[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (19).jpg

29-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam chiếm sân bay Đà Nẵng (máy bay A-37)
Sài Gòn 1975_3_29 (20).jpg

29-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam đánh chiếm Căn cứ không quân Đà Nẵng
Máy bay vận tải hạng nhẹ C-7B Caribou
DHC-4A (C-7 Caribou), ra đời 1961, sức chở 26 llnh/3.628 kg, 348 km/h. tầm bay 2.103 km, dài 22,12m, sài cánh 29,13 m, cao 9,65m, nặng 7,6 tấn, 2 máy x 1.450 hp, sán xuất 307 chiếc
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (21).jpg

29-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam đánh chiếm Căn cứ không quân Đà Nẵng
Máy bay vận tải hạng nhẹ C-7B Caribou
Sài Gòn 1975_3_29 (22).jpg

29-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam đánh chiếm Căn cứ không quân Đà Nẵng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (23).jpg

29-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam đánh chiếm Căn cứ không quân Đà Nẵng
Sài Gòn 1975_3_29 (24).jpg

29-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam đánh chiếm Căn cứ không quân Đà Nẵng
 

Ku_den

Xe tải
Biển số
OF-720479
Ngày cấp bằng
16/3/20
Số km
411
Động cơ
104,919 Mã lực
Tuổi
34
Sau 50 năm, người ta vẫn còn lăn tăn với câu hỏi?
Nếu ông Thiệu và quân đội VNCH tử thủ Tây Nguyên và không rút khỏi đó trong tháng 2-3/1975 thì liệu chính quyền VNCH có sụp đổ?
Theo em, sự mục nát bên trong của VNCH chính là lý do dẫn đến sự sụp đổ của họ năm 1975. Kết hợp với việc người Mỹ không hỗ trợ không quân, phi pháo như năm 1972 nữa.
50 năm nhìn lại, ngày thống nhất Bắc - Nam. Tiếng súng không còn, hòa bình cho dân tộc VN.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (25).jpg

29-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam đánh chiếm Căn cứ không quân Đà Nẵng
Sài Gòn 1975_3_29 (26).jpg

4-1975 – Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) sau khi được giải phóng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (27).jpg

29-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam chiếm Hải Vân Quan
Sài Gòn 1975_3_29 (28).jpg

29-3-1975 – bộ đội Bắc Việt Nam chiếm đài viễn thông Sơn Trà (Đà Nẵng)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (29).jpg

29-3-1975 – Tướng Chu Huy Mân (thứ hai trái sang) Tư lệnh Quân khu V, trong ngày giải phóng Đà Nẵng
Sài Gòn 1975_3_29 (30).jpg

29-3-1975 – một đơn vị du kích ở Đà Nẵng. Ảnh: Lâm Hồng Phong
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,199
Động cơ
385,946 Mã lực
Đọc bài viết của cụ mới thấy, ngày đó mặc dù ta vít cổ được 34 B52 nhưng các cụ nhà ta kể từ sau trận ĐBP trên không vẫn rén B52 phết nhỉ, đánh giá chiến lược toàn tính toán xem B52 có tham gia không
34 B52 là số liệu VN công bố. Cách tính của VN là số B52 bị bắn trúng, có thể rơi tại chỗ, có thể rơi sau đó hay có thể vẫn hạ cánh được, không quan trọng cho VN. Số liệu không quân Mỹ công bố là 15 bị phá hủy, một số B52 bị hư hại nhưng về căn cứ an toàn, trong số này một số có thể sửa chữa được, một số nặng bị loại biên. Kết hợp hai nguồn VN và Mỹ thì ước lượng đúng 15 chiếc bị hạ (không về được căn cứ), 18-19 chiếc bị hư hại (về được căn cứ).
Khi nào đủ 60 năm phía Mỹ giải mật tài liệu, chiến tranh lùi xa, thì sẽ có số liệu chính xác hơn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (31).jpg

Bộ đội Bắc VN đánh chiếm Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 (Trại Nguyễn Tri Phương) vào hồi 11 giờ 35 phút ngày 29-3-1975
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Trại Nguyễn Tri Phương tại Đà Nẵng là nơi đặt Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 và Quân Khu I trước ngày bị bộ đội ta đánh chiếm
Đà Nẵng (7_1) Camp Nguyễn Trị Phương.jpg
Đà Nẵng (7_2).jpg
Đà Nẵng (7_3).jpg
Đà Nẵng (7_6).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Một vạn binh sĩ VNCH bỏ chạy khi bộ đội Bắc Việt Nam áp sát thành phố
Sài Gòn 1975_3_29 (32).jpg

Binh sĩ Thuỷ quân lục chiến Nam VN đứng đầy dọc bãi biển và bơi ra các tàu thuyền, bỏ chạy khỏi Ðà Nẵng vào ngày 29-3-1975 trước khi thành phố này rơi vào tay quân đội Bắc Việt Nam. Bức hình này chụp khi một số TQLC đã chạy thoát được, sau khi vứt bỏ hàng chục vũ khí, xe cộ và thậm chí có một chiếc trực thăng. Ở tiền cảnh, những người trên trên tàu đổ bộ chuẩn bị ném dây xuống cho các binh sĩ đang bơi đến trên những phao bằng ruột (xăm) xe, chỉ một phần nhỏ trong số 100.000 lính đã được di tản trước khi Đà Nẵng thất thủ
Sài Gòn 1975_3_29 (33).jpg
Sài Gòn 1975_3_29 (34).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (35).jpg
Sài Gòn 1975_3_29 (36).jpg
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,380
Động cơ
354,873 Mã lực
Sau 50 năm, người ta vẫn còn lăn tăn với câu hỏi?
Nếu ông Thiệu và quân đội VNCH tử thủ Tây Nguyên và không rút khỏi đó trong tháng 2-3/1975 thì liệu chính quyền VNCH có sụp đổ?
Theo em, sự mục nát bên trong của VNCH chính là lý do dẫn đến sự sụp đổ của họ năm 1975. Kết hợp với việc người Mỹ không hỗ trợ không quân, phi pháo như năm 1972 nữa.
50 năm nhìn lại, ngày thống nhất Bắc - Nam. Tiếng súng không còn, hòa bình cho dân tộc VN.
Mỹ rút ống thở thì đánh bằng gì? Khác gì như Ze ở xứ U cà bây giờ?
Thấy ko đủ lực căng ra các mặt trận nên mới phải rút để thu gọn chiến sự, ít tốn kém hơn, nhưng thành sụp đổ dây chuyền. Mỹ cũng xỏ lá, mày đánh vậy sao tao giúp được, đánh cho đàng hoàng cái coi. Cố mãi mới được trận Xuân Lộc, gom đủ tiềm lực, không quân chi viện, phi pháo dồi dào, quân sung sức như nỗ lực cuối cùng lấy số kiếm ít viện trợ trong cơn hấp hối. Nhưng cũng lực cùng sức tận chẳng còn chiến phí để duy trì. Sụp là tất yếu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Mỹ rút ống thở thì đánh bằng gì? Khác gì như Ze ở xứ U cà bây giờ?
Quá đúng. Các cụ cựu VNCH thốt lên "Đồng Minh bị bỏ rơi" và mở mắt ra "Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ, nhưng làm bạn với Mỹ thì rất khó"
Thời điểm này, tháng 4/1975, viện trợ Mỹ cũng chỉ giúp cho VNCH chiến đấu thêm ba tháng nữa (theo Cao Văn Viên), hết thì phải xin tiếp. Nguyễn Văn Thiệu đề nghị Tổng thống Ford viện trợ khẩn 722 triệu USD để sống sót. Quốc hội Hoa Kỳ, cả hai Viện, tuyên bố rằng KHÔNG MỘT CENT nào cho chính quyền Sài Gòn nữa, trừ việc chuẩn y chi tiền để rút người Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam.
Tổng thống Ford muốn người Mỹ không dính líu đến Việt Nam nữa, nên không cho phép B-52 yểm trợ, riêng khoản viện trợ 722 triệu USD, thì Ford có đưa trình Quốc hội, nhưng cách viết lách thì "như để Quốc hội từ chối".
Ngoại trưởng Kissinger thốt lên trước mặt Tổng thống Ford: "Sao bọn chúng không chết lẹ đi, cứ sống dai dẳng mãi như thế này". Kissinger nói câu này hôm 3/4/1975 khi Đại tướng Wayan, Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ, vừa trở về từ Việt Nam trình bày những yêu cầu của Thiệu (B-52, 722 triêu USD) cho Ford nghe.
Đại tướng Wayan không biết rằng Kissinger qua trung gian Liên Xô, đề nghị Bắc Việt Nam không bắn vào máy bay Mỹ chở người ra khỏi Nam Việt Nam và được Hà Nội chấp nhận. Hà Nội hiểu rằng người Mỹ sẽ rút khỏi cuộc chiến Việt Nam.
Việt Nam thông báo với Hoa Kỳ rằng sẽ mở Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ 20/4/1975 đánh chiếm Sài Gòn, thì ngày 23/4/1975 , phát biểu tại một trường Đại học Mỹ, Tổng thống Ford nói "Kỷ nguyên Việt Nam chấm dứt", đó là cái đinh đóng vào nắp quan tài chế độ Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Thiệu lúc này đã từ chức). Những ngày sau đó và hôm 30/4/1975 chỉ là thủ tục chôn cất cái quan tài đó mà thôi. Đây là chi tiết trong Hồ sơ mật Dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng.
Nguyễn Tiến Hưng cho rằng Nguyễn Văn Thiệu khi không xin được 722 triệu thì vay nóng chính phủ Mỹ 300 triệu USD, nhưng cũng không được đành quay sang vay của Saudi Arabia 300 triệu USD nhưng không thành.
Nguyễn Văn Thiệu quá ảo tưởng. Năm 1968 khi 580,000 binh sĩ Mỹ ở Việt Nam tiêu tốn 2 tỷ USD/năm (thời giá lúc đó 33USD/ Ounce vàng, nay là 3,000 USD/Ounce), thì 300 triệu USD (nếu vay được) cũng chưa bằng 4 ngày chiến tranh Việt Nam, thế mà người Mỹ còn thua phải rút khỏi Việt Nam, thì 300 triệu USD kia Thiệu sống được mấy hơi
 
Chỉnh sửa cuối:

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,199
Động cơ
385,946 Mã lực
Sau 50 năm, người ta vẫn còn lăn tăn với câu hỏi?
Nếu ông Thiệu và quân đội VNCH tử thủ Tây Nguyên và không rút khỏi đó trong tháng 2-3/1975 thì liệu chính quyền VNCH có sụp đổ?
Theo em, sự mục nát bên trong của VNCH chính là lý do dẫn đến sự sụp đổ của họ năm 1975. Kết hợp với việc người Mỹ không hỗ trợ không quân, phi pháo như năm 1972 nữa.
50 năm nhìn lại, ngày thống nhất Bắc - Nam. Tiếng súng không còn, hòa bình cho dân tộc VN.
Theo logic suy đoán thì nếu ông Thiệu không mắc sai lầm quân sự lớn, bỏ Tây Nguyên, mà tiếp tục giao chiến tại đây, thì VNCH vẫn sẽ sụp đổ nhưng sẽ lâu hơn, chắc chắn không phải tháng 4, có thể cuối năm, hoặc có thể 1976 như các tính toán của ông Duẩn.
May là ông Thiệu mắc lỗi, mà đỡ tổn thất con người và tài sản, trong giao tranh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (38).jpg

Một người phụ nữ mệt mỏi và những đứa con của bà trên Quốc lộ 1 là ba trong số hàng ngàn người buộc phải ra đường và đi bộ một quãng đường dài để đến nơi an toàn, Việt Nam, ngày 29 tháng 3 năm 1975. Họ đến từ Tây Nguyên và đang cố gắng tìm đường đến Nha Trang

Sài Gòn 1975_3_29 (39).jpg

29-3-1975 - trên Quốc lộ 1, dân chúng bỏ chạy từ Nha Trang vào Sài gòn. Ảnh: David Hume Kennedy
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,763
Động cơ
1,190,125 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (40).jpg

29/3/1975 – trẻ em Việt Nam đứng cạnh một chiếc xe tăng khi thành phố Đà Nẵng bị Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm giữ. Ảnh: Roland-Pierre Paringaux
Sài Gòn 1975_3_29 (41).jpg

29/3/1975 – Các chiến sĩ Việt Nam tạo dáng trên xe tăng VNCH bị Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm giữ. Ảnh: Roland-Pierre Paringaux
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,580
Động cơ
476,494 Mã lực
34 B52 là số liệu VN công bố. Cách tính của VN là số B52 bị bắn trúng, có thể rơi tại chỗ, có thể rơi sau đó hay có thể vẫn hạ cánh được, không quan trọng cho VN. Số liệu không quân Mỹ công bố là 15 bị phá hủy, một số B52 bị hư hại nhưng về căn cứ an toàn, trong số này một số có thể sửa chữa được, một số nặng bị loại biên. Kết hợp hai nguồn VN và Mỹ thì ước lượng đúng 15 chiếc bị hạ (không về được căn cứ), 18-19 chiếc bị hư hại (về được căn cứ).
Khi nào đủ 60 năm phía Mỹ giải mật tài liệu, chiến tranh lùi xa, thì sẽ có số liệu chính xác hơn.
Vâng. Thực tế cho dù 15 chiếc bị hạ trên bầu trời Hà Nội thì có 1 điều chắc chắn là Việt Nam hiện nay là quốc gia duy nhất trên thế giới hạ được B52 cả bằng tên lửa và không quân. Và cũng là điều quan trọng nhất là VN đã làm Mỹ thất bại chiến lược trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần 2
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,522
Động cơ
1,507,248 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cảnh náo loạn từ quân đội đến người dân di tản của Nguỵ quyền, minh hoạ cho cụm từ " quân hồi vô phèng" là cực chính xác.
 

clicklacp

Xe tăng
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
1,007
Động cơ
209,565 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_30 (88_4)a1.jpg

Sáng sớm ngày 30/4/1975, em mua và đọc xã luận báo NHÂN DÂN tiêu đề "Tiến về Sài Gòn", vài giờ trước khi xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập
50 năm rồi, em vẫn nhớ như in cảm giác xúc động khi chiếc radio của anh My, một đồng nghiệp (nhà tập thể trong cơ quan) cất lên lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh lúc 10h30 sáng đó (tức 11h30 giờ Sài Gòn)
Thời đó VNDCCH (Hà Nội) theo múi giờ GMT+7, còn VNCH (Sài Gòn) theo múi giờ GMT+8 chênh nhau 1 giờ
Nhân dịp 50 năm ngày chiến thắng, em chia xẻ với các vị nhiều tấm hình về trận chiến cuối cùng "Chiến dịch Hồ Chí Minh", theo dạng "nhật ký"
Nhân có chủ đề này, em muốn hỏi ý kiến các cụ về một chi tiết lịch sử nghe rất huyền bí. Số là vô tình em thấy Hiến pháp của Việt Nam Cộng hòa, ban hành năm 1956, ở điều 96 có viết thế này:
Điều 95
Quốc hội dân cử ngày mồng bốn tháng Ba dương lịch năm một nghìn chín trăn năm mươi sáu sẽ là Quốc hội Lập pháp đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.Nhiệm kỳ Quốc hội Lập pháp bắt đầu từ ngày ban hành Hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Chín năm một nghìn chín trăm năm mươi chín.

Ngày 4.3.1975 bắt đầu Tổng tiến công Mùa xuân.

Điều 96
Đương kim Tổng thống được nhân dân ủy nhiệm thiết lập nền Dân chủ do cuộc trưng cầu dân ý ngày hai mươi ba tháng Mười dương lịch năm một nghìn chín trăm năm mươi lăm, sẽ là Tổng thống đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.Nhiệm kỳ Tổng thống bắt đầu từ ngày ban hành hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Tư năm một nghìn chín trăm sáu mươi mốt.
Các cụ vào link này chắc không sai, vì em cũng tra ở chỗ khác là như vậy.
https://vi.wikisource.org/wiki/Hiến_pháp_Việt_Nam_Cộng_hòa_1956
Có phải là những sự trùng hợp ngẫu nhiên đến khó hiểu của lịch sử?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top