Người chồng (là công dân Mỹ), khi mở hồ sơ bảo lãnh người vợ ( và các con riêng dưới 18 tuổi của vợ) sang Mỹ, phải ký một bộ hồ sơ "bảo trợ tài chính " với chính phủ Mỹ, trong đó cam kết sẽ chịu trách nhiệm về mọi thứ phát sinh tài chính như chỗ ăn ở, bệnh tật, thuốc men....cho những người này cho đến khi họ trở thành công dân Mỹ.Em thấy ở Mỹ khi ly hôn thì chồng vẫn phải có nghĩa vụ chu cấp cho vợ cũ cho đến khi vợ cũ lấy chồng mới
Vậy những vụ kết hôn giả để nhập tịch, khả năng trong điều khoản tiền hôn nhân sẽ có mục Không phải chu cấp khi ly hôn cụ nhỉ? Chứ không ông "chồng" sẽ còn mất tiền dài dài à?
Và dù cho có ly hôn thì người chồng vẫn phải chịu trách nhiệm về mặt tài chính đối với người vợ mà anh ta bảo lãnh vào Mỹ cho đến khi cô ấy thành công dân Mỹ.
Đồng thời, nếu như sau khi ly hôn, cô vợ có thu nhập thấp thì người chồng vẫn phải "spouses support " nghĩa là phải chu cấp cho vợ cũ.
Bởi vậy người đàng hoàng, có công ăn việc làm ổn định ở Mỹ sẽ không làm kết hôn giả vì nó quá phức tạp, số tiền $80 nghìn không đáng để đánh đổi những rủi ro phát sinh sau này. Thường những người đàn ông Mỹ chịu làm kết hôn giả là thành phần không tốt trong xã hội, hoặc nghèo túng, hoặc cờ bạc, hút xách nên túng tiền phải làm việc trái pháp luật. Những người phụ nữ ở Việt Nam nếu như kết hôn giả với những người này thì sẽ gặp rắc rối. Họ vòi vĩnh thêm tiền, yêu sách về xác thịt, hoặc những trò khác. Em đã chứng kiến một số trường hợp như vậy, nên lời khuyên của em là không nên kết hôn giả.
Chỉnh sửa cuối: