[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
13,911
Động cơ
1,197,731 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
6,336
Động cơ
114,126 Mã lực
Chuẩn Cụ ạ

Nói j nói, đều là người Đại Việt cả

Tan rã, binh bại như núi lở năm 1975 lỗi 90% của đám Lãnh đạo và Tướng lĩnh cầm đầu, chứ còn các đơn vị thiện chiến của họ (VNCH) như Dù, TQLC, Biệt kách Dù ...toàn thứ dữ, lỳ đòn cả. Nếu (may mắn lịch sử không có Nếu), đám lãnh đạo bên VNCH không mục nát, xôi thịt, biết tổ chức chiến đấu, thì máu 2 bên còn đổ nhiều
Bác em bẩu vẫn giao thương với phía bên kia, mua thực phẩm đồ dùng của QLVNCH rất nhiều, dùng tiền hay vàng trao đổi, hẹn nhau địa điểm bên kia mang xe chở đồ đền bỏ cả xe cả hàng rồi về mới thấy kỷ luật của họ lởm khởm.
 

hiepchiken82

Xe điện
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
2,002
Động cơ
584,055 Mã lực
Hôm nọ em xem 1 kênh Youtube gì đó nói về phim Địa đạo. Thấy giọng kiểu kiểu Nam Trung Bộ. Video này 0 phải review phim mà giải thích mấy điểm về lịch sử, ý của kênh nói là giải thích bối cảnh lịch sử để mọi người xem phim dễ hơn.

Một trong luận điểm đó là: tại sao du kích trong phim nói giọng miền Nam.
Kênh giải thích là có nhiều người miền Nam chiến đấu trong hãng ngũ cách mạng, chống quyền Sài Gòn. Chủ kênh nói đại loại
- Cái huyền thoại Bắc Kỳ xâm lược Nam Kỳ chỉ là thêu dệt. Dân miền Nam mà éo muốn, thì Bắc Mỹ cũng éo xâm lược được, chứ nói gì đến Bắc Kỳ.
chính những người miền nam mới là đánh thật lực nhất, những cán bộ miền nam tập kết bắc rồi vào chiến trường miền nam nằm vùng, chứ lính Bắc vào nằm vùng không nhiều. Nên nhiều khi các cụ /// cứ bảo do bắc kỳ thế lọ thế chai là sai. Không có đồng lòng nhất trí của cả ng dân 3 miền thì sao thống nhất đc đất nước.
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,551
Động cơ
806,720 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_17 (3) Dương Văn Minh.jpg

Dương Văn Minh chụp ngày 17-4-1975. Ảnh: Jacques Pavlovsky
Mười một hôm sau ông trở thành Tổng thống VNCH cuối cùng, nhiệm kỳ kéo dài được... 30 giờ
Trong những ngày Sài Gòn hấp hối, không rõ phe nào cử Trần Văn Đôn, lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Quân lực Thượng viện VNCH sang Paris gặp phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời thương lượng (ngầm).
Phía Hà Nội không đồng ý đẻ xảy ra cuộc thương lượng này
Phía Hoa Kỳ cũng không đồng ý bất kỳ phe phái nào thương lượng. Ý của người Mỹ là mọi chuyện dàn xếp chính trị để người Mỹ lo, và họ biết là phải bàn với ai
Dương Văn Minh là con bài của người Mỹ, không phải con bài của người Pháp, dù ai cũng biết Dương Văn Minh được Pháp đào tạo
Cũng chẳng biết phe nào (có thể Lực lượng thứ ba) ảo tưởng rằng sau khi Thiệu từ chức, thì Hà Nội đồng ý phương án thành lập "Chính phủ Liên hợp" và họ có phần trong đó, như Hà Nội đã yêu cầu trước đó là "đánh đổ Thiệu"
Đó là lúc "trước đó" thôi, còn khi xích sắt xe tăng của bộ đội ta và máu của bộ đội ta đổ ở Xuân Lộc thì Lực lượng thứ ba đâu còn có cửa. Nhà xây xong rồi thì giàn giáo cũng nên gỡ luôn.
Vì ảo tưởng rằng sẽ có chính phủ liên hợp, họ đã ngầm đi đêm với Trung Quốc, để Trung Quốc can thiệp và ủng hộ họ. Nhưng người Trung Quốc đã trả lời Trung Quốc không thể thay đổi chính sách đột ngột với "người anh em Việt Nam" vào thời điểm đo
Có tin là Trung Quốc hứa viện trợ ủng hộ "Chính phủ liên hợp" (ảo), em cho là các cụ Lực lượng thứ ba "nổ" thôi. Quan hệ Trung -Việt có tệ hại sau chuyến thăm của Nixon 1972, nhưng chưa tệ đến mức Trung Hoa phải lật mặt với Việt Nam.
Từ sau 1975 khi Khmer Đỏ nắm quyền và nhất là đến 1978-1979 thì tình hình đã biến chuyển xấu đi thì Trung Quốc mới ngửa bài với Việt Nam
Ảnh cụ này trông giống người Cam cụ nhỉ?
 

Sứa.

Xe container
Biển số
OF-792935
Ngày cấp bằng
10/10/21
Số km
5,815
Động cơ
473,674 Mã lực
Tuổi
30
Chuẩn Cụ ạ

Nói j nói, đều là người Đại Việt cả

Tan rã, binh bại như núi lở năm 1975 lỗi 90% của đám Lãnh đạo và Tướng lĩnh cầm đầu, chứ còn các đơn vị thiện chiến của họ (VNCH) như Dù, TQLC, Biệt kách Dù ...toàn thứ dữ, lỳ đòn cả. Nếu (may mắn lịch sử không có Nếu), đám lãnh đạo bên VNCH không mục nát, xôi thịt, biết tổ chức chiến đấu, thì máu 2 bên còn đổ nhiều
Còn 1 lực lượng nữa của VNCH khá tinh nhuệ là cảnh sát dã chiến, thường đóng ở các tp lớn bảo vệ mục tiêu, cũng trang bị vk hạng nặng.
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,917
Động cơ
561,013 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Ông Minh là người thức thời.
Ông mà hạ lệnh từ thủ, rồi rút đi thì sau SG, máu còn đổ nhiều nữa ở các tỉnh còn lại.
Thì cũng chỉ gắng gượng được mấy ngày là cùng thôi cụ. Lúc đó bên mình tấn công vào Sài Gòn là theo 5 hướng, Sài Gòn đã bị bao vây cô lập hoàn toàn. Đường rút về vùng 4 là vùng chiến thuật duy nhất còn lại cũng đã bị cắt thì nếu DVM không tuyên bố đầu hàng cũng không chạy đâu được nữa.
 

Tuankhoi001

Xe buýt
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
539
Động cơ
25,863 Mã lực
Hay là cụ này nhỉ? Hàm của cụ Anh lúc họp mà thiếu ghế thì đó đứng nghe là hợp lý, với lại cụ cũng cao lớn.
8427831-59c205fec6eb1ce9a441ef7335ea135a.jpg
Ảnh này chụp sáng 30/4/1975 tại bộ chỉ huy chiến dịch HCM. Lúc đó tướng Lê Đức Anh không có mặt ở căn cứ.

Theo hồi ký của LĐA
Tôi là Phó tư lệnh chiến dịch nhưng được giao đảm trách chỉ huy cánh quân tiến công trên hưởng Tây-Tây Nam, cùng với tôi có anh Hai Tưởng làm Chính ủy. Đây là một trong năm hướng tiến công của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
...
Tôi đặt sở chỉ huy của mình ngay bên bờ sông Vàm Cỏ thuộc huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Suốt ngày đêm tôi vẫn trụ trong cái chòi nhỏ sát mép sông. Sáng đó vô ăn cơm, chỗ ăn là cái nhà họp của địa phương làm nửa chìm nửa nổi. Chính ủy Hai Tưởng đặt vị trí ở đây; vừa ăn xong tự nhiên anh Tưởng bảo tôi: "Anh hãy nán lại, nằm trên võng của tôi mà thở, nghỉ mươi phút rồi hẵng ra đó!". Tôi nghe anh. Vừa ngả lưng thì ở ngoài chòi của tôi một quả bom từ máy bay địch ném trúng, cái chòi bay mất, cậu Nguyễn Hồng Thái cảnh vệ bị thương, cậu lái xe của tôi hy sinh. Nếu sáng hôm đó như những hôm trước, ăn xong tôi ra liền thì nhất định "cái chuyện thường" đã xảy ra với tôi. Và hôm nay chẳng còn ngồi để mà viết ra những dòng chữ này! Chiến tranh nó có chừa ai, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên nhiều khi không thể mang "tính quy luật" ra mà giải thích.

Ngày 28 và 29 tháng tư Mỹ-ngụy hấp hối ào ạt hoảng loạn trong di tản. Ngày 30 ta đã giải phóng. Tôi nhớ, 30 tháng 4 và 1 tháng 5, tôi ở sở chỉ huy cánh Tây-Tây Nam, khi nghe các nơi báo cáo: Xong rồi! Lúc bấy giờ trong cơ thể cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái biết bao! Và, lúc bấy giờ mới thấy thấm mệt, có thể nói mệt rã rời sau bao ngày đêm cơ thể luôn căng ra như dây đàn, nên khi anh Phạm Hùng, anh Văn Tiến Dũng cho người xuống kêu tôi lên để họp bàn với Trưởng ban Quân quản thành phố, tôi đã nói chừ cho tôi ngủ chút đã, mệt quá! Và tôi nhớ, mình đã ngủ một giấc tới 9 giờ sáng. Trên đời này, những ai vừa trải qua những thử thách nghiệt ngã, những ngày tháng căng thẳng cao độ thì hẳn sẽ hiểu và hết lòng cảm thông cho giấc ngủ ngon lành và không gì cưỡng nổi của những người lính chúng tôi ngay khi vừa kết thúc cuộc chiến tranh".

Link: Đại tướng LĐA
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,578
Động cơ
476,420 Mã lực
Ông cụ nhà em cũng là người được góp 1 phần công sức để đi đến trận chiến thắng cuối cùng, mặc dù cụ xuất ngũ năm 1974 để về giải quyết việc gia đình

Ông cụ nhà em là lính mặt trận B5 Quảng Trị từ năm 1969, và những năm đó thì mặt trận B5 là mặt trận ác liệt nhất với 2 trận quyết chiến sinh tử là trận Đường 9 Nam Lào năm 1971 (Lam Sơn 719 theo cách gọi phía bên kia) và trận Thành Cổ năm 1972 mùa hè đỏ lửa

Cụ ông nhà em cũng là người chứng kiến giải phóng TX Quảng Trị, và là người làm hậu cần chỗ nghỉ cho Fidel khi lãnh tụ Cuba thăm Quảng Trị, ông vẫn ấn tượng với Fidel ở khả năng diễn thuyết hơn 2 tiếng trước công chúng mà không cần giấy tờ.

Cụ ông nhà em thuộc sư đoàn 304, chiến đấu dưới sự chỉ huy của tướng Hoàng Đan.

Bây giờ là 1 ông lão 84 tuổi, yên bình bên con cháu.

Có câu thơ nổi tiếng rằng "Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa". Có hàng triệu lớp thanh niên Việt Nam đã từng như vậy, khi tổ quốc cần họ bình tâm ra trận, và khi hết chiến trận họ lại bình tâm trở về làm người bình thường, cùng xây dựng và bồi đắp cho xứ sở.

Vào thớt cụ Ngao5 thấy, nhiều cụ còn quan điểm khác nhau, các góc nhìn khác nhau, thậm chí có cụ tiếc nuối 1 điều gì đó, điều này là phù hợp với bối cảnh là chúng ta đủ yên bình 50 năm vừa qua, bình tâm để xét đoán. Tuy nhiên như em vẫn nói trong nhiều thớt khác tương tự, dù nhìn dưới góc độ nào, thì trước hết phải đánh giá tầm vóc vĩ đại và sự thật lịch sử về các chiến thắng như ĐBP, hay GPMN năm 1975. Bởi vì có nó thì chúng ta mới có hòa bình để bình tâm phán xét về lịch sử cha ông trong quá khứ. Vào thớt này mới thấy, hòa bình là giá trị đắt giá, thậm chí vô giá. Tranh cãi là để nhìn nhận lịch sử 1 cách toàn diện, thấu đáo hơn, nhưng đừng để xét lại lịch sử, đừng tẩy trắng sự thật, đừng làm cho lớp lớp sau này trắng mắt trắng tâm, để quên đi giá trị của hòa bình.

Huy hiệu ông cụ nhà em có, còn mấy cái nữa mà em k chụp. Ông cụ nhà em năm nay 60 năm tuổi Đảng
z6510663346663_9107c8a66609726c6f4b261755de1496.jpg
z6510664137558_88efb6fbd842aaef78f2fb9a134353c2.jpg
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,520
Động cơ
1,507,155 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chuẩn Cụ ạ

Nói j nói, đều là người Đại Việt cả

Tan rã, binh bại như núi lở năm 1975 lỗi 90% của đám Lãnh đạo và Tướng lĩnh cầm đầu, chứ còn các đơn vị thiện chiến của họ (VNCH) như Dù, TQLC, Biệt kách Dù ...toàn thứ dữ, lỳ đòn cả. Nếu (may mắn lịch sử không có Nếu), đám lãnh đạo bên VNCH không mục nát, xôi thịt, biết tổ chức chiến đấu, thì máu 2 bên còn đổ nhiều
Đám tướng lĩnh Nguỵ, ngoài xôi thịt ra thì toàn trẻ măng, kinh nghiệm chiến trường không thể so sánh với các tướng lĩnh Qđnd VN. Các vị tướng đều trưởng thành từ chiến trường, vào sinh ra tử, kinh nghiệm đầy mình qua bề dày tác chiến trên 2 chục năm. 1 trong các vị tướng này, nhà cháu rất ngưỡng mộ cụ Lê Trọng Tấn.
 

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,336
Động cơ
1,256,556 Mã lực
Thì cũng chỉ gắng gượng được mấy ngày là cùng thôi cụ. Lúc đó bên mình tấn công vào Sài Gòn là theo 5 hướng, Sài Gòn đã bị bao vây cô lập hoàn toàn. Đường rút về vùng 4 là vùng chiến thuật duy nhất còn lại cũng đã bị cắt thì nếu DVM không tuyên bố đầu hàng cũng không chạy đâu được nữa.
Mấy ngày gắng gượng đó, là thêm bộ đội hi sinh đó cụ!
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,917
Động cơ
561,013 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Mấy ngày gắng gượng đó, là thêm bộ đội hi sinh đó cụ!
Đúng cụ ạ, ý em là không phủ nhận ông DVM thức thời và có góp công ngăn đổ máu trong những phút cuối, giữ cho SG nguyên vẹn nhưng cũng phải nói là lúc đó ông ấy không còn lựa chọn nào khác nữa ngoài việc tuyên bố đầu hàng
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
13,911
Động cơ
1,197,731 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Đám tướng lĩnh Nguỵ, ngoài xôi thịt ra thì toàn trẻ măng, kinh nghiệm chiến trường không thể so sánh với các tướng lĩnh Qđnd VN. Các vị tướng đều trưởng thành từ chiến trường, vào sinh ra tử, kinh nghiệm đầy mình qua bề dày tác chiến trên 2 chục năm. 1 trong các vị tướng này, nhà cháu rất ngưỡng mộ cụ Lê Trọng Tấn.
Các Tướng lĩnh QĐNDVN toàn cầm quân đánh thắng từ kháng chiến chống Pháp Cụ anh nhỉ
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,532
Động cơ
131,307 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Bác em bẩu vẫn giao thương với phía bên kia, mua thực phẩm đồ dùng của QLVNCH rất nhiều, dùng tiền hay vàng trao đổi, hẹn nhau địa điểm bên kia mang xe chở đồ đền bỏ cả xe cả hàng rồi về mới thấy kỷ luật của họ lởm khởm.
Thời đó cụ nào làm lâm tặc là phải chơi với cả 2 bên . Em nghe mấy cụ chuyên làm nghề mua gỗ thời đó kể .

Muốn vào rừng thì phải đóng tiền cho lính VNCH đóng đồn ở cửa rừng .
Vào rừng cũng phải làm luật cho bên Giải Phóng , bên Giải Phóng thường yêu cầu mua thuốc tây và các mặt hàng nhu yếu phẩm mang vào cho họ . Đổi lại các bố thoải mái khai thác
 

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,155
Động cơ
907,369 Mã lực
Ảnh này chụp sáng 30/4/1975 tại bộ chỉ huy chiến dịch HCM. Lúc đó tướng Lê Đức Anh không có mặt ở căn cứ.
Ảnh này không thể chụp vào sáng 30/4 được, vì lúc đó các tướng khác cũng phải chỉ huy các cánh quân mình tiến vào SG rồi. Nhìn trong ảnh là trời đang sáng, trước khi DVM đầu hàng lúc 11h thì ai cũng căng mắt theo dõi diến biến chứ không có thảnh thơi cười nói như trong ảnh được.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,189,934 Mã lực
Nguyễn Văn Thiệu từ chức
21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu lên Đài truyền hình tuyên bố từ chức
Sài Gòn 1975_4_21 (2_1) Thiệu từ chức.jpg
Sài Gòn 1975_4_21 (2_2).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,189,934 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_21 (2_3).jpg

21-4-1975 – Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống VNCH. Phía sau là Hoàng Đức Nhã, Cố vấn An ninh của Nguyễn Văn Thiệu
Sài Gòn 1975_4_21 (2_4).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuankhoi001

Xe buýt
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
539
Động cơ
25,863 Mã lực
Ảnh này không thể chụp vào sáng 30/4 được, vì lúc đó các tướng khác cũng phải chỉ huy các cánh quân mình tiến vào SG rồi. Nhìn trong ảnh là trời đang sáng, trước khi DVM đầu hàng lúc 11h thì ai cũng căng mắt theo dõi diến biến chứ không có thảnh thơi cười nói như trong ảnh được.
BCH chiến dịch có 2 tướng Lê Trọng Tấn và Lê Đức Anh ra trận cùng các quân đoàn. Còn lại vẫn ở SCH.

Hồi ký của tướng Văn Tiến Dũng có nhắc đến người chụp ảnh.
1744790588035.png


Theo lời của thư ký quân sự của tướng Văn Tiến Dũng trong chiến dịch:
1744790697204.png

Nguồn: Thiếu tướng Hoàng Dũng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,189,934 Mã lực
Nguyễn Văn Thiệu đã có một bài phát biểu kéo dài ba tiếng trên sóng truyền hình, được nhiều người đánh giá là bài diễn văn "hay nhất", nhưng đồng thời cũng "đả kích nhất" của ông trong suốt 8 năm làm tổng thống.
Trong bài diễn văn tuy "rời rạc, nhưng nồng nhiệt và chân thành" này, ông lần đầu tiên thừa nhận lệnh di tản khỏi Tây Nguyên và miền bắc Trung Bộ là nguyên nhân dẫn đến thảm bại. Tuy nhiên, sau đó ông tuyên bố quyết định trên – nếu xét về tình hình lúc bấy giờ – là bất đắc dĩ, đồng thời đùn đẩy trách nhiệm cho các tướng. Ông mô tả Hoa Kỳ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo" và lên tiếng chỉ trích hành động cắt giảm viện trợ của họ:
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,189,934 Mã lực
"…Tôi từng nói với người Mỹ: Mấy ông bảo chúng tôi làm những việc mà chính mấy ông không làm được với nửa triệu lính, binh hùng tướng mạnh, xài gần 300 tỷ Mỹ kim trong 6 năm trời. Nếu [các ông] không muốn nói là bị Cộng-sản đánh bại ở Việt Nam thì cũng phải nói một cách khiêm nhường là mấy ông không có thắng. Mấy ông chỉ tìm một cái lối thoát danh dự. Thì bây giờ với cái quân đội này, súng thiếu, đạn thiếu, thuốc thiếu, xăng thiếu, máy bay thiếu, không có B-52 lại bảo tôi làm cái chuyện đội đá vá trời thì có khác gì mấy ông cho tôi 3 Mỹ kim mà bảo tôi đi máy bay hạng nhất, ở phòng ngủ có giá 1 ngày 30 Mỹ kim, ăn 1 ngày 4, 5 miếng thịt bò, uống 1 ngày 7, 8 ly rượu. Không làm được, phi lý? […]
Và mấy ông còn 1 năm nữa, mấy ông ăn cái lễ 200 năm. Thì tôi có hỏi họ hẳn hoi là lời nói của Hoa Kỳ có còn đáng tin cậy hay không? Mà những gì mấy ông hứa có giá trị gì hay không? 300 triệu Mỹ kim có đáng gì với mấy ông? 300 triệu Mỹ kim mà so với cái chuyện mấy ông bảo tôi rằng hãy làm 1 chiến thắng, hãy ngăn chặn 1 sự xâm lăng [của Bắc Việt] mà mấy ông làm trong 6 năm trời không được! […] Mỹ đánh không lại Cộng-sản nên bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa đánh một mình thì làm sao ăn. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,189,934 Mã lực
Nguyễn Văn Thiệu cũng trách cứ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger vì đã ký Hiệp định Paris – một hiệp định mà Hà Nội đã vi phạm. Ông tuyên bố rằng người Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa, cho rằng "cái bản văn hiệp định đó là bản văn Hoa Kỳ bán miền Nam Việt Nam cho Cộng-sản".
Ông Thiệu cũng đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông cả trong và ngoài nước vì liên tiếp đưa tin tham nhũng và khủng hoảng của chính phủ Sài Gòn, làm suy sụp tinh thần của quân đội và dân chúng.
Ngay sau bài phát biểu, Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên nắm quyền tổng thống, nhưng cũng không thể cứu vãn được tình hình. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 21 năm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top