[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
QD mình với đại gia giờ toàn chơi trực thăng tây các cụ hỉ? Trực thăng Nga có vẻ đang mất dần thị trường, giống tình hình ở Ấn độ. Em thấy mấy cụ trong quân đội bảo so sánh đồ tây với đồ Nga như Mẹc với công nông. Chắc dân trong ngành nói là chuẩn rồi.

Em nghe nói trực thăng Nga loại dân dụng giờ muốn bán ra thế giới toàn gắn động cơ Turbo meca của Pháp với Pratt-wittney của Canada chứ động cơ Nga ko tốt bằng. Chắc thế nên các cụ bên BQP mới mua trực thăng tây về để bay biển chứ cưới mấy cái Mi171 sợ phết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Triển vọng của trực thăng Nga ở Việt Nam
Cập nhật lúc :4:55 PM, 14/12/2011
Đất Việt vừa có cuộc phỏng vấn với ông Igor Savichev, Trưởng văn phòng đại diện của Công ty cổ phần Máy bay Trực thăng Nga (Russian Helicopters) tại Việt Nam, sáng ngày 13/12.

(ĐVO) Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Phóng viên - Sự kiện Russian Helicopters mở văn phòng đại diện ở Việt Nam (>> chi tiết) đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của độc giả Báo Đất Việt. Nhân dịp này, ông có thể giới thiệu về công ty?

Ông Igor Savichev
- Russian Helicopters được thành lập từ năm 2006. Tuy có tuổi đời khá trẻ nhưng các nhà máy thuộc công ty đã có quá trình hoạt động lâu đời, có đơn vị đã hoạt động gần 60 năm. Mục đích của việc thành lập công ty là nhằm quy tụ các nhà máy sản xuất và bảo dưỡng trực thăng về một mối, để tiện cho công việc quản lý, điều hành và tăng hiệu quả kinh doanh.

Công ty chúng tôi gồm có 5 nhà máy chế tạo chính, 2 viện thiết kế (Mil và Kamov), 2 công ty sản xuất phụ tùng thay thế và một công ty chuyên về dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng tại tất cả các nước trên thế giới. Công ty sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời sản phẩm, từ ý tưởng thiết kế đến chế tạo, khai thác và không còn được sử dụng nữa. Hiện Russian Helicopters có 2 dòng sản phẩm chính là trực thăng quân dụng và dân dụng.

>> Nga phát triển trực thăng thế hệ 5
>> Nga sẽ bán 79 trực thăng Mi-171
>> Hệ thống bảo vệ trực thăng Prezident-S của Nga gây chấn động

- Xin ông cho biết thêm về các văn phòng đại diện của Russian Helicopters trên thế giới?

- Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà Russian Helicopters mở văn phòng đại diện. Trong cuộc họp để chọn quốc gia đặt văn phòng đại diện, có rất nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng tôi cương quyết chọn Việt Nam.

Chúng tôi nhận thấy, Việt Nam là đối tác truyền thống của nước Nga. Hơn nữa, ở đất nước của các bạn số lượng trực thăng Nga được sử dụng khá cao so với nhiều nơi trên thế giới.



Ông Igor Savichev trả lời phỏng vấn phóng viên báo Đất Việt.​

- Ông có thể giới thiệu các sản phẩm chủ lực mà Russian Helicopters muốn giới thiệu tại Việt Nam?

- Chúng tôi nhận thấy, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh vì vậy mà nhu cầu mua sắm trực thăng dân dụng sẽ tăng cao trong thời gian tới. Tôi muốn giới thiệu những mẫu trực thăng có triển vọng nhất tới thị trường Việt Nam. Đó là những trực thăng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn, huấn luyện, vận tải, chuyên cơ...

Theo tôi, ở những thành phố lớn của Việt Nam, đường đi lại nhỏ hẹp, việc tiếp cận những địa điểm xảy ra hỏa hoạn của các phương tiện cứu hỏa trên bộ quả là một thách thức lớn. Tuy nhiên, với trực thăng thì điều đó không thành vấn đề. Hiện Russian Hellicoptes có mẫu Ka-32A11VS, có khả năng chở được 5 tấn nước và di chuyển đến nơi xảy ra hỏa hoạn một cách nhanh chóng. Ngoài ra, đối với những tòa nhà cao tầng, trực thăng có thể phun thẳng nước theo chiều ngang vào đám cháy.

Khi số lượng trực thăng ở Việt Nam tăng cao, chắc hẳn sẽ có nhu cầu cao về huấn luyện bay. Do đó, công ty chúng tôi muốn giới thiệu các máy bay trực thăng huấn luyện, mức tiêu thụ nhiên liệu rất thấp.

Theo đánh giá của công ty, Việt Nam sẽ đến những dạng trực thăng nhỏ, gọn, phù hợp với mục đích huấn luyện bay như K-226T hoặc Mi-34S1. Điểm đặc biệt,
Mi-34S1 sử dụng động cơ của Pháp hoặc động cơ xăng.

Việt Nam đã quá quen thuộc với trực thăng đa dụng Mi-8/17 hay Mi-26, các biến thể hiện đại hóa của chúng sẽ được chúng tôi giới thiệu. Loại trực thăng này có thể dùng cho cả mục đích quân sự cũng như dân sự. Trung Quốc hiện cũng mua Mi-26T.

Có sự kiện rất đáng chú ý liên quan đến Mi-26, đó là vào năm 2011, trên chiến trường Afganistan, một chiếc trực thăng vận tải CH-47 Chinook của Mỹ bị bắn rơi. Khi đó, không một chiếc trực thăng vận tải nào của Mỹ có đủ khả năng di chuyển CH-47 Chinook về căn cứ quân sự. Vì vậy, họ phải nhờ đến Mi-26. Và tất nhiên, trực thăng vận tải lớn nhất thế giới đã hoàn thành sứ mệnh.

>> Điểm mặt các trực thăng Nga có thể có mặt ở Việt Nam

Trực thăng Mi-26 của Nga thực hiện nhiệm vụ giải cứu "gã khổng lồ" CH-47 Chinook ở Afghanistan.
- Theo ông, những ưu điểm nào giúp trực thăng Nga giành được uy tín trên thị trường thế giới?

-
Đầu tiên phải kể đến là độ tin cậy của sản phẩm. Thông thường trực thăng Nga hoạt động rất ổn định và bền bỉ. Máy bay trực thăng Nga có khả năng sống sót cao trên chiến trường, dù bị bắn hỏng 1 động cơ, vẫn có thể quay về căn cứ bình yên vô sự. Trong những cuộc chiến gần đây có sự tham dự của trực thăng Nga, rất nhiều phi công và binh lính bị thương đã được cứu sống nhờ khả năng này của trực thăng.

Nhiều trường hợp trực thăng bị tai nạn nhưng kết luận điều tra chỉ ra nguyên nhân là do quá trình sửa chữa, bảo dưỡng không đúng qui cách, sử dụng phụ tùng không phải của chính hãng. Từ khi thành lập, Russian Helicopters luôn chú trọng đến công tác quản lý chất lượng bảo trì, hạn chế tối đa việc thay thế bằng phụ tùng của các hãng khác.

Trực thăng Nga được thiết kế đơn giản nên dễ vận hành, sửa chữa, kể cả trong điều kiện dã chiến, đồng thời không đòi hỏi đội ngũ nhân viên kỹ thuật phải có trình độ thật cao.

Hiện nay, các loại trực thăng vận tải mà Mỹ trang bị cho Quân đội Afghanistan sử dụng trên chiến trường đều là của Nga (Mi-8/17). Bộ Quốc phòng Mỹ buộc phải đưa ra quyết định khó khăn này là vì chỉ có trực thăng Nga mới có khả năng thích ứng với điều kiện sân bãi, địa hình nhiều núi cao, khí hậu nóng, bụi, bão cát… tại đây. Giá cả cũng là một ưu thế của trực thăng Nga.

