Châu A-TBD "tham vọng của tay láng giềng >< sự kìm chế".

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Mỹ kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương

Các hành động của Mỹ nhằm mục đích cho Trung Quốc hiểu rõ rằng, trong trường hợp xung đột quân sự, Washington sẽ có khả năng thực hiện đòn tấn công phủ đầu.
Các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ nhiều lần nói đến mối quan ngại của Tổng thống Obama về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, đe dọa vị thế của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, bộ quốc phòng Trung Quốc từ năm 2005 đã tiến hành soạn thảo các kế hoạch tác chiến chống các lực lượng Mỹ trú đóng ở châu Á-Thái Bình Dương. Các chuyên gia Lầu Năm góc cho rằng, tranh cãi về quy chế của Đài Loan có thể là cớ để mở màn xung đột quân sự. Dự đoán, các hành động sau đó của phía Trung Quốc sẽ nhằm vô hiệu hóa các tàu sân bay Mỹ và cho tàu ngầm Trung Quốc phong tỏa các eo biển chính của Biển Đông.

Những thành tựu rõ rệt của Bắc Kinh trong việc trang bị cho quân đội các mẫu vũ khí tối tân: các hệ thống chống vệ tinh, máy bay tàng hình, tên lửa tầm xa, tàu ngầm và vũ khí điều khiển học cho thấy những lo ngại này là có cơ sở.

Thông tin hiện có về hoạt động quân sự hóa mà Trung Quốc đang tiến hành cho phép kết luận về khả năng của hải quân Trung Quốc đến năm 2016 tiến hành các hoạt động tích cực không chỉ ở Nhật Bản, mà cả ở New Guinea, Indonesia, cũng như các khu vực quần đảo Caroline và Mariana vốn nằm trong vùng ảnh hưởng của Australia. Mối quan tâm của Trung Quốc đối với khu vực này của châu Á-Thái Bình Dương có liên quan đến nhu cầu bảo đảm việc vận chuyển dầu thông suốt từ Cận Đông về Trung Quốc bởi vì kinh tế Trung Quốc phụ thuộc 80% vào dầu mỏ nhập khẩu.
Để kiềm chế các tham vọng quân sự của Trung Quốc, Mỹ đang đưa ra những biện pháp khẩn cấp để điều chỉnh học thuyết quân sự Mỹ đối với Trung Quốc. Các hành động của Mỹ nhằm mục đích cho Trung Quốc hiểu rõ rằng, trong trường hợp xung đột quân sự, Washington sẽ có khả năng thực hiện đòn tấn công phủ đầu.

Chiến lược mới của Mỹ bao gồm khả năng thực hiện các cuộc tấn công hiệp đồng của bộ binh, Không quân và Hải quân Mỹ vào kanhx thổ Trung Quốc, kể cả khu vực nội địa, vô hiệu hóa các tên lửa chống vệ tinh, thực hiện các cuộc tấn công điều khiển học mạnh mẽ. Để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, cần phải tổ chức sự hiện diện quân sự của Mỹ ở mọi vị trí trên thế giới.

Nhằm thực hiện kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương, Tổng thống Barack Obama đã đàm phán với Thủ tướng Australia Julia Gillard.

Hai bên đã đi đến thỏa thuận về việc triển khai một đội quân Mỹ ở thành phố Darwin, Australia. Và mặc dù không nói đến việc thành lập một căn cứ hải quân ở thành phố này, nhưng tại Darwin sẽ bố trí từng bước trong vòng 6 năm hơn 2.000 lính thủy đánh bộ Mỹ, các tàu chiến Mỹ sẽ được phép cập cảng thành phố này. Ở miền bắc Australia (căn cứ Tindal của quân đội Australia) sẽ tăng số lượng máy bay Mỹ được bố trí: các máy bay ném bom chiến lược và tiêm kích, máy bay tiếp dầu và máy bay vận tải. Hai bên cũng dự định tiến hành các cuộc tập trận chung.

Theo ông Obama, điều đó sẽ cho phép kiểm soát tình hình trong khu vực đang trở nên phức tạp thêm do Trung Quốc có nhiều yêu sách lãnh thổ đối với các quần đảo trong Biển Đông. Washington cho rằng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là có tầm quan trọng chiến lược, bởi lẽ đi qua đây là các tuyến đường thương mại mà hàng năm Mỹ vận chuyển các hàng hóa cần thiết trị giá nhiều tỷ đô la.

Mỹ thực hiện được việc chuyển hướng sức mạnh quân sự của Lầu Năm góc sang châu Á-Thái Bình Dương là nhờ việc rút quân khỏi Afghanistan và Iraq. Tại Lầu Năm góc cũng thành lập một cơ quan mới chịu trách nhiệm chuẩn bị cho việc giáng trả sự tấn công từ phía Trung Quốc.

Các hành động của Lầu Năm góc nhằm củng cố vị thế của mình ở Thái Bình Dương, khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Bắc Kinh, khiến Trung Quốc tức giận. Nhưng Trung Quốc bình luận rất đúng mực về việc mở rộng sự hiện diện của Mỹ ở Australia khi đề nghị thảo luận các vấn đề phức tạp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm tìm ra những giải pháp thỏa mãn tất cả các bên liên quan.

  • Nguồn: TW, 23.11.2011.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
F-35 sẽ làm Thái Bình Dương nổi sóng

F-35 sẽ tạo ra một “cuộc cách mạng” trong gia tăng sức mạnh chiến đấu của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương.


Chuyên gia quân sự Robbin Laird cho rằng, quyết định của Nhật Bản mua sắm các tiêm kích F-35 sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong chiến thuật tác chiến ở Thái Bình Dương.

… F-35 Joint Strike Fighter sẽ là hòn đá tảng trong hệ thống quốc phòng Nhật. Người Nhật cũng khá hiểu công nghệ hiện đại. Và với tư cách một trong những cường quốc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ, Nhật không phải vô ích khi chọn máy bay này.

F-35 là máy bay đầu tiên trong lịch sử hàng không thế giới được trang bị hệ thống sensor cho phép nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cách xa 800 dặm ở mọi góc độ (360 độ). Máy bay này không chỉ là phương tiện mang vũ khí, mà là một hệ thống chiến đấu tích hợp, phối hợp hoạt động với các sensor bố trí trên mặt đất, trên biển, trên không và trên vũ trụ, có khả năng điều khiển hoạt động của các máy bay không người lái. Phần mềm của máy bay cho phép nhanh chóng chuyển từ thực hiện nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Điều đó nâng cao đáng kể khả năng sống còn của máy bay.

Ở các máy bay trước đó, việc lắp một sensor hay vũ khí mới đòi hỏi phi công điều khiển từng hệ thống riêng lẻ. Trên F-35, tất cả các hệ thống ngay từ đầu được tích hợp vào một hệ thống thống nhất và phối hợp với nhau. Máy tính trên khoang tự lựa chọn sử dụng phương tiện nào để thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, trên F-35 có lắp một số hệ thống tác chiến điện tử và máy tính tự lựa chọn sử dụng hệ thống nào trong số đó trong tình huống nhất định.

Một trong những khả năng quan trọng nhất của F-35 là khả năng phối hợp với hệ thống chiến đấu AEGIS của hạm tàu. Nhật là đối tác then chốt của chương trình chống tên lửa này và bản thân họ có thể tích hợp F-35 với hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển.

Trong các lần thử nghiệm trước đây, hệ thống AEGIS sẽ phóng các tên lửa chống tên lửa, chúng sẽ được điều khiển bằng các hệ thống bố trí ở xa và như vậy làm giảm thời gian phản ứng và tăng cự ly tiêu diệt. Ngay khi khả năng này được phát triển đầy đủ, các tên lửa chống tên lửa SM-3 sẽ được phóng ở ngoài tầm quan sát của radar trên tàu. Khả năng này sẽ liên quan đến F-35, loại máy bay có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 800 dặm với góc quan sát 360 độ. Các đồng minh của Mỹ sẽ rất phấn khích với triển vọng có được những khả năng đó và tham gia cùng phát triển tiến hóa hai hệ thống vũ khí khác nhau này.

Việc kết hợp AEGIS với F-35 hứa hẹn những triển vọng to lớn, bởi vì cả 3 biến thể F-35 đều có những khả năng đó. Như vậy, F-35 có thể trở thành hệ thống chiến đấu bố trí tuyến đầu.

Nhiều khả năng cặp bài trùng F-35 - AEGIS sẽ được “tứ giác” đồng minh chiến lược của Mỹ là Hàn Quốc (F-35A đang tham gia tranh thầu), Singapore (muốn mua F-35B), Australia (F-35A) và Nhật Bản (F-35A) đưa vào trang bị. Điều đó sẽ cho phép không chỉ tiêu chuẩn hóa cơ bản kho vũ khí của các đồng minh, mà còn cho phép giảm rủi ro cho các lực lượng tuyến đầu của Mỹ.

