[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,155
Động cơ
907,369 Mã lực
Vấn đề là xây nhà trên cát, khi sản xuất trong nước không cạnh tranh được vẫn phụ thuộc vào khối fdi thì một tác động nhỏ là khốn đốn.
Mô hình nào chả có rủi ro, ăn chắc mặc bền thì chỉ có đóng cửa với thế giới. Đến như TQ, Nhật, Hàn, Đài mạnh thế chẳng đang vỡ mặt với Mỹ, chỉ vì mô hình phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
 

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
7,798
Động cơ
-129,202 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
cứ lo cho bên Mỹ làm gì, ở bển họ có TEMU rồi. Có khoảng gần 200 triệu người Mỹ mua TEMU hàng tháng.
TEMU, Shein cũng bị Trump chặn bởi đánh thuế 30% các gói hàng dưới 800$ rồi mà
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,126
Động cơ
20,688 Mã lực
TQ còn đang chết dở với BĐS, giờ bị quả thuế này thì chắc chắn là GDP sẽ giảm dần rồi
Nhà nhà người người Tq vừa mới được kích cầu 2-3 năm vừa rồi, mua ô tô ti vi tủ lạnh điện thoại vvv mới rồi. Tiêu dùng nội địa cũng bão hoà và dân cũng thắt lưng buộc bụng nên kích cầu nội địa cũng có giới hạn.
 

floppybird

Xe hơi
Biển số
OF-859221
Ngày cấp bằng
14/5/24
Số km
164
Động cơ
5,673 Mã lực
Tuổi
32
Lập luận đọc lên thì có vẻ có lý, nhưng trên thực tế thì giống hệt như lập luận tư bản bóc lột thôi. Tư bản thì đúng là bóc lột người lao động đấy, nhưng bị tư bản bóc lột vẫn đem lại kết quả khá hơn cho người lao động. Tương tự, đời sống dân Ba Lan dưới thời đại bị Đức bóc lột khá hơn cái thời họ còn "chưa" bị bóc lột, khá hơn mấy nước không có điều kiện bị bóc lột.

Giờ muốn không bị bóc lột, hay là đuổi cổ hết FDI nhỉ? Thế thì cái án 46% của Trump chính là thời cơ trời cho của chúng ta đấy.

Mà hay ở chỗ, cái lập luận bóc lột này trong lịch sử nghe nhiều rồi. Hơn 100 năm trước đã hô ở nước Nga Xô Viết, lôi cuốn vô số người theo. Ở Đức, 1 tay người Áo đã hô dân Do Thái bóc lột trèo lên đầu lên cổ dân Đức, cũng kéo được rất đông người ủng hộ. Thời nay thì chính Trump hô thế giới lạm dụng Mỹ, có khác gì bóc lột Mỹ không? Bóc lột thì hẳn là phải diệt rồi.
cụ với em là dân, dân có lợi bản thân là vui, không lợi là chửi nên mới gọi là vi mô
đã vi mô thì đừng học đòi nhận xét vĩ mô, vì nếu cụ giờ thiếu cơm ăn áo mặc, đi làm cu li thì cụ lại ủng hộ bóc lột thôi
hay đơn giản cụ có ghét sếp ăn tham phần mình và không làm gì không ?
 

nadushop

Xe điện
Biển số
OF-192166
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
4,612
Động cơ
387,586 Mã lực
Nơi ở
Nadu Shop Order Japan
e mới đọc trên tik tok tạm hoãn rồi hay sao ý còn xác nhận trên x hay truth thì chưa biết
Trên tik tok cụ xem mấy video giải trí thôi. Bọn đó fake news đầy tin làm gì cụ.
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,634
Động cơ
503,937 Mã lực
Sáng em đọc bài phân tích này về cuộc chiến 104% giữa anh Trump và Xi. Mời các cụ tham khảo

THƯƠNG CHIẾN THẾ TRẬN

Giữa lúc chính trường nước Mỹ đang trải qua cơn địa chấn biểu tình khắp các bang, khi giá thực phẩm leo thang, xăng dầu chập chờn, nợ công vượt trần lịch sử, thìTrump bất ngờ tung ra một quân cờ quen thuộc: dọa áp thêm 50% thuế lên hàng hoá Trung, nếu Tap tái áp thuế 34%. Thoạt nhìn, đây là một nước cờ cũ, nhưng trong cờ vây, càng quân cờ cũ càng có sát khí nếu đặt đúng chỗ, đúng thời.
Vấn đề là: thời thế này, ai chịu đòn lâu hơn? Mỹ, quốc gia tiêu dùng lớn nhất thế giới nhưng đang khủng hoảng đoàn kết, hay Trung Quốc, siêu cường sản xuất với 1.4 tỷ dân đang co cụm, phòng thủ và tự chủ?
Nước Mỹ với gần 330 triệu dân, nắm trong tay công nghệ, tài chính và chuỗi phân phối toàn cầu, là trung tâm tiêu thụ hàng hóa Trung. Cứ nhìn vào siêu thị Walmart, Target, Amazon hay Home Depot là thấy rõ: từ giày dép, quần áo, đồ chơi trẻ em đến linh kiện điện tử, hơn 40% mặt hàng là Made in China. Theo báo cáo của U.S. Census Bureau, tổng giá trị hàng nhập khẩu từ Trung vào Mỹ năm 2023 là hơn 427 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Nhưng phía sau những con số khổng lồ ấy là một xã hội tiêu dùng Mỹ đang lâm vào khủng hoảng tâm lý. Theo khảo sát của Gallup cuối năm 2024, hơn 64% người Mỹ lo ngại về giá cả tăng vọt do thuế nhập khẩu và gián đoạn chuỗi cung ứng. Gần 45% người dân cho biết họ đã cắt giảm chi tiêu so với 2 năm trước. Nếu chi phí hàng hóa từ Trung đội thêm 50% thuế, ai trả cái giá đó? Không phải Trung, mà là chính người dân Mỹ, những người đang sống bằng tín dụng, trả góp.
Ngược lại, Trung quốc gia từng xem xuất khẩu là trụ cột sống còn, đang từ từ đổi chiến lược. Bắc Kinh giờ đây không còn đặt kỳ vọng vào thị trường Mỹ như trước. Dưới sự lãnh đạo tập trung và kỷ luật sắt của Chủ tịch Tập, Trung đang tiến hành một cuộc chuyển đổi thầm lặng nhưng triệt để, từ xuất khẩu sang tự cung tự cấp và tiêu dùng nội địa.
Thống kê từ Tổng cục Thống kê Quốc gia TQ cho thấy, năm 2023, lần đầu tiên tiêu dùng nội địa vượt mốc 60% trong cơ cấu GDP, trong khi xuất khẩu giảm còn dưới 18%, thấp nhất trong hai thập kỷ. Đó là một sự tái cấu trúc lặng lẽ nhưng đáng gờm, như câu nói trong binh pháp Tôn Tử:
“Tĩnh như xử nữ, động như thố thoát” , tức khi chưa đánh, im lặng như gái khuê các, khi đã đánh, như thỏ phóng không ai đỡ kịp.
Việc Trump đe dọa nâng thuế thêm 50% nó là đòn ch. trị, nhắm đến cảm xúc cử tri trong cuộc bầu cử 2024–2025. Trump đang nắm bắt lại thứ ông từng sử dụng hiệu quả: nỗi sợ mất việc làm, sợ TQ, sợ hàng giá rẻ giết ch.et công xưởng Mỹ. Nhưng thời thế đã đổi.
Khác với năm 2016, giờ đây, người dân Mỹ đang đối mặt với giá cả leo thang và lạm phát âm ỉ. Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), lạm phát năm 2023 tuy đã giảm so với đỉnh 2022, nhưng vẫn duy trì ở mức 3.4%, trong khi thu nhập trung bình chỉ tăng chưa tới 2.1%. Một gia đình trung lưu Mỹ hiện chi tiêu cho thực phẩm cao hơn 17% so với trước đại dịch. Các bang công nghiệp như Michigan, Pennsylvania, Ohio những thành trì chtrị của Trump đang chịu thiệt hại nặng từ chuỗi cung ứng gián đoạn, trong khi các nhà sx nhỏ không có khả năng thay thế nguồn hàng Trung trong một sớm một chiều.
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc, phản đối giá nhà, phúc lợi y tế, thậm chí cả chính sách viện trợ Ukraine và Israel, đang lan khắp các thành phố lớn như New York, Chicago, Portland. Nếu áp thuế cao nữa khiến giá cả tăng thêm 10–15%, Trump có thể mất chính xác những tiểu bang ông cần thắng.
Trong khi Mỹ chao đảo vì áp lực bầu cử và dân sinh, Trung Quốc dù đang chịu sức ép từ tăng trưởng chậm, lại có lợi thế về sự kiểm soát chtrị và văn hóa chịu đựng. Người dân Trung quen với tiết kiệm, tiêu dùng nội địa lại được khuyến khích mạnh qua các chiến dịch như “Chất lượng Trung Hoa”, “Tiêu thụ dân tộc”, “Chống lãng phí”.
Thêm vào đó, Trung Quốc sở hữu khoảng 70% chuỗi cung ứng khoáng sản hiếm, nắm vị trí thống trị trong ngành pin lithium, tấm pin mặt trời, thiết bị viễn thông, và máy công nghiệp hạng nặng. Điều này khiến nhiều tập đoàn toàn cầu, từ Apple đến Tesla, Samsung đến Bosch, vẫn buộc phải phụ thuộc vào linh kiện từ Trung Quốc.
