- Biển số
- OF-495217
- Ngày cấp bằng
- 6/3/17
- Số km
- 2,278
- Động cơ
- 257,467 Mã lực
Có vẻ như cụ đang nhầm giữa cái 2 cái RỐI, cái rối 1 là việc thực hiện đồng thời nhiều việc lớn, thời gian ngắn, hệ thống có xáo trộn, và cái rối 2 là cấu trúc bộ máy hiện tại.
Huyện được xác định là cấp trung gian là hoàn toàn chính xác, do huyện không trực tiếp ra được chủ trương, mà chỉ được phân quyền một số việc. Huyện cũng không trực tiếp thực hiện các chủ trương, vì huyện không nắm dân - là lực lượng thực hiện mọi chủ trương, đồng thời là người thụ hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các chủ trương.
Như vậy, rút phần chủ trương về tỉnh là huyện hết nhiệm vụ, phần thực hiện và thụ hưởng vẫn là xã. Chủ trương đi trực tiếp đến cấp thực hiện, không qua trung gian.
Dù là trung gian, nhưng bộ máy huyện lại lớn, CP/tỉnh có cái gì, huyện có cái đó (QS, CA, VKS, TA, GD, Yte, TNMT, NNPTNT, GT, XD, BHXH, ngân hàng, kho bạc, thuế...), các bộ phận này cũng hoạt động theo chỉ đạo chuyên môn của cấp tỉnh, nên rút về tỉnh quản lý luôn.
Tóm lại, về mặt cấu trúc thì điều chuyển toàn bộ công việc của cấp huyện về tỉnh và xã đều được. Còn việc điều chuyển đó lúc đầu có xáo trộn, khó khăn là chuyện khác.
Nếu bỏ xã, chia nhỏ huyện như cụ nói, nó chỉ dễ giải quyết chế độ cho nhân sự.
Huyện được xác định là cấp trung gian là hoàn toàn chính xác, do huyện không trực tiếp ra được chủ trương, mà chỉ được phân quyền một số việc. Huyện cũng không trực tiếp thực hiện các chủ trương, vì huyện không nắm dân - là lực lượng thực hiện mọi chủ trương, đồng thời là người thụ hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các chủ trương.
Như vậy, rút phần chủ trương về tỉnh là huyện hết nhiệm vụ, phần thực hiện và thụ hưởng vẫn là xã. Chủ trương đi trực tiếp đến cấp thực hiện, không qua trung gian.
Dù là trung gian, nhưng bộ máy huyện lại lớn, CP/tỉnh có cái gì, huyện có cái đó (QS, CA, VKS, TA, GD, Yte, TNMT, NNPTNT, GT, XD, BHXH, ngân hàng, kho bạc, thuế...), các bộ phận này cũng hoạt động theo chỉ đạo chuyên môn của cấp tỉnh, nên rút về tỉnh quản lý luôn.
Tóm lại, về mặt cấu trúc thì điều chuyển toàn bộ công việc của cấp huyện về tỉnh và xã đều được. Còn việc điều chuyển đó lúc đầu có xáo trộn, khó khăn là chuyện khác.
Nếu bỏ xã, chia nhỏ huyện như cụ nói, nó chỉ dễ giải quyết chế độ cho nhân sự.
Lần này cụ số 1 quyết nhanh quá "vừa chạy vừa xếp hàng" chưa kịp nghĩ đến lựa chọn giải thuật sao cho đơn giản đỡ rối nhất về đại cục.
Tổng thể bộ máy đang định và sẽ làm như thế này:
1) Bỏ huyện. Từ 750 huyện (năm 2024) giảm xuống 0 (năm 2025).
2) Sáp nhập tỉnh. Từ 63 tỉnh (năm 2024) giảm xuống 32-33 tỉnh (năm 2025).
3) Sáp nhập xã. Từ 10,500 xã (năm 2024) giảm xuống còn 2000-2500 xã (năm 2026).
Trung bình cứ 4 xã sáp nhập vào làm một.
Kết quả của quá trình này: còn lại 2 cấp quản lý, 32-33 tỉnh, và 2000-2500 "xã to", mỗi tỉnh có trung bình khoảng 60-80 "xã".
Trước đây, xã ít quyền lực nhất, nhân lực yếu kém nhất. Huyện có nhiều quyền lực được quy định trong luật, vd. chứng nhận QSD đất đai, quy hoạch đất, giao thông, giáo dục, y tế, TBXH, vv.
Có thể cách tốt hơn là đổi lại các bước thực hiện, cùng đạt mục tiêu 2 cấp quản lý, theo thứ tự như sau:
1) Sáp nhập tỉnh. Từ 63 tỉnh (năm 2024) giảm xuống 32-33 tỉnh (năm 2025).
2) Bỏ xã. Từ 10,500 xã giảm về 0. Chấm dứt hợp đồng với phần lớn lao động cấp xã. Một số tốt nhất tái tuyển dụng đưa lên bước 3).
3) Chia tách huyện (làm sau). Trung bình mỗi huyện to chia đôi. Các huyện vừa và nhỏ giữ nguyên. Từ 750 huyện tăng lên thành khoảng 1000-1500 đơn vị trên cả nước.
Bước thứ 3) này có thể chưa cần làm ngay và thận chí ko cần làm. Khi nào cần thiết thì mới phải làm vì CP điện tử, giải quyết thủ tục online tăng cường tối đa, thay thế nhu cầu đi lại. Thực chất chỉ 2 bước phải làm ngay.
Kết quả: tương tự như cách đang làm, còn lại 2 cấp quản lý, 32-33 tỉnh, và 1000-1500 "huyện bé" gọi là xã mới cũng được. Không còn xã. Mỗi tỉnh có khoảng 30-50 "huyện bé" (tương tự "xã to" phương án đang làm).
Ưu điểm của phương án sau có thể là sẽ đỡ rối hơn? Có thể như thế. Xáo trộn lớn nhất là ở cấp thấp nhất - chủ yếu cc không chuyên. Chấm dứt hợp đồng. Giảm được nhiều nhân sự hơn. Giảm được hơn 9000 đơn vị xã (hơn 100,000 người). Đỡ phải sửa nhiều luật. Quản lý đất đai, thuế, xây dựng-giao thông, y tế, giáo dục, TBXH, ub quân sự, vv tuyến huyện - ít bị tác động. Nhân sự quản lý chuyên môn này có thể tái cấu trúc lại, giữ nguyên không tăng số lượng khi chia tách huyện.
Chỉnh sửa cuối: