa bài vì tính nhậy cảm nên em sẽ chia nhỏ từng phần, để đỡ tiếc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,531
Động cơ
1,187,427 Mã lực
ko hiểu những xe lam ở bắc sau này có phải dùng loại Lambretta ko cụ nhỉ, e thấy xe Lam cũng khỏe ko kém
Lambrettalà tên của một động cơ nhỏ, do Ý sản xuất, dùng để khởi động động cơ máy bay (còn tên khác là động cơ lai). Các máy kéo, xe gạt đất Liên Xô.... do phải hoạt động ở khu vực lạnh ở nhiệt 40-60 độ C, mà ắc quy thì do lạnh không thể "đề" được, nên động cơ lại là phương án tốt nhất
Sau WW2, một đống động cơ Lambretta thừa, không biết làm gì, nên người Ý chế ra xe Lambretta rất tiện lợi cho những nước ở Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Philippines... Thành công bất ngờ này không những giúp cho nhà máy ở Ý tiêu thụ được đống động cơ tưởng chừng sắt vụn, mà còn tiếp tục sản xuất thêm nữa cho tới cả sau 1975
Ở Thái Lan và Philippines xe này gọi là Tuc-Túc (chế cháo từ Lambretta)
Xe Vespa ở Ý ra đời 1948 cũng trong hoàn cảnh tương tự Lambretta
 

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,250
Động cơ
256,698 Mã lực
Lịch sử VN từ khi Pháp cai trị là giai đoạn hỗn loạn, có nhiều chính thể, có lúc các chính thể tồn tại song song, chia cắt đất nước, chia cắt dân chúng, bên nào cũng giành đất, giành dân về phía mình.
Người dân sống ở địa bàn nào, dưới sự cai quản của chính thể nào thì tuân thủ chỉ đạo và tiếp cận thông tin của chính quyền nơi đó. Nên anh em, vợ chống, bố con, họ hàng có người bên này, người bên kia, thậm chí một người, lúc bên này, lúc lại bên kia.
Có tài liệu nói đến nhiều người, kể cả người đứng đầu chính quyền Sg cũng đã từng là Việt Minh chống Pháp.
Như vậy, người dân Việt dù có lý tưởng và con đường đi khác nhau, nhưng đều có ước vọng về sự độc lập của quốc gia, dân tộc và họ đã làm hết sức vì điều đó.
Trong quá trình thực hiện lý tưởng của mình, họ kêu gọi sự ủng hộ của khe này, phe kia, nhưng rốt cuộc nó là việc con cáo chia phô mai cho thỏ.
Một cuộc chiến tranh vũ trang xảy ra, thì chả bên nào thắng xét về yếu tố tính mạng con người.
Đất nước thống nhất được 50 năm, đó là sự nỗ lực, hi sinh của tất cả con dân Việt, trong đó có những cá nhân xuất sắc của cả hai bên, một quyết định của họ dù là chủ động hay bắt buộc đều góp phần cứu được hoặc mất thêm hàng ngàn sinh mạng.
Tốt nhất nhìn cuộc chiến như một bài học đắt giá là đừng để người ngoài can thiệp vào việc trong nhà.