Hơn nữa, Bắc Kinh đã thiết lập kênh thanh toán phi USD với Nga, Iran, và nhiều quốc gia Nam bán cầu, thúc đẩy giao thương bằng Ndt, một đòn gián tiếp đánh vào sự thống trị tài chính của đồng USD. Nếu Mỹ tiếp tục đánh thuế, Trung sẽ không chỉ trả đũa bằng biện pháp tương đương mà còn có thể bán trái phiếu chính phủ Mỹ nơi họ đang nắm giữ hơn 760 tỷ USD
Trong sử Trung Hoa, Tào Tháo từng nói: “Muốn trị quốc, phải trị tâm dân. Muốn thắng giặc, phải đo lòng địch.” Câu ấy đáng để những ai đang mưu toan vẽ lại bản đồ thương mại thế giới thời nay ghi nhớ. Bởi một khi thuế đã biến thành binh khí, thì thương chiến không còn là chuyện bảng cân đối kế toán, nó là trận đồ lòng dân, bản lĩnh lãnh đạo và độ dẻo dai của một hệ thống quốc gia.
Mỹ có phép thuật in tiền, có dự trữ USD là tiền tệ quốc tế, có thị trường tài chính lớn nhất hành tinh, nhưng chính những điều đó lại là gót chân Achilles trong một cuộc chiến thuế kéo dài.
Nợ công Mỹ hiện đã vượt mốc 34.7 ngàn tỷ USD (theo U.S. Treasury, đầu năm 2025) một con số mà đến cả các đời tổng thống bảo thủ nhất cũng phải rùng mình. Mỗi 1% lãi suất tăng, ngân sách chính phủ Mỹ sẽ phải bù hơn 340 tỷ USD tiền lãi/năm. Trong khi đó, Fed không thể hạ lãi suất quá nhanh vì sợ làm bùng phát lạm phát trở lại.
Và quan trọng hơn, nền kinh tế Mỹ không còn đồng thuận. Những năm 1950s-1980s, khi Mỹ còn là quốc gia sản xuất, tầng lớp công nhân Mỹ hưởng lợi từ chính sách bảo hộ. Nhưng hiện nay, 70% sản phẩm nhập khẩu bị đánh thuế lại rơi vào nhóm hàng tiêu dùng giá rẻ, là miếng cơm của giới lao động nghèo, người da màu, dân nhập cư. Càng đánh thuế, họ càng đói. Mà chính tầng lớp ấy lại là cánh tay đòn của các cuộc biểu tình đang lan rộng.
Không phải ngẫu nhiên, khi Trump dọa áp 50% thuế, thị trường chứng khoán dao động, các hiệp hội doanh nghiệp như National Retail Federation lập tức phản ứng, cảnh báo: “Đây không phải là cách để giành chiến thắng với Trung. Đây là cách để thua với chính người tiêu dùng Mỹ.”
Nước Mỹ mạnh về công nghệ, nhưng yếu về kiên nhẫn tiêu dùng. Mạnh về quân sự, nhưng yếu về thắt lưng buộc bụng.
Trong “Binh pháp Tôn Tử”, có câu: “Dân no giặc bại, dân đói binh loạn.” Người Mỹ sống quen với thẻ tín dụng, xài quen với trả góp, sẽ chịu được bao lâu khi mọi món đồ thiết yếu từ tã trẻ em đến màn hình tivi đều đội giá gấp rưỡi?
Người ta hay nói Trung đang suy thoái.
Đúng ! tăng trưởng giảm, bds đóng băng, nợ của các chính quyền địa phương như quả bom hẹn giờ. Nhưng trong lịch sử phương Đông, không phải lúc nào suy thoái cũng đồng nghĩa với sụp đổ. Thậm chí, suy thoái đôi khi là khởi đầu của một sự thanh lọc để tồn tại lâu hơn.
Trong năm 2024, GDP Trung chỉ tăng 4.8%, thấp hơn chỉ tiêu 5.5%. Nhưng nội lực lại tăng: dự trữ ngoại hối vẫn giữ ở mức trên 3.1 ngàn tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư hơn 800 tỷ USD, và đặc biệt, hệ thống ngân hàng vẫn dưới sự kiểm soát tuyệt đối của nhà nước, khác hoàn toàn với mô hình Mỹ, nơi ngân hàng tư nhân có thể hạ bệ cả cp.
Khi Mỹ dùng thuế để gây áp lực, Trung không đáp trả bằng đòn tương xứng ngay lập tức. Họ chờ, như Tào Tháo chờ Quan Vũ chạy đến Hoa Dung đạo. Khi Trump dọa 50% thuế, Trung Nam Hải không la ó, họ siết chặt “nội tuần hoàn”, ra lệnh các dnnn đẩy mạnh “thay thế nhập khẩu”, và âm thầm mở rộng “hành lang xuất khẩu phía Tây” sang Nga, Trung Á và châu Phi.
Bắc Kinh hiểu Mỹ đang dọa bằng gươm, nhưng tay đã run vì lòng dân phân hóa. Còn họ, dù kinh tế chậm lại, nhưng ý chí dân tộc lại co cụm lại như một khối bê tông chờ phản đòn.
Trong “Thế Biến” của Trang Tử có đoạn: “Vật hữu sở dục, dân hữu sở tín. Dục tất tận, tín bất khả thất.”
(Vật có nơi cạn kiệt, nhưng lòng tin dân thì không được để mất.)
Khi lòng tin dân còn, dù kinh tế có giảm tốc, quốc gia vẫn chưa nguy.
Với ta và các nước đang phát triển, cuộc chiến thuế giữa Mỹ và Trung không phải là màn kịch xa xôi. Mà là trận động đất mà dư chấn lan thẳng đến dây chuyền sản xuất, giá cước vận tải, và tỷ giá ngoại hối.
