Nhân đọc báo thấy có câu chuyện này :
baochinhphu.vn
E cũng xin hóng hớt vài suy nghĩ của mình:
Câu chuyện sát nhập, tái cơ cấu các bộ ban ngành, địa phương thì chắc chắn đang nóng hổi và chắc chắn đều đụng chạm, ảnh hưởng đến mọi người dân, thậm chí đến từng đứa con nít chưa biết gì phải không CCCM (vì ít nhất nguyên quán, nơi sinh, SGK,...vân vân mây mây chắc chắc chắn ít nhiều thay đổi). E thì đã không nằm trong nhà nước hay doanh nghiệp nhà nước, e xin được mạo muội đem chút ít kiến thức hiểu biết hạn hữu của mình ra đây để có góp ý với cơ cấu doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty nhà nước. E kiến thức hạn hẹp, tầm nhìn đáy giếng mong các CCCM bỏ quá và đi qua thấy có gì hữu ích thì bổ sung cho ạ.
1. Thực trạng
2. Nên làm
Chúng ta đang hướng đến mục tiêu phát triển 2 con số, nhưng nói thật không thực sự có những cú đấm thép ngoài nền kinh tế tư nhân thì e cho là sẽ rất khó khăn.Để góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng và cũng là đòn bẩy cho cả phát triển kinh tế tư nhân rất cần thiết tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước. Theo e:
, kiến thức nông cạn có gì CCCM bỏ quá

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 9/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.

Câu chuyện sát nhập, tái cơ cấu các bộ ban ngành, địa phương thì chắc chắn đang nóng hổi và chắc chắn đều đụng chạm, ảnh hưởng đến mọi người dân, thậm chí đến từng đứa con nít chưa biết gì phải không CCCM (vì ít nhất nguyên quán, nơi sinh, SGK,...vân vân mây mây chắc chắc chắn ít nhiều thay đổi). E thì đã không nằm trong nhà nước hay doanh nghiệp nhà nước, e xin được mạo muội đem chút ít kiến thức hiểu biết hạn hữu của mình ra đây để có góp ý với cơ cấu doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty nhà nước. E kiến thức hạn hẹp, tầm nhìn đáy giếng mong các CCCM bỏ quá và đi qua thấy có gì hữu ích thì bổ sung cho ạ.
1. Thực trạng
- Lãng phí tài nguyên, trong đó nguồn nhân lực là quan trọng lắm lắm. Như e thấy trong các Tập đoàn, Tcty nhà nước, công ty nhà nước đầy những phòng, những vị trí mà chúng ta hay nói đùa là 5 Đ (..éo đi đâu được) hoặc 3 C (con, ông chaú cha) hay dạng "Sáng cắp ô đi chiều cắp ô về). Nhiều vị trí công việc thực chất là "BÔI RA" cho nó phù hợp với định biên lao động, cho có chân cho mấy cái phòng trên. Những phòng này, vị trí này hoàn toàn có thể bỏ đi được, 1 vài đầu việc thực sự có thể kiêm nhiệm cho những vị trí khác. Thực chất, những người thuộc thành phần 5 Đ hay 3C hay cắp ô trên cũng không phải là bất tài, vô dụng, bản thân họ hàng ngaỳ ít nhiều vẫn luôn phải sống, vận động để khẳng định mình và tự khẳng định mình (Một trong những nhu cầu rất cơ bản của con người theo cái mô hình kim tự tháp gì đó ). Số ít lười lao động (theo e), trình độ thì e nghĩ toàn có chất xám cả, thậm chí đầy người học thức cao, nước ngoài nước trong đủ cả và đặc biệt không ít người thừa hưởng nguồn gen quý từ bậc tiền bôí
. Theo quan điểm của e,đây là chúng ta chưa sử dụng đúng người, chưa khai thác hết tiềm năng con người nên dẫn tới một sự lãng phí tài nguyên chứ không đổ lỗi cho cá nhân nào cả.
- Lãng phí thời gian và năng lượng cho công việc: Cái này thì chắc CCCM quá rõ, thực trạng ăn cắp thời gian ở các cơ quan, đơn vị nhà nước nó như một căn bệnh nan y bấy lâu nay, từ nhân viên cấp thấp nhất cho đến lãnh đạo cấp cao nhất. Ví dụ như có những lãnh đạo cấp cao (cấp Tập đoàn), chỉ thích tổ chức họp hành, tổng kết vào buổi chiều (thay vì buổi sáng đầy năng lượng) chỉ để xong chiều đó còn nhậu cho tới bến, có những đơn vị con "kinh hoàng" mỗi khi có vị lãnh đạo A về họp vì biết lão này chỉ thích rượu, hát triền miên. E thấy kể cũng lạ
- Lãng phí tiền của và tài sản: Cái món tiêu của công thì thôi e chỉ điểm mặt quan, nhưng caí món các doanh nghiệp nhà nước ngồi trên hàng đống, hàng núi tài sản công nhà nước mới là kinh khủng, nếu mà cơ cấu lại, rút gọn lại sau đó đem đấu giá các tài sản này thì cũng mang lại nguồn lực không nhỏ cho đất nước.
2. Nên làm
Chúng ta đang hướng đến mục tiêu phát triển 2 con số, nhưng nói thật không thực sự có những cú đấm thép ngoài nền kinh tế tư nhân thì e cho là sẽ rất khó khăn.Để góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng và cũng là đòn bẩy cho cả phát triển kinh tế tư nhân rất cần thiết tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước. Theo e:
- Tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia: Sát nhập Tập đoàn Than vào, các mảng năng lượng (điện, thủy điện, nhiệt điện), điện khí hóa, địa nhiệt và tới đây là điện hạt nhân của Tập đoàn điện lực cũng sát nhập hết vào đây. Các mảng dịch vụ lằng nhằng như vận tải, logicstic, xây lắp dầu khí, xây lắp điện bán hết cổ phần để tư nhân giờ đang làm tốt. Chỉ tập trung vaò cốt lõi là khai thác đầu, khí đốt, điện.
- Tập đoàn xăng dầu: Cái này là thiết yêú cuộc sống của người dân, nên giữ lại nhà nước chi phối, mảng chế biến xăng dầu của PVN nên cho hết sang dây, tập trung sản xuất và phân phối xăng dầu.
- Tập đoàn Khoáng sản - Hóa chất: Tách mảng khoáng sản từ ông TKV ra, tất cả món Nhôm, Đồng, chì kẽm, vàng bạc, Đất hiếm cho đến khai thác cát, đá vôi ... cho hết vào ông này; Sát nhập tập đoàn hóa chất cơ bản vaò đây. Mảng hóa chất cũng là nghành rất cơ bản của nền kinh kế và nó ít nhiều gắn liền với ngành khoáng sản, nên 2 ông này ở với nhau sẽ tạo nguồn lực tương hỗ nhau rất tốt.
- Tập đoàn hàng hải quốc gia: Đất nước ta có lợi thế bờ biển trải dài, có nhiều cảng biển tốt, vị trí ok, sông ngòi cũng không phải ít. Không có cớ gì mà lại không phát triển ngành đóng tàu lên một tầm cao mới, nên những ông như Vinaline, Vinashin, các doanh nghiệp đóng taù lớn cho nằm chung thành 1 nhà tạo lợi thế bánh đà.
- Tập đoàn công nghệ thông tin - viễn thông quốc gia: Món này thực ra tư nhân đang làm tốt, tuy nhiên vì có nhiều vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, an sinh xã hội nên vẫn cần cú đấm thép này. Đây là nơi sẽ tụ hội của dữ liệu quốc gia, nơi phòng chống tội phạm mạng, dịch vụ công quốc gia, hạ tầng mạng quốc gia (thiết yếu)...
- Tập đoàn y dược quốc gia: Túm lại những ông lớn về dược phẩm để tập trung sản xuất thuốc, vắc xin, thuốc đông y với lợi thế cây thuốc Nam của dân tộc ta đa dạng. Nâng tầm các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Từ Dũ, Ung Bướu, Sản thành bệnh viện quốc gia hoặc vùng, các bệnh viện tuyến dưới, phòng y tế theo hàng dọc thuộc các bệnh viện này, phổ cập các mảng tiêm chủng về các viện và phòng y tế cấp xã.
- Tập đoàn lương thực quốc gia: Chuyên sản xuất lúa gạo và các cây quả có giá trị cao, đảm bảo an ninh lương lực, giải tán và ghép các ông chi cục dự trữ quốc gia vào ông này. Các ông liên quan đến thủy nông thuỷ lợi cũng cho hết vào ông này.
- Tổng công ty truyền tải điện quốc gia: Ông naỳ quan trọng nên nhà nước phải giữ lại theo hướng tách ra khỏi EVN hiện nay, chỉ thực hiện nhiệm vụ truyền tải điện và phát triển mạng lưới đường dây quốc gia, món phân phối đến hộ tiêu thụ có thể giao cho tư nhân thực hiện.
- Giải tán hết Tổng công ty đường sắt, món này tư nhân hóa để nhà nước thu về nguồn lực tập trung triển khai đường sắt cao tốc, sau khi hoàn thành rồi cũng rút vốn, bán cho các nhà đầu tư chiến lược hoặc trong giai đoạn phát triển đường sắt cao tốc thì có thể thực hiện PPP từng phần.
- Tư nhân hóa hết Tổng công ty đường thuỷ sau khi sát nhập một số đơn vị thiết yếu vào Tập đoàn hàng hải quốc gia.
- Tư nhân hóa tập đoàn xi măng, tổng công ty thép vì những anh này tư nhân đang làm rất tốt rồi, mấy anh nhà nước thì trì trệ, ì ạch và lỗi thời.
- Tư nhân hóa mảng xây dựng, cầu đường tại các tổng công ty nhà nước, mảng naỳ nên để các tập đoàn tư nhân giờ đây đã đủ lớn mạnh làm, đặc biệt là mấy ông Tổng công ty xây dựng nhà nước thuốc các thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM nên giải tán, giải phóng nguồn lực đất đai đang nắm giữ rất lớn ở lực lượng này cho xã hội.
- Cơ cấu lại các công ty dịch vụ công ích ở mỗi tỉnh 1 đơn vị, từ cung cấp nước, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị đến quản lý vận hành các tòa nhà. Món vận hành quản lý tòa nhà ở các thành phố lớn naỳ rất quan trọng, vì mô hình quản trị hiện nay ở các khu chưng cư Hà Nội, TP HCM hay các thành phố khác đang rất không ổn, dễ sinh ra bức xúc mâu thuẫn xã hội.
- Cơ cấu lại ông Ngân hàng phát triển, các quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã gì đó...cho ghép hết vào ngân hàng TW. Mấy ông ngân hàng như nông nghiệp, công thương... nhà nước cũng nên cổ phần hoá hết, rút vốn cho các ông ấy tự bơi, nhà nước chỉ quản lý về mătj chính sách và điều tiết thông quan Ngân hàng nhà nước.
- Tổng công ty quản lý vốn nhà nước: Giải tán ông này vì các doanh nghiệp nhà nước có bộ chủ quản rồi, nên bán hết cổ phần hoặc giao lại cho các tập đoàn quốc gia nói trên quản lý phần vốn tương ứng.
- Liên minh các hợp tác xã: Món này ít nghe nói nhưng thực ra ông này mới là khủng nè, nắm giữ trong mình khối tài sản đất đai, tài sản khác thuộc hàng khủng và có đông đảo hàng triệu xã viên, nhưng em nghĩ thế thời thay đổi, đến lúc phải chuyển mình rồi nên giải tán em này là được.
