- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,513
- Động cơ
- 1,140,202 Mã lực
Trần Kim Tuyến kể về vụ mưu sát Sihanouk
và Ngô Đình Diệm cũng đồng ý... cho phá rừng lấy tiền
Sau cuộc đảo chính bất thành ngày 11-11-1960, ông Diệm đã bất chấp mọi nguyên tắc, cất nhắc Dương Văn Hiếu lên làm chức “Phó Tổng giám đốc cảnh sát và công an quốc gia”. Mình không hiểu sự cất nhắc vượt bực này do ông Cẩn đề nghị, hay do chính ông Diệm quyết định. Nhưng dù sao cũng nhắm mục đích giải toả Dương Văn Hiếu khỏi tầm ảnh hưởng của mình và từ đó không còn bị lệ thuộc với mình nữa.
Sự cất nhắc sai lầm đó đã đưa đến hậu quả tai hại ngay trước mắt là: bản thân Dương Văn Hiếu trở thành vô dụng. Từ khi lên làm phó Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, Dương Văn Hiếu bị tràn ngập bởi các loại văn thư, giấy tờ lỉnh kỉnh trong văn phòng. Hắn bị mất hẳn cái khả năng độc đáo khi xưa. Cộng thêm vào đó, tánh kiêu căng, phách lối của kẻ hãnh tiến bất ngờ trong con người của Dương Văn Hiếu nổi dậy, tạo nên rất nhiều bất mãn trong giới nhân viên ngành cảnh sát. Trong khi đó, tuy Đoàn công tác đặc biệt miền Trung vẫn còn tiếp tục hoạt động dưới quyền chỉ huy của Thái Đen, nhưng hiệu lực cũng sa sút rõ ràng!
****
“Ngay từ đầu, chế độ Ngô Đình Diệm đã không tạo được cảm tình của ông hoàng Sihanouk. Vì các lẽ sau đây: ông Diệm đã truất phế ông Bảo Đại, và chế độ Ngô Đình Diệm lại là một chế độ Thiên Chúa Giáo. Bản thân ông hoàng Sihanouk không thể nào chấp nhận được hai điểm đó. Về mặt địa vị, Sihanouk và Bảo Đại cùng chung một nguồn gốc, dòng dõi hoàng gia, lên ngôi kế vị giống nhau. Nay ông Diệm thoán ngôi, tức là bầy tôi phản chúa. Hành động ấy của ông Diệm có thể tạo ảnh hưởng bất lợi cho uy tín và vai trò hiện hữu của Sihanouk. Về mặt tôn giáo, Sihanouk là một vị quốc vương sùng bái đạo Phật, đại đa số dân Campuchia theo đạo Phật. Đạo Phật là quốc giáo ở Campuchia.
Nhưng Sihanouk vốn là người có tính “ba phải”, hề hà, vẫn không bộc lộ thái độ hiềm khích gì đối với chính phủ VNCH, cũng như vẫn giữ mối liên hệ bình thường với cả chính phủ Hà Nội.
Nếu nhìn vào đường lối ngoại giao trung lập của Sihanouk, ta phải công nhận: Trong cuộc chiến ở Việt Nam, lúc đầu Sihanouk đã làm trò xiếc khá tài tình, đi giây khéo léo, tuy có phần hơi thiên vị về VNCH một chút. Những ai để ý mới thấy được điều đó.
Trong khi Sihanouk đã trao đổi bang giao chặt chẽ với Liên Xô và Trung Quốc, nhưng vẫn chưa chịu thiết lập ngoại giao với Bắc Việt Nam. Ông ta chỉ cho phép Hà Nội mở một văn phòng thông tấn xã, do Ngô Điền phụ trách. Ngược lại, Sihanouk đã cho phép chính phủ Ngô Đình Diệm mở một văn phòng Đại diện là một cơ quan ngoại giao cấp thấp tại Phnom Penh, do Ngô Trọng Hiếu, còn gọi là Paul Hiếu, một người Việt Nam lai Philippines cầm đầu.
Đáng lẽ chính phủ Ngô Đình Diệm nên thông cảm hoàn cảnh của Sihanouk mà hài lòng với quy chế đó, rồi lần hồi tìm cách mua chuộc cảm tình và kết giao thân mật hơn với Sihanouk, để nâng cao dần thế liên kết chính trị.
Nhưng ngược lại, chính phủ Diệm lại ngấm ngầm tỏ thái độ thù nghịch với Sihanouk, và còn chủ trương phải triệt hạ Sihanouk cho bằng được.
Có lẽ một phần lớn là nghe theo lời báo cáo bố láo của Ngô Trọng Hiếu, một tay ăn chơi đàng điếm, chuyên môn săn gái, nổi tiếng ở Sài Gòn.
Công tác ám hại Sihanouk được trao cho Ngô Trọng Hiếu. Hiếu bắt liên lạc với đại tá Đáp Chuôi, xuất thân thổ phỉ, thất học, chưa từng dự một khoá huấn luyện quân sự nào, chẳng khác gì các tướng tá Bình Xuyên, Hoà Hảo, như: Bảy Viễn, Năm Lửa, Ba Cụt, Hai Ngoán v.v…
Lúc bấy giờ, vì nhu cầu nhân sự cấp bách Sihanouk đã phải đồng hoá cấp bậc đại tá cho Đáp Chuôi và cử làm tỉnh trưởng Siemriep. Nhưng đại tá Đáp Chuôi ngày càng bị phe nhóm của thiếu tướng Lon Nol gièm xiểm, đến nỗi bị cô lập và thất sủng luôn.
Giữa lúc số phận như chỉ mành treo chuông, Đáp Chuôi được chính phủ VNCH móc nối, đưa kế hoạch tạo phản Sihanouk, một là ám sát hai là đảo chính. Nếu chương trình không thành, Đáp Chuôi có thể chạy sang Việt Nam, chính phủ Diệm hứa sẽ cho hắn được hoạt động trong vùng biên giới giáp ranh Campuchia và Việt Nam để thường xuyên đánh phá Sihanouk chơi!
và Ngô Đình Diệm cũng đồng ý... cho phá rừng lấy tiền
Sau cuộc đảo chính bất thành ngày 11-11-1960, ông Diệm đã bất chấp mọi nguyên tắc, cất nhắc Dương Văn Hiếu lên làm chức “Phó Tổng giám đốc cảnh sát và công an quốc gia”. Mình không hiểu sự cất nhắc vượt bực này do ông Cẩn đề nghị, hay do chính ông Diệm quyết định. Nhưng dù sao cũng nhắm mục đích giải toả Dương Văn Hiếu khỏi tầm ảnh hưởng của mình và từ đó không còn bị lệ thuộc với mình nữa.
Sự cất nhắc sai lầm đó đã đưa đến hậu quả tai hại ngay trước mắt là: bản thân Dương Văn Hiếu trở thành vô dụng. Từ khi lên làm phó Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, Dương Văn Hiếu bị tràn ngập bởi các loại văn thư, giấy tờ lỉnh kỉnh trong văn phòng. Hắn bị mất hẳn cái khả năng độc đáo khi xưa. Cộng thêm vào đó, tánh kiêu căng, phách lối của kẻ hãnh tiến bất ngờ trong con người của Dương Văn Hiếu nổi dậy, tạo nên rất nhiều bất mãn trong giới nhân viên ngành cảnh sát. Trong khi đó, tuy Đoàn công tác đặc biệt miền Trung vẫn còn tiếp tục hoạt động dưới quyền chỉ huy của Thái Đen, nhưng hiệu lực cũng sa sút rõ ràng!
****
“Ngay từ đầu, chế độ Ngô Đình Diệm đã không tạo được cảm tình của ông hoàng Sihanouk. Vì các lẽ sau đây: ông Diệm đã truất phế ông Bảo Đại, và chế độ Ngô Đình Diệm lại là một chế độ Thiên Chúa Giáo. Bản thân ông hoàng Sihanouk không thể nào chấp nhận được hai điểm đó. Về mặt địa vị, Sihanouk và Bảo Đại cùng chung một nguồn gốc, dòng dõi hoàng gia, lên ngôi kế vị giống nhau. Nay ông Diệm thoán ngôi, tức là bầy tôi phản chúa. Hành động ấy của ông Diệm có thể tạo ảnh hưởng bất lợi cho uy tín và vai trò hiện hữu của Sihanouk. Về mặt tôn giáo, Sihanouk là một vị quốc vương sùng bái đạo Phật, đại đa số dân Campuchia theo đạo Phật. Đạo Phật là quốc giáo ở Campuchia.
Nhưng Sihanouk vốn là người có tính “ba phải”, hề hà, vẫn không bộc lộ thái độ hiềm khích gì đối với chính phủ VNCH, cũng như vẫn giữ mối liên hệ bình thường với cả chính phủ Hà Nội.
Nếu nhìn vào đường lối ngoại giao trung lập của Sihanouk, ta phải công nhận: Trong cuộc chiến ở Việt Nam, lúc đầu Sihanouk đã làm trò xiếc khá tài tình, đi giây khéo léo, tuy có phần hơi thiên vị về VNCH một chút. Những ai để ý mới thấy được điều đó.
Trong khi Sihanouk đã trao đổi bang giao chặt chẽ với Liên Xô và Trung Quốc, nhưng vẫn chưa chịu thiết lập ngoại giao với Bắc Việt Nam. Ông ta chỉ cho phép Hà Nội mở một văn phòng thông tấn xã, do Ngô Điền phụ trách. Ngược lại, Sihanouk đã cho phép chính phủ Ngô Đình Diệm mở một văn phòng Đại diện là một cơ quan ngoại giao cấp thấp tại Phnom Penh, do Ngô Trọng Hiếu, còn gọi là Paul Hiếu, một người Việt Nam lai Philippines cầm đầu.
Đáng lẽ chính phủ Ngô Đình Diệm nên thông cảm hoàn cảnh của Sihanouk mà hài lòng với quy chế đó, rồi lần hồi tìm cách mua chuộc cảm tình và kết giao thân mật hơn với Sihanouk, để nâng cao dần thế liên kết chính trị.
Nhưng ngược lại, chính phủ Diệm lại ngấm ngầm tỏ thái độ thù nghịch với Sihanouk, và còn chủ trương phải triệt hạ Sihanouk cho bằng được.
Có lẽ một phần lớn là nghe theo lời báo cáo bố láo của Ngô Trọng Hiếu, một tay ăn chơi đàng điếm, chuyên môn săn gái, nổi tiếng ở Sài Gòn.
Công tác ám hại Sihanouk được trao cho Ngô Trọng Hiếu. Hiếu bắt liên lạc với đại tá Đáp Chuôi, xuất thân thổ phỉ, thất học, chưa từng dự một khoá huấn luyện quân sự nào, chẳng khác gì các tướng tá Bình Xuyên, Hoà Hảo, như: Bảy Viễn, Năm Lửa, Ba Cụt, Hai Ngoán v.v…
Lúc bấy giờ, vì nhu cầu nhân sự cấp bách Sihanouk đã phải đồng hoá cấp bậc đại tá cho Đáp Chuôi và cử làm tỉnh trưởng Siemriep. Nhưng đại tá Đáp Chuôi ngày càng bị phe nhóm của thiếu tướng Lon Nol gièm xiểm, đến nỗi bị cô lập và thất sủng luôn.
Giữa lúc số phận như chỉ mành treo chuông, Đáp Chuôi được chính phủ VNCH móc nối, đưa kế hoạch tạo phản Sihanouk, một là ám sát hai là đảo chính. Nếu chương trình không thành, Đáp Chuôi có thể chạy sang Việt Nam, chính phủ Diệm hứa sẽ cho hắn được hoạt động trong vùng biên giới giáp ranh Campuchia và Việt Nam để thường xuyên đánh phá Sihanouk chơi!