Nếu Mỹ thực sự áp 50% thuế lên Trung, chắc chắn các nhà máy Trung sẽ tiếp tục tràn sang Việt Nam, Campuchia, Indonesia để "né đòn".
Nhưng mỗi nhà máy đến là mỗi áp lực về môi trường, tài nguyên, và lao động giá rẻ. Và nếu ta không khéo, sẽ bị biến thành cái găng tay sản xuất của Bắc Kinh nhưng lại lãnh gạch đá từ Washington.
Thế giới từng chứng kiến bài học cay đắng của Philippines dưới thời Duterte: ngả về Trung, bỏ mặc luật quốc tế, rốt cuộc bị cả Mỹ lẫn ASEAN nghi ngờ. Ta không thể lặp lại.
Trong thời loạn, quốc gia nào giữ được độc lập về ý chí, tự chủ trong sản xuất và đoàn kết nội dân, quốc gia ấy mới có thể sống sót qua các cơn địa chấn toàn cầu.
Apple, Tesla, Walmart, Amazon đều phụ thuộc vào sx giá rẻ từ châu Á. Hãy thử tượng tượng: một cái iPhone không có linh kiện từ Trung, không có màn hình từ Hàn Quốc, không có chip từ Đài Loan thì liệu còn là iPhone?
Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử từng nhắc: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.” (Điều mình không muốn, chớ đem áp đặt lên người.)
Nhưng Hoa Kỳ lại ép cả thế giới vào khuôn Mỹ, trong khi chính mình không sống nổi nếu các nước ấy dừng dây chuyền.
Tham vọng tái nội địa hóa sản xuất tại Mỹ bằng “Made in America” là giấc mơ đẹp, nhưng giá thành cao, nhân công đắt đỏ, và thiếu chuỗi phụ trợ khiến nó trở thành một đền đài tốn kém. Theo báo cáo McKinsey 2024, chi phí tái di dời 20% chuỗi cung ứng công nghệ cao khỏi Trung sang Mỹ hoặc Mexico sẽ làm giá thành tăng ít nhất 35-60% ai sẽ là người gánh chi phí đó? Người dân.
Thương chiến, nếu chỉ nhìn qua lăng kính thuế, thì chỉ thấy phần nổi của tảng băng. Bên dưới là một trận ch.tranh văn minh âm ỉ, nơi Mỹ muốn giữ vị trí “kẻ viết luật chơi”, còn Trung muốn trở thành “kẻ tạo bàn chơi mới”.
Từ việc cấm Huawei, TikTok, đến hạn chế xuất khẩu chip AI, Mỹ không chỉ sợ mất thị phần, mà sợ mất vai trò định hình tương lai nhân loại. Bởi ai kiểm soát AI, bán dẫn, viễn thông, kẻ đó có thể kiểm soát nền tảng của quyền lực thế kỷ 21.
Nhưng Trung không còn là học trò. Năm 2024, họ đã sản xuất được chip 5nm dùng trong thiết bị quân sự, dù chậm hơn Mỹ vài năm, nhưng họ có quỹ thời gian và dân số 1.4 tỷ để thử – sai – sửa – và vượt.
“Họa hổ họa bì nan họa cốt. Tri nhân tri diện bất tri tâm.”
Mỹ từng vẽ nên mô hình toàn cầu hóa để kiểm soát, nhưng lại không hiểu rằng Trung tiếp thu để lật ngược
TG đang chuyển dịch văn hóa. Mỹ truyền bá giá trị tự do cá nhân, còn Trung đẩy mạnh khái niệm “cộng đồng cùng phát triển”. Nếu ngày xưa, các nước nghèo học Mỹ để giàu, thì nay, nhiều quốc gia châu Phi, Mỹ Latin lại học Trung về cách kiểm soát dân số, giám sát xã hội, và phát triển hạ tầng.
Cuộc chiến văn hóa không nổ bằng bom, mà thấm từng dòng TikTok, từng vở phim, từng giáo trình kinh tế. Và Mỹ không còn độc quyền giấc mơ như thập niên 1990s.
Ấn Độ là kẻ được lợi trước mắt từ cuộc di dời chuỗi cung ứng khỏi Trung. Foxconn đã chuyển một phần lắp ráp iPhone sang Chennai. Nhưng Ấn Độ không muốn thành vệ tinh của Mỹ. Họ vừa ký hợp đồng dầu lớn với Nga, vừa tổ chức tập trận với Mỹ, vừa âm thầm đàm phán với Trung. Chính sách “đa trục không lệ thuộc” của New Delhi khiến họ có thể vừa ngồi vào bàn ăn, vừa giữ chén cơm riêng.
Liên minh châu Âu muốn tỏ ra cứng rắn với Trung về nhân quyền, nhưng lại không dám từ bỏ thị trường hơn 400 tỷ USD/năm xuất khẩu sang Bắc Kinh. Đức, Pháp lưỡng lự giữa Mỹ và Trung thành ra không còn vai trò dẫn dắt toàn cầu.
ĐNA đặc biệt là Ta, Thái Lan, Malaysia đều được hưởng lợi từ “China+1 strategy” của các tập đoàn Mỹ. Nhưng nếu Mỹ dốc toàn lực trừng phạt Trung thì làn sóng hậu chấn sẽ làm nghẽn container, vỡ chuỗi cung ứng, và gây căng thẳng tỷ giá.
Trong binh pháp có câu: “Chiến thắng không nằm ở ch.ém đ.ầu bao nhiêu kẻ thù, mà nằm ở bao nhiêu kẻ không cần phải g.iết vẫn quy phục.”
"Thương trường dậy sóng cuộn trùng khơi,
Mỹ – Hán tranh hùng, khổ trăm nơi.
Thôi thì gác kiếm, dừng tay lại,
Dĩ hoà vi quý, rạng muôn đời."

Nguồn FB Nguyễn Quynh
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,938
Động cơ
377,907 Mã lực
Nhà nhà người người Tq vừa mới được kích cầu 2-3 năm vừa rồi, mua ô tô ti vi tủ lạnh điện thoại vvv mới rồi. Tiêu dùng nội địa cũng bão hoà và dân cũng thắt lưng buộc bụng nên kích cầu nội địa cũng có giới hạn.
TQ mà bị Mỹ kích động đánh ĐL nữa thì khéo lại vỡ giống LX ngày trước
 

Nowherelands

Xe tăng
Biển số
OF-837143
Ngày cấp bằng
16/7/23
Số km
1,452
Động cơ
64,107 Mã lực
Tuổi
26
Mô hình nào chả có rủi ro, ăn chắc mặc bền thì chỉ có đóng cửa với thế giới. Đến như TQ, Nhật, Hàn, Đài mạnh thế chẳng đang vỡ mặt với Mỹ, chỉ vì mô hình phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Ý em không phải phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, mình tự xuất khẩu được như bọn kia thì nói làm gì. Đây là phụ thuộc vào FDI, ăn không được bao nhiêu mới là xây nhà trên cát cụ ợ.
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,126
Động cơ
20,688 Mã lực
Thuế nhập khẩu 104% thì chắc hàng TQ không thể bán nổi ở Mỹ nữa rồi. Chỉ lo là lượng hàng khổng lồ này tràn sang các nước khác thì sản xuất đã khó lại càng khó cạnh tranh
Tăng cường kiện chống phá giá dumping. Đợt vừa rồi ngành thép làm rồi, tất cả các ngành khác đều phải làm để bảo vệ tt nội địa

Xác định rõ ràng là đang ở trong chiến tranh thế giới về kinh tế, thương mại. Không mềm yếu được. Giảm nhập khẩu cũng là bảo vệ an ninh tiền tệ chứ ko chỉ bảo vệ sx
 

TQA

Xe hơi
Biển số
OF-795614
Ngày cấp bằng
3/11/21
Số km
183
Động cơ
27,459 Mã lực
Tuổi
47
  • Mỹ đang trở lại manh mẽ?
  • Mỹ quyết tâm quay lại quá trình tái công nghiệp hoá: khai khoáng, hầm lò, luyện kim, đường sắt, nông nghiệp... với chính sách tự cung tự cấp, bế quan toả cảng... giúp nước Mỹ trở thành cường quốc ở cuối TK 19 - đầu TK20!
  • Điều khác biệt duy nhất là Mỹ hiện nay không còn chế độ nô lệ và người Mỹ sẽ không đủ lao động để lặp lại cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
Mỹ không bế quan, nhưng họ có thể sản xuất lại những lĩnh vực bạn nói thật (dù sản lượng làm ra có thể không đáp ứng đủ nhu cầu Mỹ và phải nhập khẩu), có điều sản xuất bằng công nghệ cao. Cũng không chỉ Mỹ, các nước sản xuất khác như TQ, Nhật, Đức, cũng đều đang sản xuất các mặt hàng từ thế kỷ 19, 20 nhưng bằng công nghệ cao. Hàm lượng chất xám của sản phẩm cao hay thấp không phải chỉ là nhìn vào mặt hàng, mà phải nhìn vào cách làm ra mặt hàng đó
 

floppybird

Xe hơi
Biển số
OF-859221
Ngày cấp bằng
14/5/24
Số km
164
Động cơ
5,673 Mã lực
Tuổi
32
Cụ toàn nói lý thuyết sáo rỗng. Thế Mỹ đã chân thành chưa mà đòi Bamboo chân thành? Mỹ nó kiếm lời từ khắp thế giới trong cả thế kỷ qua. Giờ thấy cách kiếm ăn này cũ rồi, không ăn thua nữa, chưa kể lại làm cho TQ nó vươn lên như 1 đối thủ đe dọa vị thế số 1 của Mỹ, nên nó xóa ván cũ đi, xáo lại bài chơi ván mới.

Nói chung là quan hệ cấp quốc gia với quốc gia, đừng dùng chữ chân thành ở đây. TG chắc chỉ có 1 vài QG là có sự chân thành thực sự: Bamboo - Xì gà Habana thôi. Chứ tất cả đều là lợi ích. Vậy nên cụ ngừng biên bài nói về việc ta chỉ được phép chọn 1 trong lúc này. Nếu là 1 công dân thực sự của bamboo, ai cũng thấy việc cần làm của ta bây giờ là đàm phán được đến đâu thì đàm phán, không thì chấp nhận đi tìm thêm đối tác thương mại mới, điều tiết lại nền kinh tế, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển nội lực (thế mạnh của mình đầy ra: kinh tế biển, nền tảng khoa học cơ bản tốt, nông nghiệp, y tế,. du lịch,...). Chứ giờ bong bóng FDI quá lớn, trong khi nền kinh tế gần như không có cốt lõi (trừ mấy trò phân lô bán nền, cạp đất,...). Chấp nhận 3-4 năm, thậm chí 7-10 năm bị nghèo đi cũng không sao, miễn là đất nước tự chủ tự cường được (7x-8x ăn cơm độn mãi có sao đâu). Còn hơn chọn nhầm phe rồi tan hoang đất nước như U cà.
cụ ý có khi trưa nay ra uống bia còn phải nịnh ""anh"" nào trong khi trọng bụng còn chửi nó bủ mợ thì đòi đâu mà chân với thành
cái văn tuyệt đối này là văn của mấy bác làm kỹ thuật/ grab xe ôm đọc mạng nhiều thấy mình thông minh/nghỉ hưu/ dẩm/ nhà có tí đất cho thuê tự do tài chính
chứ đi làm/hôn nhân/họ tộc/ hàng xóm còn cây tre bỏ mụ ra nói gì đến tầm quốc gia
 

nguyenquangpt

Xe tăng
Biển số
OF-80018
Ngày cấp bằng
13/12/10
Số km
1,475
Động cơ
311,636 Mã lực
Cụ toàn nói lý thuyết sáo rỗng. Thế Mỹ đã chân thành chưa mà đòi Bamboo chân thành? Mỹ nó kiếm lời từ khắp thế giới trong cả thế kỷ qua. Giờ thấy cách kiếm ăn này cũ rồi, không ăn thua nữa, chưa kể lại làm cho TQ nó vươn lên như 1 đối thủ đe dọa vị thế số 1 của Mỹ, nên nó xóa ván cũ đi, xáo lại bài chơi ván mới.

Nói chung là quan hệ cấp quốc gia với quốc gia, đừng dùng chữ chân thành ở đây. TG chắc chỉ có 1 vài QG là có sự chân thành thực sự: Bamboo - Xì gà Habana thôi. Chứ tất cả đều là lợi ích. Vậy nên cụ ngừng biên bài nói về việc ta chỉ được phép chọn 1 trong lúc này. Nếu là 1 công dân thực sự của bamboo, ai cũng thấy việc cần làm của ta bây giờ là đàm phán được đến đâu thì đàm phán, không thì chấp nhận đi tìm thêm đối tác thương mại mới, điều tiết lại nền kinh tế, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển nội lực (thế mạnh của mình đầy ra: kinh tế biển, nền tảng khoa học cơ bản tốt, nông nghiệp, y tế,. du lịch,...). Chứ giờ bong bóng FDI quá lớn, trong khi nền kinh tế gần như không có cốt lõi (trừ mấy trò phân lô bán nền, cạp đất,...). Chấp nhận 3-4 năm, thậm chí 7-10 năm bị nghèo đi cũng không sao, miễn là đất nước tự chủ tự cường được (7x-8x ăn cơm độn mãi có sao đâu). Còn hơn chọn nhầm phe rồi tan hoang đất nước như U cà.
Chuẩn cụ ơi, dân lương chục trẹo/tháng chịu được hết. Cơ mà ngại nhất đội ở biệt phủ, sổ đỏ trăm cuốn, tay đeo patek, bú vang hút cigar không chịu khổ được a :))
 

Việt_PT

Xe tải
Biển số
OF-575472
Ngày cấp bằng
22/6/18
Số km
203
Động cơ
147,879 Mã lực
Có cụ nào vừa múc ck như e k.
e vừa múc 1 loạt anh đầu ngành sàn và xoá app :))
 

vingraux

Xe điện
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
2,320
Động cơ
958,484 Mã lực
dịch: Thịnh vượng của Đức đến từ đâu
Tác giả: Tử Nhậm, Thạc sĩ khoa kinh tế đại học nhân dân Trung Quốc

Mùa đông 2019 tôi đã có một chuyến đi đến Iceland, sau khi xem cực quang thì quá cảnh ở Munich, Đức, tiện thể đi gặp một người bạn cũ.

Anh ấy đang học ở Đại học Kỹ thuật Munich, đã sống ở đó mấy năm rồi, có thể xem như là một nửa ‘người Đức’. Ban đầu tôi chỉ định nhờ anh ấy mời một bữa cơm, không ngờ sau chuyến đi này, tôi lại có cái nhìn mới về cách vận hành của cả châu Âu.

Vừa chập tối, đường phố đã yên ắng đến lạ, các cửa hàng đóng cửa sớm, nhà hàng cũng đúng giờ là đóng, thậm chí quán cà phê cũng lười hoạt động. Xe điện vẫn chạy đúng giờ, mọi người làm việc theo đúng trình tự, tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp, thậm chí có cảm giác hơi buồn tẻ.

Bạn tôi cười hỏi: ‘Cảm giác thế nào?’ Tôi nói: ‘Người Đức sống nhàn thật đấy, chẳng mấy khi tăng ca, cửa hàng đóng còn sớm hơn cả mấy tiệm tiện lợi ở quê mình, hiệu suất làm việc liệu có thấp quá không?’

Bạn tôi nói, hồi mới đến anh ấy cũng không quen. Ở trong nước, môi trường làm việc là ‘làm nhiều được nhiều’, ai cũng cố gắng tăng ca, cạnh tranh nhau. Nhưng ở Đức, không ai muốn làm thêm giờ, đến 5 giờ là tan làm, người ra về còn nhanh hơn cả sếp.

Dù cho đơn hàng của nhà máy có đầy ắp đi nữa, cũng chẳng ai chủ động tăng ca, mà sếp cũng không yêu cầu nhân viên tăng ca, Điều kỳ lạ hơn là, thu nhập của một kỹ sư bình thường cũng không chênh lệch bao nhiêu so với một kỹ thuật viên lành nghề có thâm niên – làm nhiều hay không làm nhiều, chênh lệch thu nhập cũng rất hạn chế.

Nhưng vấn đề là, kinh tế Đức vẫn rất mạnh, ngành sản xuất vẫn đứng hàng đầu thế giới. Người Đức trông có vẻ “Phật hệ” (tức là sống thảnh thơi, không bon chen), vậy tiền của họ rốt cuộc đến từ đâu?

Sau này anh ấy tìm hiểu, mới phát hiện ra sự phồn vinh của châu Âu không phải là do tự họ cố gắng làm ra, mà phần lớn dựa vào sự phân công chuỗi giá trị toàn cầu – hút máu từ các nước khác.

Ngành công nghiệp sản xuất của Đức nhìn thì rất mạnh, nhưng thực chất là dựa vào việc bóc lột các nước Đông Âu. Những quốc gia như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary... đảm nhận phần lớn các công đoạn sản xuất giá rẻ, lương công nhân chỉ bằng một phần hai hoặc 1 phần 3 ở Đức. Nhưng các linh kiện sản xuất ra lại được gửi về Đức lắp ráp, dán nhãn “Made in Germany”, sau đó bán ra toàn thế giới với giá trị cao.

Còn mô hình của Pháp thì lại khác, nước này dựa vào châu Phi. Rất nhiều quốc gia ở Tây Phi đến nay tiền tệ vẫn bị Ngân hàng Trung ương Pháp kiểm soát. Nguồn tài nguyên năng lượng, khoáng sản, nông sản liên tục được chuyển về Pháp, trong khi doanh nghiệp Pháp lại nắm độc quyền các ngành như ngân hàng, viễn thông, giao thông ở các quốc gia đó. Nhìn bề ngoài, Pháp không có nền công nghiệp mạnh như Đức, nhưng thực chất họ vẫn nuôi dưỡng một loạt “thuộc địa”, nắm giữ toàn bộ huyết mạch kinh tế trong tay.

Còn về Vương quốc Anh, cốt lõi của nền kinh tế nước này là tài chính. London là trung tâm lưu chuyển vốn toàn cầu, chỉ cần dòng vốn từ khắp nơi trên thế giới vận hành theo các quy tắc do Anh đặt ra, thì họ có thể thu lợi nhuận.

Thụy Sĩ thậm chí còn là thiên đường trốn thuế nổi tiếng toàn cầu, với các ngành ngân hàng, dược phẩm và hàng xa xỉ phát triển mạnh mẽ, duy trì sự giàu có dựa vào dòng chảy của vốn toàn cầu.

Toàn bộ châu Âu nhìn qua giống như một xã hội trật tự, nơi ai cũng được hưởng phúc lợi cao, nhưng thực chất, những ngày tháng tốt đẹp ấy được xây dựng dựa trên nền tảng của sự phân công sản xuất toàn cầu.

Họ không cần phải "cày cuốc", bởi vì cả thế giới đang "cày" thay họ.

Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đứng ở vị trí thấp nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp nhận sự chuyển dịch ngành sản xuất từ châu Âu và Mỹ, dựa vào lao động giá rẻ để duy trì ngành công nghiệp sản xuất, còn phần lợi nhuận có giá trị gia tăng cao thì để lại cho các nước phương Tây.

Công nhân Trung Quốc làm việc cật lực, tăng ca không ngừng, lợi nhuận nhà máy lại rất mỏng. Các doanh nghiệp lớn lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhà nước thì đầu tư mạnh cho nghiên cứu công nghệ, chấp nhận thua lỗ để nâng cao trình độ sản xuất.

Thế nhưng, sau chặng đường dài đó, hệ thống công nghiệp của Trung Quốc đã được hoàn thiện. Và một khi đã xây dựng được hệ thống công nghiệp toàn diện, nó trở thành một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất trên thế giới.

Khi các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu thách thức châu Âu và Mỹ trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, sản xuất công nghệ cao; khi vốn đầu tư Trung Quốc bắt đầu đổ vào Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ Latinh để xây dựng chuỗi cung ứng riêng; khi Trung Quốc triển khai hệ thống thanh toán quốc tế của riêng mình để tránh phụ thuộc vào đồng USD; và khi ngày càng nhiều quốc gia bắt đầu dùng đồng Nhân dân tệ để thanh toán thương mại — thì châu Âu và Mỹ bỗng nhận ra rằng, những quy tắc toàn cầu mà họ dựa vào để tồn tại đang bị tái định hình.

Đây không còn là cạnh tranh thị trường đơn thuần nữa, mà là một cuộc chuyển giao quyền lực cấp thế giới.
Trước kia, các quốc gia phương Tây có thể tùy ý điều phối tài nguyên toàn cầu, đặt ra luật chơi và buộc các nước khác hoạt động theo hệ thống của họ.

Hiện nay, Trung Quốc không chỉ không muốn tiếp tục làm "công nhân toàn cầu", mà còn muốn tự thiết lập luật chơi, tái cấu trúc lại trật tự kinh tế toàn cầu. Chuỗi cung ứng của phương Tây đang dần bị Trung Quốc lấn chiếm, thị phần thị trường cũng đang bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lấy. Những công cụ kiểm soát thế giới trước đây của họ — như tài chính, quân sự, văn hóa — đang từng bước mất hiệu lực.

Dĩ nhiên, phương Tây không thể khoanh tay đứng nhìn.

Những năm gần đây, họ đã áp dụng ngày càng nhiều biện pháp quyết liệt hơn để kiềm chế Trung Quốc: từ phong tỏa công nghệ, cắt đứt chuỗi cung ứng, trừng phạt tài chính, đến bôi nhọ trên truyền thông, thậm chí là tạo ra các căng thẳng địa chính trị. Mục tiêu là buộc Trung Quốc phải quay về làm “công xưởng thế giới” một cách ngoan ngoãn, đừng mơ đến việc “lên bàn ngồi ăn cùng”.

Nhưng họ đã đánh giá thấp ý chí của Trung Quốc.

Ngày xưa, Trung Quốc có thể đứng dậy từ hai bàn tay trắng và hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa chỉ trong vài chục năm. Giờ đây, với hệ thống công nghệ, thị trường, vốn, và chuỗi cung ứng đã hoàn thiện, Trung Quốc sẽ không dễ dàng bị khuất phục trước sự bao vây.
Phương Tây muốn dùng tư duy Chiến tranh Lạnh để phong tỏa Trung Quốc, nhưng thực tế là kinh tế toàn cầu giờ đây không thể tách rời Trung Quốc. Ai rời xa Trung Quốc, kẻ đó sẽ mất đi không gian tăng trưởng trong tương lai.

Cuộc đối đầu này là không thể tránh khỏi.

Phương Tây vẫn mơ rằng họ có thể duy trì thời kỳ hoàng kim bằng cách đè nén Trung Quốc, nhưng thực tế là họ đã rơi vào trì trệ, trong khi Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng tốc. Thế giới tương lai sẽ không còn là một hệ thống đơn cực do phương Tây chi phối, mà là một trật tự mới do Trung Quốc dẫn dắt.