Em có nghe trực tiếp 1 cụ là lính VNCH, lính quèn địa phương quân thôi. Nghe tin Tuy Hoà mất là chất vợ con cho lên xe 67 chạy vô trong, nghe nói chạy được vô sg là sống. Chạy đâu tới Phan Thiết, thì lại nghe đánh nhau to lắm ở Xuân Lộc, đường bị cắt, thế là quay ra, xe hư, vứt xe tìm cách đi nhờ mãi sau 30/4 mới về lại được Nha Trang. Em hỏi tại sao chạy, “tình hình loạn lắm, tên bay đạn lạc, sợ cả 2 bên, bên này bắt tao ra trận đánh lại cũng chết, bên kia thấy tao là lính thì họ muốn bắn ai làm gì được. Trốn đi cho chắc, ko lẽ bỏ gia đình ở lại. Mà người ta cũng chạy hà rầm vậy”
Con dân nghĩ đơn giản vậy thôi, sợ chết, chả quan điểm gì ráo.
Em thấy bác hỏi câu này hơi tồ. Còn em xin trả lời là cả hai. Như ảnh của bác Ngao có đưa ra đó, trong miền Nam khi ấy có nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ của đủ mọi tầng lớp chống lại chính quyền, có cả biệt động, có căn cứ, có lực lượng hùng hậu đấu tranh giải phòng Miền Nam ngay trong lòng Miền Nam và Sài Gòn khi đó . Và lực lượng ủng hộ VNCH thì đương nhiên là cũng có rồi. Còn quan điểm của em là lực lượng ủng hộ thống nhất đất nước là nhiều hơn, thế nên ta mới thắng. ^^
Em thấy ở videos này có đoạn cụ Đồng Thoại (từ phút 12:45) nói về chiến dịch Huế - Đà Nẵng: lúc ấy địch còn 10 vạn quân trang bị tốt ở khu liên hợp quân sự Đà Nẵng. Nếu đánh thông thường thì phải mất vào đấy ít nhất 5 vạn liệt sỹ và 10 vạn thương binh.

em có đọc tài liệu về điệp viên Phạm Xuân Ẩn, theo em bác ấy đánh giá các tướng lĩnh, chính trị gia của VNCH khá là khách quan. Bác ấy nói TT Thiệu là người rất giỏi và quân đội VNCH cũng rất mạnh, chính vì như vậy chiến thắng mùa xuân 1975 mới có ý nghĩa vẻ vang bởi ta đánh thắng một đội quân hùng mạnh. Em thì nghiên cứu về chiến dịch 1975 từ khi còn là học sinh cấp 3 khi được tặng cuốn sách Đòn phang trúng huyệt Tây Nguyên (trận đánh khởi đầu cho chiến dịch 1975) đến bây giờ. Qua nhiều tài liệu từ các phía, từ nhận định của bản thân em thấy VNCH thua vì;
1. Mỹ ngừng viện trợ cho VNCH (đến thời điểm 1975, quân lực VNCH rất thiếu thốn vũ khí, đạn dược và các vật tư, thiết bị để phục vụ cho chiến tranh), khi ta tiếp quản có rất nhiều máy bay không của Không quân VNCH không bay được vì thiếu các vật tư, phụ tùng phải thay thế bảo dưỡng định kỳ
2. Quân đội VNCH chiến đấu theo lối con nhà giàu của Mỹ (sử dụng trực thăng vận, thiết xa vận,...) nên chi phí cho chiến tranh rất tốn kém nên không có tiền là không thể vận hành chiến tranh theo ý mình
3. Quân nhân VNCH chiến đấu vì lương chứ không phải vì lý tưởng, đóng quân ở đâu thì đưa gia đình theo nên tâm lý chiến đấu không được vững vì phải lo cho gia đình
4. Sai lầm chiến lược của TT Thiệu khi cho triệt thoái Cao Nguyên tạo hiệu ứng tâm lý sụp đổ như domino, dân quân tháo chạy tới đâu thì tin tức xấu lan tới đấy, quân dân tại đó không còn tâm trạng đánh nhau mà chỉ lo chạy
5. Không còn tiền để giữ toàn lãnh thổ nên co cụm giữ lãnh thổ ở những vùng phì nhiêu và đông dân nhưng không làm được vì tâm lý dân quân sụp đổ
6. Theo em quan trọng nhất là Mỹ ngừng viện trợ thì lấy gì ra mà đánh nhau nên ngày tàn của VNCH được xác định từ sau hiệp định Paris rồi, đến năm 1975 chỉ là sống thực vật mà thôi. Chứ trước năm 1973 thì quân lực VNCH có những trận đánh rất sòng phẳng với QDDNDVN đấy như trận An Lộc, Quảng Trị,...
Cái này thì chuẩn. Máy cày lúc đổ dầu để ra đồng cày ruộng , nhưng các bố có cày đâu, cày qua lao vài đường cho máy bẩn , sau đó móc dầu bán cho phía giải phóng lấy tiền tiêu sài, giấy tờ , văn phòng phẩm, đặc biệt là giấy than , thì toàn mua lại của vợ sỹ quan, vì riêng cái giấy than mua ít thì ko nói nhưng mua nhiều là có nghi ngờ ngay , nhưng đây mua của vợ sếp thì yên tâm quá còn gì nữa . Và còn nhiều đồ phục vụ chiến tranh khác nữa , bảo sao chả thất bại
 
Chỉnh sửa cuối:

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,351
Động cơ
354,665 Mã lực
50 năm, nửa đời người hoặc chí ít cũng 2/3 , giờ nhìn lại mới thấy VN đã trải qua đau thương nhưng may mắn là thống nhất được tổ quốc và không còn chiến tranh. Như dân UR bây giờ mới là khổ, tuy có nhiều nguyên do... nhưng đất nước tan hoang, máu vẫn đổ ,bom đạn hàng ngày vẫn dội xuống là dở hơi rồi. Thắng - Thua trong cuộc chiến VN các cụ đã dẫn chứng tư liệu của cả hai phía nên em không tham gia, em chỉ kể những câu chuyện em biết và những câu chuyện của ông già em các Chú, Bác đồng đội của ông già em kể lại . Nó là những mẩu chuyện mà hồi nhỏ em hóng hớt được. nhưng sợ Min, Moc xóa bài vì tính nhậy cảm nên em sẽ chia nhỏ từng phần, để đỡ tiếc.
Em nghĩ trên góc độ cá nhân nhìn nhận vẫn ok, ăn thua là cách cụ diễn đạt, đừng phiến diện, một chiều hay hằn học quan điểm gì cả là được. Cụ cứ kể đi. Min mod làm việc cũng …. công tâm lắm :) .
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
436
Động cơ
37,125 Mã lực
Tuổi
32
Tướng DVM có em trai tham gia lực lượng quân GP, người em này có kết nối với DVM cùng với tướng Nguyễn Hữu Hạnh tác động đến DVM hàng khi có ý kiến là nhờ TQ tác động nhưng DVM không muốn nay Mỹ mai Tầu nữa.
Nếu rút về vùng 4, thì bên quân GPMN rất khó khăn với tính cách máu chiến của ông tướng Nam và Hưng.
Lực lượng vnch sau gia nhập QĐND VN đánh ở chiến trường K cũng rất gan dạ và thiện chiến chứ không như hồi 1970-1975.
Tướng Dương Văn Minh có người em trai tên là Dương Văn Nhật, là cán bộ Việt Minh tập kết ra Bắc rồi trở lại miền Nam từ rất sớm (1961), đi cùng đoàn với cụ Tư Cang - Nguyễn Văn Tàu. "Ông Dương Văn Nhật vai khoác khẩu M1 Carbin, đi bộ 100 ngày vào tới chiến khu Bời Lời". Sau đó vì biết ông Dương Văn Nhật là em trai ông DVM nên tổ chức rút ông về Ban Địch vận của Trung ương cục để tìm cách móc nối với anh trai. Ông DVN từng vào Sài Gòn ở nhà ông DVM cả tuần, rồi có khi sang Pháp để gặp các chị em gái, các cháu (con ông DVM).

Còn ông DVM là tướng lĩnh do Pháp đào tạo, có chiến công to lớn là đánh dẹp các giáo phái của miền nam, đóng vai trò chủ chốt trong đảo chính 1963 lật đổ TT. Diệm. Nhưng sau đó bị hạ bệ ra rìa ngồi chơi xơi nước, hoàn toàn không được chỉ huy tác chiến mà chỉ ngồi nhà làm phe đối lập, nên ông DVM được xác định không có nợ máu với Cách mạng, sau GP không phải đi cải tạo.