>> Vị trí trực thăng quân sự Nga trên thị trường
>> Lầu năm góc mua Mi-17 làm thượng viện Mỹ phật ý

Tổng biên tập báo Đất Việt Vũ Hữu Nghị trao quà kỷ niệm cho ông Igor Savichev. Ảnh: Kim Anh

- Ông có thể chia sẻ một chút bản thân mình, làm việc trong lĩnh vực này, chắc hẳn ông từng là phi công?

- Đúng vậy, tôi từng là phi công quân sự. Đây là mơ ước của tôi từ nhỏ, khi lớn lên tôi đăng kí vào học trong trường đào tạo phi công lái máy bay tiêm kích nhưng bị loại do thừa 2cm chiều cao. Sau đó, tôi vào học trong trường đào tạo lái máy bay ở Tambov học lái máy bay ném bom.

Khi còn trong quân ngũ, tôi làm phi công sau đó chuyển qua làm thanh tra không quân, thường kiểm tra máy bay trang bị cho các đơn vị trong Quân đội Nga. Do đặc thù công việc nên tôi đã lái 9 loại máy bay khác nhau. Trong đó, có MiG-29, Su-27, máy bay ném bom hạng trung Tu-22, máy bay ném bom chiến lược Tu-160... Sau khi phục vụ quân đội, tôi được nghỉ hưu. Thấy mình vẫn còn trẻ nên tôi quyết định làm việc tại Russian Helicopters.

- Cảm ơn ông vì đã dành thời gian tới thăm và trả lời phỏng vấn của báo Đất Việt. Xin chúc ông cùng công ty đạt được nhiều thành tựu ở đất nước chúng tôi!
 

tuyendv

Xe tải
Biển số
OF-125106
Ngày cấp bằng
22/12/11
Số km
215
Động cơ
380,910 Mã lực
Nơi ở
www.bachan.vn
Website
bachan.vn
THẾ NÀY CÓ PHẢI LÀ LỘ BÍ MẬT QUÂN SỰ KHÔNG NHỈ :D
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
các cụ tự sướng nhá
KINH DOANH
Thứ tư, 28/12/2011, 00:23 GMT+7

E-mail
Bản In
Ngắm máy bay mới của Chủ tịch Hòa Phát

Chiếc trực thăng loại 6 chỗ ngồi do Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long mua hồi tháng 6/2010 đã được đổi bằng máy bay mới loại 12 chỗ cùng chủng loại, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của vị doanh nhân này.
> Cận cảnh máy bay mới của ông chủ Hòa Phát
> Bầu Đức: 'Chơi máy bay riêng, phải biết cách'
> Tỷ phú Ấn Độ chi hàng tỷ USD mua 'biệt thự bay'


So với phi cơ riêng mang mã hiệu VN-D686 mà ông Long bỏ hơn 5 triệu đôla Mỹ để mua hồi tháng 6/2010, chiếc trực thăng loại 12 chỗ ngồi vừa được vị chủ tịch này đưa về Việt Nam hiện đại hơn rất nhiều. Ngoài sự tiện nghi về nội thất, số ghế ngồi nhiều hơn, chiếc trực thăng mang mã VN-D668 này có khả năng bay xa hơn giúp ông chủ thép thực hiện chặng Hà Nội - Đà Nẵng mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Theo đó, giá tiền cũng sẽ rất đắt, dù rằng ông Long không tiết lộ con số cụ thể. Bên cạnh đó, khi về đến Việt Nam, chiếc máy bay này sẽ phải chịu các loại thuế gồm VAT 10% và tiêu thụ đặc biệt 30%.
Máy bay mới của ông chủ Hòa Phát chở được 12 người. Ảnh: Hoàng Hà Chiếc trực thăng mang mã VN-D668 loại 12 chỗ mới tinh của ông Trần Đình Long đang đỗ tại Sân bay Gia Lâm, Nguyễn Sơn Hà Nội. Chiếc phi cơ cũ cũng chưa được bán mà vẫn đỗ tại đây và do Công ty Bay dịch vụ miền Bắc, thuộc Tổng công ty Trực thăng VN quản lý.
Giống như lần trước, ông Long sử dụng tiền cá nhân để mua máy bay nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, công việc của mình. Đồng thời, trong nhiều trường hợp, chiếc phi cơ riêng cũng phụ vụ ban lãnh đạo cũng như nhân viên công ty nhằm đáp ứng kịp thời công việc phát sinh.
Nguồn tin của Tập đoàn Hòa Phát cho biết máy bay đã tiết kiệm rất nhiều thời gian đi lại cho ban lãnh đạo công ty. Hiện tập đoàn có rất nhiều dự án khai thác khoáng sản, sản xuất thép... đặt tại nhiều tỉnh thành. Chẳng hạn, với dự án khai thác khoáng sản tại Hà Giang, chỉ cần khoảng một giờ bay, ban lãnh đạo tập đoàn đã có thể có mặt ở đây để xử lý kịp thời các công việc phát sinh.
"Chúng tôi coi máy bay là phương tiện đi lại. Tôi cho rằng nếu không có cuộc khủng hoảng vừa qua, sẽ có nhiều cá nhân ở Việt Nam cũng sở hữu máy bay riêng", một lãnh đạo Hòa Phát nói.
Hồi đầu tháng 4/2010, Chủ tịch Trần Đình Long lần đầu tiên công khai trước đại hội cổ đông Tập đoàn Hòa Phát về khoản chi phí ban đầu 17,42 tỷ đồng dành để sắm máy bay riêng. Hợp đồng được ký kết thông qua Tập đoàn Hòa Phát, song toàn bộ số tiền mua bán, thuê phi công, sân bay, bảo dưỡng, sửa chữa do cá nhân ông Long chi trả. 17,42 tỷ đồng là số tiền mà ông Long chuyển để thanh toán qua công ty. Giá mua ban đầu của chiếc trực thăng loại 6 chỗ này vào khoảng 3 triệu USD, cộng các loại thuế và chi phí phát sinh, chi phí mua lên gần 5 triệu đôla Mỹ (tương đương 96 tỷ đồng).
Sau hơn một năm sử dụng, ông Long là người đầu tiên đổi máy bay bằng một chiếc rộng hơn và hiện đại hơn.
Ngắm máy bay mới của ông Trần Đình Long
Hồng Anh
 

springsea

Xe container
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,522
Động cơ
537,965 Mã lực
Việt Nam nhận thêm 4 máy bay Su-30MK2
Cập nhật lúc :5:29 PM, 30/12/2011
Interfax dẫn một nguồn tin trong ngành công nghiệp - quốc phòng Nga cho biết, chuyên gia nước này vừa bàn giao cho phía Việt Nam thêm 4 chiến đấu cơ Su-30MK2.

(ĐVO) Theo nguồn tin, hôm 30/12, từ vùng Komsomolsk-on-Amur, hai chiếc máy bay vận tải An-124 của Nga đã vận chuyển bốn chiến đấu cơ Su-30MK2 sang Việt Nam.

Đây là bốn chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 12 máy bay loại này được Nga ký với Việt Nam. Bốn chiến đấu cơ Su-30MK2 tiếp theo sẽ tiếp tục được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2012.

Đầu năm 2009, Việt Nam đã ký kết một hợp đồng trị giá 400 triệu USD để mua 8 máy bay Su-30MK2 (không bao gồm vũ khí).

Trong tháng 2/2010, Việt Nam tiếp tục ký một hợp đồng mua thêm 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 kèm vũ khí và phụ tùng. Tổng giá trị ở hợp đồng thứ hai vào khoảng 1 tỷ USD.

Trong đầu năm 2011, Nga đã hoàn thành bàn giao đủ 8 máy bay Su-30MK2 trong hợp đồng đầu tiên, và bắt đầu thực hiện hợp đồng thứ hai, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2012.

Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.
Việt Nam tích cực mua máy bay chiến đấu và các trang thiết bị kỹ thuật hàng không của Nga từ những năm 1990.

Năm 1995, Việt Nam đã mua của Nga lô 6 máy bay Su-27 đầu tiên (5 Su-27SK và một Su-27UBK) với giá trị 150 triệu USD. Đầu năm 1997, Việt Nam tiếp tục mua lô 6 máy bay Su-27 thứ hai (5 Su-27SK, 1 Su-27UBK). Ngoài ra, Việt Nam còn ký hợp đồng với Nga để cải tiến hai máy bay MiG-21.

Trong giai đoạn từ năm 1996 - 1998, KnAAPO và công ty Sukhoi đã nâng cấp 32 máy bay Su-22M4 và Su-22UM3. Hiện nay, có khoảng 53 máy bay tiêm kích bom Su-22M4/UM3 hoạt động trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam.

Trong tháng 12/2003, Rosoboronexport ký hợp đồng trị giá 120 triệu USD để cung cấp cho Việt Nam 4 chiếc Su-30MK cùng với vũ khí, các thiết bị phụ tùng thay thế và cải tiến cần thiết theo yêu cầu của Việt Nam. Đến năm 2004 Việt Nam đã nhận đủ 4 máy bay này.

Việt Nam đang ngỏ ý muốn mua các máy bay huấn luyện/chiến đấu Yak-130 (ước tính khoảng 8 chiếc).
 

TMPL

Xe đạp
Biển số
OF-101326
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
20
Động cơ
397,800 Mã lực
Sau hợp đồng hoàn thành vào 2012 hi vọng nhà mềng ký tiếp hợp đồng mua thêm tầm vài ba chục chiếc nữa nhể :D
 

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
141
Động cơ
438,810 Mã lực
em thấy Su30 đến đấy đã đủ rồi, có mua thì cũng mua loại như Su35S với rada cự phách IRBIS-E còn không thì chờ luôn PAKFA .
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,976
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
em thấy Su30 đến đấy đã đủ rồi, có mua thì cũng mua loại như Su35S với rada cự phách IRBIS-E còn không thì chờ luôn PAKFA .
Chờ được PAKFA thì có khi nó thành đồ cổ rồi.
Mà bọn tàng hình này nó đâu đơn giản như bọn cũ, đòi hỏi hệ thống chỉ huy, điều hành cực kỳ mạnh và hiện đại, nếu không tự chúng nó va vào nhau mà die ấy chứ.
 

pategan

Xe hơi
Biển số
OF-32318
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
190
Động cơ
480,720 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
em thấy Su30 đến đấy đã đủ rồi, có mua thì cũng mua loại như Su35S với rada cự phách IRBIS-E còn không thì chờ luôn PAKFA .
mấy ông chém gió bàn phím nghe phát chán nhận thức chiến tranh bằng con ruồi :(
Khi nào su30 thay thế hết MIG mới là đủ. Một loại khí tài còn kèm theo linh phụ kiện thay thế, chế độ huấn luyện bảo dưỡng...
Cái này 1 cái cái kia vài cái thì đánh đấm với dog.
 

springsea

Xe container
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,522
Động cơ
537,965 Mã lực
Su-30 Việt Nam hiệp đồng với lục quân
Cập nhật lúc :11:19 AM, 31/12/2011
Mặt đất rung lên, khói bụi mịt mù kèm theo những tiếng nổ lớn sau khi biên đội máy bay Su-30 thuộc Sư đoàn không quân 370 ném 12 quả bom trúng ngay mục tiêu...

(ĐVO) Loạt bom của biên đội Su-30 mở màn cho cuộc diễn tập bắn đạn thật cấp tiểu đoàn được tiến hành sáng 30/12 tại Trường bắn quốc gia khu vực 3 thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai với sự tham dự của nhiều lãnh đạo Cục Quân huấn và Quân đoàn 4.

Trung đoàn 2 thuộc Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4), chỉ huy tiểu đoàn 4 và các lực lượng tăng cường thực hành cuộc diễn tập trên. Nhờ công tác tổ chức tốt, điều hành đúng trình tự cùng với sự cố gắng của các chiến sĩ, cuộc diễn tập đã đạt kết quả giỏi, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.

Thông qua cuộc diễn tập, Quân đoàn 4 đã nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và tổng kết một năm huấn luyện với nhiều thành công.

Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc diễn tập:

Mở màn cho cuộc diễn tập là sự xuất hiện máy bay chiến đấu Su-30.

Sau loạt bom của biên đội Su-30, thao trường rung lên với những tiếng nổ vang trời và nhiều cột khói lớn.​
Pháo phản lực BM-21 khai hỏa. (>> xem thêm)
Pháo phòng không 37mm và 57mm bắn trúng mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu. (>> xem thêm)
Xe tăng được lệnh tấn công trên hướng chủ yếu. (>> xem thêm)
Trong thời gian ngắn các xe tăng đã tiêu diệt 3 lô cốt đầu cầu và một mục tiêu xe thiết giáp.​
Lực lượng bộ binh nhanh chóng cơ động qua cửa mở.​
Thông tin liên lạc luôn được bảo đảm thông suốt với sự hỗ trợ của 2 chiếc xe thông tin vệ tinh Vsat – VCD2. Đây là phương tiện thông tin hiện đại vừa được trang bị cho Quân đoàn.
Các chiến sĩ một tiểu đội pháo phòng không chăm chú theo dõi mục tiêu sau loạt bắn.
Mục tiêu bị tiêu diệt nhanh gọn.​
Máy bay trực thăng vũ trang bắn rocket tiêu diệt địch ở điểm cao 102. (>> xem thêm)
Vượt qua mọi khó khăn, các chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ.​
Lực lượng phòng hóa tiến hành tẩy độc cho xe tăng.​
Nhiều đại diện lãnh đạo các đơn vị quân đội và địa phương đã đến chứng kiến cuộc diễn tập.​
 

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
141
Động cơ
438,810 Mã lực
mấy ông chém gió bàn phím nghe phát chán nhận thức chiến tranh bằng con ruồi :(
Khi nào su30 thay thế hết MIG mới là đủ. Một loại khí tài còn kèm theo linh phụ kiện thay thế, chế độ huấn luyện bảo dưỡng...
Cái này 1 cái cái kia vài cái thì đánh đấm với dog.
Còn ông thì chém bằng cái gì ? Chém bằng Su30 đã chuẩn bị trở nên lạc hậu à ?

Chiến tranh với TQ chớ có phải thằng 2 lúa nào đâu mà ở đó mà tự sướng với mấy con Su30 ( có lẽ đã bị nó bắt bài gần hết ) . Chuẩn bị cho chiến tranh với 1 thằng đầu gấu mà tư duy lẫn quẩn vẫn chỉ nghĩ tới chiện dậm chân tại chỗ ở trang thiết bị thì chiến cái gì ngoài khâu hô khẩu hiệu .....vô hiệu quả ....

Chán ...........
 

springsea

Xe container
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,522
Động cơ
537,965 Mã lực
Cảnh sát biển tiếp nhận thêm tàu tuần tra

Đây là chiếc tàu thứ 3 lực lượng Cảnh sát biển tiếp nhận đưa vào hoạt động tuần tra bảo đảm công tác tuần tra bảo vệ chủ quyền an ninh trên vùng biển chủ quyền ở biển đông đồng thời tổ chức công tác cứu nạn, cứu hộ...

Vào ngày hôm qua (30-12), lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận tàu kéo cứu hộ, cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 do Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đóng mới và hạ thuỷ bàn giao đưa vào sử dụng phục vụ công tác tuần tra trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Lễ bàn giao tàu cảnh sát biển hiện đại vừa được đóng mới.
Đây là chiếc tàu thứ 3 được lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đặt đóng mới tại Công ty Sông Thu và hạ thuỷ bàn giao đưa vào hoạt động trong năm nay.

Tàu CSB 9003 có công suất máy 3.500 CV, chiều dài thiết kế 46m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, mớn nước tối đa 4,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn.

Đây là chiếc tàu tuần tra của lực lượng cảnh sát biển hiện đại nhất trong 3 tàu vừa được tiếp nhận có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng, không hạn chế.

Thời gian hoạt dộng liên tục của tàu trên biển trong mọi thời tiết và kéo dài liên tục 30 ngày mới tiếp nhiên liệu.

Theo kế hoạch, trong năm 2012, lực lượng Cảnh sát biển tiếp tục tiếp nhận tàu cảnh sát biển 9004 đưa vào hoạt dộng, nâng đội tàu tuần tra hiện đại lên 5 chiếc.

Đại tá Hà Sơn Hải -Giám đốc Công ty Sông Thu khẳng định, Công ty đã có đủ khả năng để đóng những chiếc tàu tuần tra biển hiện đại công suất lớn phục vụ cho yêu cầu tìm kiếm cứu nạn; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
--------------------------------

Tàu này thiết kế để chuyên đi húc đây :)
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Còn ông thì chém bằng cái gì ? Chém bằng Su30 đã chuẩn bị trở nên lạc hậu à ?

Chiến tranh với TQ chớ có phải thằng 2 lúa nào đâu mà ở đó mà tự sướng với mấy con Su30 ( có lẽ đã bị nó bắt bài gần hết ) . Chuẩn bị cho chiến tranh với 1 thằng đầu gấu mà tư duy lẫn quẩn vẫn chỉ nghĩ tới chiện dậm chân tại chỗ ở trang thiết bị thì chiến cái gì ngoài khâu hô khẩu hiệu .....vô hiệu quả ....

Chán ...........
bắt bài gi cháu không biết nhưng đúng là cái lũ Mig21 nhà ta nên thay đi là vừa . chẳng thà xấu đều còn hơn tốt lỏi thằng Tầu cũng đang vứt dần J-7 đấy
 

DKNY

Đi bộ
Biển số
OF-300
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
5
Động cơ
580,550 Mã lực
em thấy Su30 đến đấy đã đủ rồi, có mua thì cũng mua loại như Su35S với rada cự phách IRBIS-E còn không thì chờ luôn PAKFA .
mấy ông chém gió bàn phím nghe phát chán nhận thức chiến tranh bằng con ruồi
Khi nào su30 thay thế hết MIG mới là đủ. Một loại khí tài còn kèm theo linh phụ kiện thay thế, chế độ huấn luyện bảo dưỡng...
Cái này 1 cái cái kia vài cái thì đánh đấm với dog.
Bạn gì ấy ơi, theo ý bạn thì đáng lẽ các bác nhà mình nên mua Su 27 mới đúng, Su 27 mới sắm được 12 ( 15? ) đã chuyển sang Su 30 rồi. Nếu theo quan điểm của bạn thì VN nên tiếp tục mua Geopard và bỏ ý định mua Sigma. Còn nếu nói để thay thế cho mig 21 thì sao không phải bằng Su 35 mà là Su 30, vừa rồi Nhật bản ký hợp đồng mua F 35 ( mà không phải F 15 SE ) để thay thế cho Phantom, mặc dù cùng số tiền bỏ ra sẽ mua được F 15 SE nhiều hơn.

Đồng ý với bạn là nếu sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau dẫn đến bảo trì, bảo dưỡng, huấn luyện trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Tuy nhiên quan điểm chiến tranh bây giờ là phải HIỆN ĐẠI, chất lượng quan trọng hơn số lượng.

Bên cạnh đó Su 35 bọn tàu chưa có, giả sử sau này VN có thì tàu cũng có nhưng lúc đó những chiếc Su 35 của mình hiện đại hơn rất nhiều đa số máy bay hiện nay của tàu, khi chiến tranh xảy ra bọn tàu buộc phải lấy máy bay hiện đại nhất của nó. Hiện tại tàu có khoảng 120 Su 30, mình không thể so về lượng với nó, thay vì mua Su 30 giá 50 triệu thì mua Su 35 giá 65 triệu có phải tốt hơn không, còn mua được cái thế hệ 5 thì càng tốt nhưng không biết khi nào do giờ vẫn chưa sản xuất đại trà.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top