Vì vậy, sự rạn nứt giữa Trung Quốc và phương Tây là điều tất yếu, và cuộc đối đầu này cũng là điều không thể tránh khỏi.

Nó không nhất thiết phải là một cuộc chiến bằng súng đạn, nhưng chắc chắn sẽ là một cuộc cạnh tranh toàn diện trên các mặt trận: kinh tế, công nghệ, văn hóa, tài chính, và chuỗi cung ứng...

Nhưng Trung Quốc đã sẵn sàng.

Cơn bão chắc chắn sẽ ập đến, nhưng lần này, Trung Quốc không còn là kẻ đứng bên lề tìm chỗ trú mưa — mà trực tiếp đương đầu với cơn bão
Lập luận này em thấy quen ghê, vì thời em lớp 6 đã phải học kinh tế chính trị mác Lê.

Đức thuê Ba Lan gia công còn mình ngồi mát ăn bát vàng cũng tương tự như chủ hàng phở thuê nhân viên bưng bê rủa bát. Theo ý người viết thì lợi nhuận bao nhiêu phải chia đều theo đầu người mới công bằng, còn nếu lãi bao nhiêu chủ hàng phở đút túi hết sau khi chỉ trả cho nhân viên bưng bê rửa bát một đồng lương tối thiểu, thì sẽ là bóc lột.
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
578
Động cơ
20,549 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chắc cụ không phải làm sản xuất? Tăng lãi suất là các tốt nhất để giết sản xuất đấy cụ ợ.

Sản xuất Việt nam bao năm qua không phát triển nổi. Một phần là tại giá nhà xưởng quá cao, phần khác tại lãi ngân hàng cũng quá cao luôn.
Cụ chuẩn về giá nhà xưởng quá cao, đến mức vô lý. Thuê trong kcn có xử lý nước thải 70k/1m vuông 1 tháng, thuê ngoài 40-50k 1 tháng
Nếu tự mua đất làm xưởng thì 10tr 1m vuông đất ở tỉnh lẻ không có mà mua, không còn lực đầu tư cho sản xuất nữa
Đó cũng là do Trung quốc tràn sang góp phần hiệu ứng đẩy giá Bđs công nghiệp lên. Kết hợp chụp giật bản địa, địa phương đẩy lên để thu ngân sách đấu giá. Sau đợt này giá Bđs công nghiệp có thể sẽ giảm.
Để em lấy ví dụ mấy thằng chúng em có dự án sản xuất. Toàn bộ máy móc thiết bị trọn gói cả dây chuyền được báo giá chưa tới 20 tỷ. Chúng em tính toán diện tích kho nguyên liệu + thành phẩm + xưởng sản xuất cần chừng 12-15.000m2, tuỳ KCN cho xây 60-70% thì sẽ phải mua tối thiểu 1 miếng 2ha.

Đến lúc khảo sát chi phí xưởng mới sốc. Đất không đã hơn 60 củ to. Xây khéo thì xấp xỉ 25-30. PCCC tầm 6-7. Tường rào với văn phòng nữa là vượt 100 tỷ có dư. Chúng em chào thua luôn, vì tiền xưởng gấp 5 lần tiền máy. Xây xong thì chắc chắn kiệt vốn, chả còn tiền làm gì nữa.

Đấy là chuyện của năm kia nhé. Giờ miếng đất chúng em nhắm hồi đó là hơn 80 củ to rồi, xây dựng với PCCC chưa biết bao nhiêu. Và sau này mới biết còn phải đổ thêm mấy chục phân đất nền, cỡ dăm tỷ nữa, nữa mới đủ cao độ khỏi ngập. Ngồi nói chuyện với mấy ông anh xây xong xưởng cách đây nhiều năm, các bố ấy kết luận: đcm tao làm sx 10 năm éo bằng 5 năm tiền đất tăng giá, thua cái xác nhà máy. Mà đất KCN còn éo lên bằng đất biệt thự.

Nên nếu BĐS công nghiệp cứ như hiện nay thì sẽ bóp chết sx nội địa.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,646
Động cơ
-111,637 Mã lực
Tuổi
36
Thằng Shein đang ngắm đông nam á thì bị chính phủ tuýt còi rồi. Giờ các cty TQ nhất là cty lớn muốn chuyển đi đâu phải đc chính quyền đồng ý k là ăn vả như Lý Gia Thành ngay
Thuế nhập khẩu 104% thì chắc hàng TQ không thể bán nổi ở Mỹ nữa rồi. Chỉ lo là lượng hàng khổng lồ này tràn sang các nước khác thì sản xuất đã khó lại càng khó cạnh tranh
China nó ngăn các cty di chuyển ra nước ngoài thì Mỹ vẫn phải cắn răng mua hàng thui.
Đơn cử Iphone trong năm 2024, khoảng 90% sản lượng iPhone toàn cầu được sản xuất tại Trung Quốc.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,613
Động cơ
477,842 Mã lực
Chắc cụ không phải làm sản xuất? Tăng lãi suất là các tốt nhất để giết sản xuất đấy cụ ợ.

Sản xuất Việt nam bao năm qua không phát triển nổi. Một phần là tại giá nhà xưởng quá cao, phần khác tại lãi ngân hàng cũng quá cao luôn.
nhưng quá thấp mà không có giám sát dòng tiền thì lại nhăm nhăm chảy vào bds chứ có chảy vào sx kd bao nhiêu

câu chuyện trên thị trường VN là các món đầu cơ như nhà đất lời quá khẳm nên không ai muốn sx hay đầu tư nghiên cứu phát triển ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top