Câu chuyện ngày cuối chiến tranh Vanuxem sang gặp tướng Minh đề nghị câu giờ để tìm giải pháp, giải pháp ở đây có nhiều kiểu, có thể như kiểu có chút hy vọng nhỏ nhoi rằng giới chính trị gia ủng hộ VNCH ở Mỹ tác động được đến Quốc hội và Tổng thống đem B52 vào ném bom...nói chung là như gần chết đuối tìm kiếm khúc cây chuối. Câu chuyện nhờ TQ tác động có lẽ thêu dệt xa vời cho thêm kịch tính câu chuyện.

Những ngày cuối TT Trần Văn Hương và TT Dương Văn Minh có lẽ còn sợ phe Không quân của Nguyễn Cao Kỳ đảo chánh hơn là sợ 5 cánh quân GP, nhất là sau khi Dinh Độc Lập bị Nguyễn Thành Trung ném bom 8/4/1975. Ông DVM và các cộng sự chủ yếu ở Dinh Hoa Lan - nhà riêng của mình. Mà các cộng sự là ai: Toàn là tình báo miền bắc ăn sâu cắm rễ trong "lực lượng thứ ba". Các nhân vật này ngày cuối nắm luôn Tổng trưởng Cảnh sát quốc gia> Thả hết tù chính trị, nắm Bộ Tổng tham mưu> Đưa ra nhật lệnh VNCH ở đâu ở yên đó không được phá cầu phá đường...

Vai trò của "lực lượng thứ ba" này ở cuối chiến tranh trong việc đỡ đổ máu, giữ nguyên trạng thành phố Sài Gòn chưa được đánh giá tương xứng và chưa có hình thức ghi nhận công lao xứng đáng.
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,998
Động cơ
584,138 Mã lực
Lambrettalà tên của một động cơ nhỏ, do Ý sản xuất, dùng để khởi động động cơ máy bay (còn tên khác là động cơ lai). Các máy kéo, xe gạt đất Liên Xô.... do phải hoạt động ở khu vực lạnh ở nhiệt 40-60 độ C, mà ắc quy thì do lạnh không thể "đề" được, nên động cơ lại là phương án tốt nhất
Sau WW2, một đống động cơ Lambretta thừa, không biết làm gì, nên người Ý chế ra xe Lambretta rất tiện lợi cho những nước ở Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Philippines... Thành công bất ngờ này không những giúp cho nhà máy ở Ý tiêu thụ được đống động cơ tưởng chừng sắt vụn, mà còn tiếp tục sản xuất thêm nữa cho tới cả sau 1975
Ở Thái Lan và Philippines xe này gọi là Tuc-Túc (chế cháo từ Lambretta)
Xe Vespa ở Ý ra đời 1948 cũng trong hoàn cảnh tương tự Lambretta
vâng cám ơn cụ, vây là xe Lam có bắt nguồn từ xuất xứ Lambretta, giờ e mới biết. Ở Thái họ vẫn dùng túc túc mà xe Lam ở VN đã bị dừng từ lâu.
 

KENO

Xe buýt
Biển số
OF-760981
Ngày cấp bằng
25/2/21
Số km
637
Động cơ
435,340 Mã lực
Ông cụ nhà em cũng là người được góp 1 phần công sức để đi đến trận chiến thắng cuối cùng, mặc dù cụ xuất ngũ năm 1974 để về giải quyết việc gia đình

Ông cụ nhà em là lính mặt trận B5 Quảng Trị từ năm 1969, và những năm đó thì mặt trận B5 là mặt trận ác liệt nhất với 2 trận quyết chiến sinh tử là trận Đường 9 Nam Lào năm 1971 (Lam Sơn 719 theo cách gọi phía bên kia) và trận Thành Cổ năm 1972 mùa hè đỏ lửa

Cụ ông nhà em cũng là người chứng kiến giải phóng TX Quảng Trị, và là người làm hậu cần chỗ nghỉ cho Fidel khi lãnh tụ Cuba thăm Quảng Trị, ông vẫn ấn tượng với Fidel ở khả năng diễn thuyết hơn 2 tiếng trước công chúng mà không cần giấy tờ.

