Có vẻ như cụ đang nhầm giữa cái 2 cái RỐI, cái rối 1 là việc thực hiện đồng thời nhiều việc lớn, thời gian ngắn, hệ thống có xáo trộn, và cái rối 2 là cấu trúc bộ máy hiện tại.
Huyện được xác định là cấp trung gian là hoàn toàn chính xác, do huyện không trực tiếp ra được chủ trương, mà chỉ được phân quyền một số việc. Huyện cũng không trực tiếp thực hiện các chủ trương, vì huyện không nắm dân - là lực lượng thực hiện mọi chủ trương, đồng thời là người thụ hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các chủ trương.
Như vậy, rút phần chủ trương về tỉnh là huyện hết nhiệm vụ, phần thực hiện và thụ hưởng vẫn là xã. Chủ trương đi trực tiếp đến cấp thực hiện, không qua trung gian.
Dù là trung gian, nhưng bộ máy huyện lại lớn, CP/tỉnh có cái gì, huyện có cái đó (QS, CA, VKS, TA, GD, Yte, TNMT, NNPTNT, GT, XD, BHXH, ngân hàng, kho bạc, thuế...), các bộ phận này cũng hoạt động theo chỉ đạo chuyên môn của cấp tỉnh, nên rút về tỉnh quản lý luôn.
Tóm lại, về mặt cấu trúc thì điều chuyển toàn bộ công việc của cấp huyện về tỉnh và xã đều được. Còn việc điều chuyển đó lúc đầu có xáo trộn, khó khăn là chuyện khác.
Nếu bỏ xã, chia nhỏ huyện như cụ nói, nó chỉ dễ giải quyết chế độ cho nhân sự.