- Biển số
- OF-113550
- Ngày cấp bằng
- 20/9/11
- Số km
- 2,330
- Động cơ
- 425,155 Mã lực
Lịch sử như sống lại, hồi sinh trong từng dòng viết của cụ Ngao5 .
Cảm ơn bác và chúc bác thật nhiều sức khỏe ạ.![]()
Sáng sớm ngày 30/4/1975, em mua và đọc xã luận báo NHÂN DÂN tiêu đề "Tiến về Sài Gòn", vài giờ trước khi xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập
50 năm rồi, em vẫn nhớ như in cảm giác xúc động khi chiếc radio của anh My, một đồng nghiệp (nhà tập thể trong cơ quan) cất lên lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh lúc 10h30 sáng đó (tức 11h30 giờ Sài Gòn)
Thời đó VNDCCH (Hà Nội) theo múi giờ GMT+7, còn VNCH (Sài Gòn) theo múi giờ GMT+8 chênh nhau 1 giờ
Nhân dịp 50 năm ngày chiến thắng, em chia xẻ với các vị nhiều tấm hình về trận chiến cuối cùng "Chiến dịch Hồ Chí Minh", theo dạng "nhật ký"
Có thể vì lý do nhân đạo. Chắc chắn ông ấy biết thoả thuận 2 bên về việc để người Mỹ ra đi an toàn, ông ấy còn ở đấy có nghĩa là còn hạn chế bớt giao tranh diện rộng, tạo cơ hội lớn hơn cho những người muốn di tản ra tàu Mỹ chờ ngoài khơi Vũng Tàu. Chứ về nguyên tắc thì ông ấy đang sai lè lè ra.Tay đại sứ này k rõ là có quyền lợi to lớn đến mức nào với chính quyền cũ mà cứ níu kéo mãi nhỉ?
Sống giữa hai làn đạn khổ thế nào có thể thế hệ sau như em và các cụ chưa hình dung ra hết, bác em là trinh sát nằm vùng chuyên diệt ác ôn và sỹ quan cao cấp hay quan chức của đối phương có nói chuyện lại bẩu xưa ông đến nhà trưởng ấp hay xã trưởng vùng giáp ranh hay vùng xám thì bên kia họ phải nộp thuế cho cả hai bên, nuôi cả hai bên, ban ngày đi họp gì về tối phải báo cáo đúng sự thật cho bác em, ăn uống cơm nước đầy đủ, lớ ngớ là xong phim ngay, đêm ngủ thì ông gấp cái chăn kê gối mắc màn nhìn như hình người đang nằm ngủ nhưng ko dám ngủ trên giường mà toàn ra sau nhà hay vườn ngủ.Những người di tản hay chạy loạn thường là những người có người thân làm trong bộ máy chính quyền hoặc đi lính VNCH . Cũng có nhiều người chạy trốn khỏi vùng chiến sự , đạn bom nổ khắp nơi thì tâm lý đâu mà ngồi ở nhà ?
Chạy về phía quân Giải Phóng thì khó dễ ăn đạn từ cả 2 phía . Nếu ngồi nhà thì cũng chưa chắc đã an toàn , lúc hỗn quân hỗn quan , loạn lạc như vậy thì thiếu gì kẻ có vũ khí trong tay cướp bóc . Cho nên tốt nhất là cứ chạy về phía trước ra khỏi nơi đánh nhau càng nhanh càng tốt
Chính xác 50%Có thể vì lý do nhân đạo. Chắc chắn ông ấy biết thoả thuận 2 bên về việc để người Mỹ ra đi an toàn, ông ấy còn ở đấy có nghĩa là còn hạn chế bớt giao tranh diện rộng, tạo cơ hội lớn hơn cho những người muốn di tản ra tàu Mỹ chờ ngoài khơi Vũng Tàu. Chứ về nguyên tắc thì ông ấy đang sai lè lè ra.
Tư bản thì không có dịch vụ gì là freeSân bay ngày đó mà cũng thu tiền vệ sinh nhỉ?
Phương án DVM em nghĩ có sự thoả thuận của các bên để SG bớt đổ nát, giảm thiểu máu người Việt. Sau ngày 30/4/1975 ông DVM không phải đi cải tạo, được trở về sống cùng gia đình ở biệt thự đường Ng. Thị Minh Khai - SG. Có tin nói, DVM sau đó có làm cố vấn cho CQ mới một thời gian.![]()
Dương Văn Minh chụp ngày 17-4-1975. Ảnh: Jacques Pavlovsky
Mười một hôm sau ông trở thành Tổng thống VNCH cuối cùng, nhiệm kỳ kéo dài được... 30 giờ
Trong những ngày Sài Gòn hấp hối, không rõ phe nào cử Trần Văn Đôn, lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Quân lực Thượng viện VNCH sang Paris gặp phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời thương lượng (ngầm).
Phía Hà Nội không đồng ý đẻ xảy ra cuộc thương lượng này
Phía Hoa Kỳ cũng không đồng ý bất kỳ phe phái nào thương lượng. Ý của người Mỹ là mọi chuyện dàn xếp chính trị để người Mỹ lo, và họ biết là phải bàn với ai
Dương Văn Minh là con bài của người Mỹ, không phải con bài của người Pháp, dù ai cũng biết Dương Văn Minh được Pháp đào tạo
Cũng chẳng biết phe nào (có thể Lực lượng thứ ba) ảo tưởng rằng sau khi Thiệu từ chức, thì Hà Nội đồng ý phương án thành lập "Chính phủ Liên hợp" và họ có phần trong đó, như Hà Nội đã yêu cầu trước đó là "đánh đổ Thiệu"
Đó là lúc "trước đó" thôi, còn khi xích sắt xe tăng của bộ đội ta và máu của bộ đội ta đổ ở Xuân Lộc thì Lực lượng thứ ba đâu còn có cửa. Nhà xây xong rồi thì giàn giáo cũng nên gỡ luôn.
Vì ảo tưởng rằng sẽ có chính phủ liên hợp, họ đã ngầm đi đêm với Trung Quốc, để Trung Quốc can thiệp và ủng hộ họ. Nhưng người Trung Quốc đã trả lời Trung Quốc không thể thay đổi chính sách đột ngột với "người anh em Việt Nam" vào thời điểm đo
Có tin là Trung Quốc hứa viện trợ ủng hộ "Chính phủ liên hợp" (ảo), em cho là các cụ Lực lượng thứ ba "nổ" thôi. Quan hệ Trung -Việt có tệ hại sau chuyến thăm của Nixon 1972, nhưng chưa tệ đến mức Trung Hoa phải lật mặt với Việt Nam.
Từ sau 1975 khi Khmer Đỏ nắm quyền và nhất là đến 1978-1979 thì tình hình đã biến chuyển xấu đi thì Trung Quốc mới ngửa bài với Việt Nam
Tức là vẫn có tham vọng dựng chính phủ bù nhìn để đứng sau nhiếp chính!Chính xác 50%
50% còn lại là Martin hy vọng sau khi ép được Thiệu từ chức và tống cổ Thiệu ra khỏi Việt Nam thì Hà Nội sẽ chấp nhận việc thành lập "chính phủ liên hiệp 3 bên"
Năm 1974 được phong vượt cấp lên trung tướng rồi b àCụ Lê Đức Anh lúc đó hàm Đại tá thôi. Sau 1975, hai cụ Lê Đức Anh và Đồng Sĩ Nguyên được đặc cách phong vượt cấp từ Đại tá lên hàm Trung tướng
Ngày 2/9/1975, cụ Lê Đức Anh chỉ huy cuộc duyệt binh ở Quảng trường Ba Đình
Ông Minh là người thức thời.Phương án DVM em nghĩ có sự thoả thuận của các bên để SG bớt đổ nát, giảm thiểu máu người Việt. Sau ngày 30/4/1975 ông DVM không phải đi cải tạo, được trở về sống cùng gia đình ở biệt thự đường Ng. Thị Minh Khai - SG. Có tin nói, DVM sau đó có làm cố vấn cho CQ mới một thời gian.
Em nghĩ là thằng sao y nó kính gửiTổng thống ra chỉ thị mà phải " Sao kính gởi" cấp dưới nhỉ?Bỏ chữ kính đi mới đúng.
Giơ ne vơ b ạ. Khi ký HĐ Paris thì Cụ Hồ đã mất rồi.theo Hiệp định Paris
Em cũng nghĩ tùy vùng, tùy nơi.Em thì nghĩ là ko muốn đâu, vì 1 là họ nghe tuyên truyền từ phía VNCH cũng sợ. 2 là họ đang ổn định để làm ăn buôn bán kiếm tiền nên cũng chẳng muốn có sự xáo trộn. Trước em có dịp vào miền tây, nói chuyện với 1 cụ ông ở đó thì cụ vẫn chửi quân giải phóng ghê lắm. Bảo là đây cái vườn xoài của tao ngày xưa tụi nó pháo kích vào, may tao chui xuống hầm nên mới ko chết.
Từ lâu rồi em cũng cho là Mỹ tham chiến vì ý thức hệ. Đó là sự đen đủi của VN thời đó.Đúng là Mỹ không có lý do trực tiếp nào tham gia chiến tranh VN, mà chỉ có lý do gián tiếp. Lý do là những năm 1950 khối XHCN mở rộng từ TQ sang VN, và ở ĐNA thì TT Soeharto của Indo cũng có xu hướng ngả theo CNXH.
Mỹ lo lắng rằng nếu VN thống nhất bằng bỏ phiếu theo Hiệp định Paris, lúc đó chắc chắn Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ thắng cử, thì VN sẽ nối với Indo thành dải CNXH lan khắp ĐNA. Nên Mỹ nhảy vào đỡ cho Diệm phá Hiệp định Paris, và tình hình leo thang đến chiến tranh toàn diện.
Còn lý do trực tiếp thì hoàn toàn không có. Trước đó Việt nam và Mỹ không có ân oán gì trực tiếp, Mỹ cũng không có quyền lợi gì ở Việt nam.
Khiếp thật! Một quả bom nhiệt áp thời đó mà gây sât thương phạm vi 1.6 ha, thì nay bom nhiệt áp Nga trong SMO nó khủng khiếp thế nào.![]()
Ngày 21 tháng 4 năm 1975 được sự chuẩn y của tướng Homer D. Smith, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã sử dụng 2 quả bom loại này, một máy bay vận tải C-130 bay tới Xuân Lộc tại độ cao 6.000m, rồi thả bom. Bom nổ tạo một quầng lửa đốt cháy một vùng rộng 1,6 hecta làm nhiều chiến sĩ ta hy sinh và bị thương
Chuẩn cũng có lúc xem các video chiến tranh e cũng có suy nghĩ như cụ. Đất nước mình mới hòa bình được có vài chục năm, mình thấy may mắn khi được sinh ra trong thời kỳ này. Cũng nghĩ ko biết thế hệ con mình, cháu mình được được sống hết cuộc đời trong thái bình, yên ổn như này không nữa. Chiến tranh và xung đột chỉ có lợi cho một số nhóm người, còn đa phần binh lính, dân chúng là gánh hết khổ đau.
Giá như ông ấy thức thời, hay giá như ông ấy k giỏi, thì trận này bớt được bao xương máu, của cả 2 bên .
Có câu, "Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt". Rất tiếc tướng L.M.Đ không làm được điều đó làm xương máu hai bên và dân thường đổ nhiều quá.Ông Minh là người thức thời.
Ông mà hạ lệnh từ thủ, rồi rút đi thì sau SG, máu còn đổ nhiều nữa ở các tỉnh còn lại.
LS không có giá như, nếu.Có câu, "Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt". Rất tiếc tướng L.M.Đ không làm được điều đó làm xương máu hai bên và dân thường đổ nhiều quá.