Cụ ông nhà em thuộc sư đoàn 304, chiến đấu dưới sự chỉ huy của tướng Hoàng Đan.

Bây giờ là 1 ông lão 84 tuổi, yên bình bên con cháu.

Có câu thơ nổi tiếng rằng "Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa". Có hàng triệu lớp thanh niên Việt Nam đã từng như vậy, khi tổ quốc cần họ bình tâm ra trận, và khi hết chiến trận họ lại bình tâm trở về làm người bình thường, cùng xây dựng và bồi đắp cho xứ sở.

Vào thớt cụ Ngao5 thấy, nhiều cụ còn quan điểm khác nhau, các góc nhìn khác nhau, thậm chí có cụ tiếc nuối 1 điều gì đó, điều này là phù hợp với bối cảnh là chúng ta đủ yên bình 50 năm vừa qua, bình tâm để xét đoán. Tuy nhiên như em vẫn nói trong nhiều thớt khác tương tự, dù nhìn dưới góc độ nào, thì trước hết phải đánh giá tầm vóc vĩ đại và sự thật lịch sử về các chiến thắng như ĐBP, hay GPMN năm 1975. Bởi vì có nó thì chúng ta mới có hòa bình để bình tâm phán xét về lịch sử cha ông trong quá khứ. Vào thớt này mới thấy, hòa bình là giá trị đắt giá, thậm chí vô giá. Tranh cãi là để nhìn nhận lịch sử 1 cách toàn diện, thấu đáo hơn, nhưng đừng để xét lại lịch sử, đừng tẩy trắng sự thật, đừng làm cho lớp lớp sau này trắng mắt trắng tâm, để quên đi giá trị của hòa bình.

Huy hiệu ông cụ nhà em có, còn mấy cái nữa mà em k chụp. Ông cụ nhà em năm nay 60 năm tuổi Đảng
z6510663346663_9107c8a66609726c6f4b261755de1496.jpg
z6510664137558_88efb6fbd842aaef78f2fb9a134353c2.jpg
Chú E cũng thuộc sư 304, phó chính uỷ trung đoàn 66, năm nay cũng vừa nhận 60 năm tuổi đảng rồi mất, kể mấy chuyện chiến trường cũng đau thương lắm, mình hy sinh quá lớn
 
Chỉnh sửa cuối:

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,351
Động cơ
354,665 Mã lực
Chú E cũng thuộc sư 304, phó chính uỷ trung đoàn 66, năm nay cũng vừa nhận 60 năm tuổi đảng rồi mất, kể mấy chuyện chiến trường cũng đau thương lắm, mình hy sinh quá lớn
Có phải E66 của cụ Thệ ko ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,832
Động cơ
144,095 Mã lực
Em nhớ trong cuốn này, cụ Frank có kể về tâm trạng của những người ra đi rất nặng nề, cho thêm phần li kỳ, cụ ấy tả khi nv di chuyển mấy chục cái vali lên máy bay, có nghe tiếng va chạm kim khí trong đó. Em cho là câu view, chắc chỉ có muỗng, nĩa với chân đèn … :))
Em có nghe vụ này, cũng có thể là vàng thật nhưng mà là vàng của cá nhân. 2 nhiệm kỳ TT chắc vợ chồng ông NVT cũng tích được khá.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,531
Động cơ
1,187,427 Mã lực
Ngày 28/4/1975 nhiều sự kiện dồn dập xảy ra
- Dương Văn Minh lên thay Trần Văn Hương
- Phi đội Quyết thắng ném bom Tân Sơn Nhẩt
- Tổng thống Ford yêu cầu rút hết người Mỹ rút khỏi Sài Gòn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top