Việc các đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương s ử dụng F-35 sẽ nâng cao đáng kể sức mạnh của liên minh phương Tây ở khu vực này. “Tính chất có phân công” của các lực lượng đồng minh sẽ cho phép thực hiện các hoạt động chung với các khả năng cao như nhau.

Ngoài ra, theo chuyên gia Ed Timperlake, F-35 với hệ thống phát hiện mục tiêu mọi góc độ là “máy bay lý tưởng” để tiêu diệt các tên lửa chống hạm siêu vượt âm. Nhìn chung, việc Nhật Bản mua F-35 là bước đi quan trọng nhằm khôi phục tiềm lực quân sự hùng mạnh của hệ thống phòng thủ khu vực Thái Bình Dương. F-35 sẽ cho phép tạo dựng “các lực lượng có quy mô tùy biến” sẵn sàng chiến đấu cao, nhờ đó cho phép tiết kiệm thời gian và lực lượng.


  • Nguồn: defense.aol.com, 22.12.2011, MP, 23.12.11.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Tàu sân bay và cán cân sức mạnh châu Á-Thái Bình Dương

Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều duy trì hoặc đang tăng cường xây dựng hạm đội tàu sân bay ở Thái Bình Dương. Nga không thể mắc mưu Trung Quốc, không thể đứng ngoài.

Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga A. Serdyukov nói rằng, Nga không có kế hoạch đóng tàu sân bay trong tương lai dài hạn thì ở Bắc Kinh, Dehli và Tokyo người ta nghĩ khác. Trung Quốc đang hoàn thiện tàu sân bay “huấn luyện” của mình nâng cấp từ tàu Varyag của Liên Xô, đồng thời có kế hoạch đóng thêm 2 tàu sân bay hoàn toàn nội địa. Ấn Độ đang chờ một tàu sân bay do Nga chuyển giao trong thời gian tới, dự định đóng 2 tàu nữa trong nước. Nhật Bản về chính thức không đóng tàu sân bay nhưng họ đang đóng loạt tàu khu trục chở máy bay lớp 16DDH Hyūga. Nhưng các tàu này khi cần có thể chở cả các máy bay chiến đấu cất/hạ cánh đường băng ngắn kiểu F-35 của Mỹ.

Tàu sân bay hạt nhân George Washington (CVN 73) - biểu tượng của sức mạnh Mỹ trên Thái Bình Dương​
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại trở thành đấu trường chạy đua vũ trang, trong đó có hải quân khi đang là một trong những mặt trận của một cuộc chiến tranh thế giới có khả năng xảy ra. Lịch sử đối kháng trong khu vực này trong thế kỷ XX đã đầy ắp những sự kiện.

Cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, đụng độ cùng lúc tại đây là lợi ích của mấy đại cường: Anh, quốc gia muốn dùng tay của đế quốc Nhật ngăn chặn sự bành trướng của Nga và họ được Mỹ ủng hộ; Đế chế thứ hai (Đức) thì đẩy nước Nga về hướng đông. Khi thăm căn cứ Kronshtadt của Hạm đội Baltic vào tháng 5.1902, Hoàng đế Đức Wilhelm II đã tỏ ý khi Nga tấn công ở phía đông, Đức sẽ bảo đảm an ninh các đường biên giới phía tây nước Nga. Vì thế, chiếc thuyền buồm Hohenzollern của Hoàng đế Đức Wilhelm II khi rời cảng Kronshtadt đã đánh tín hiệu: “Đô đốc Đại Tây Dương chào mừng Đô đốc Thái Bình Dương”.
Các kế hoạch của đế quốc Nga và đế quốc Đức đã không thành - Nga thất bại trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905 (tuy thất bại này mang tính chính trị hơn là quân sự), Hạm đội Thái Bình Dương của Nga bị tiêu diệt, sự bành trướng của Nga sang phía đông bị chặn đứng. Berlin cũng sẽ thất bại nặng nề trong Thế chiến I mà không thể trở thành “Đô đốc Đại Tây Dương”.

Nổi lên hàng đầu là đế quốc Nhật sau khi đánh bại Trung Quốc, đế quốc Nga và chiếm được trong Thế chiến II các lãnh địa viển đông của Đức. Tuy nhiên, Anh và Mỹ, những nước trên thực tế đã phát động dự án “đại Nhật Bản” cũng mất ảnh hưởng đối với đồng minh phương đông của mình. Kế hoạch của Tokyo xây dựng “khu vực thịnh vượng Đại Đông Á” đặt ra mục tiêu đánh bật tất cả các cường quốc châu Âu khỏi các thuộc địa của họ ở tây châu Á-Thái Bình Dương và khóa chặt Mũ ở đông châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng đế quốc Nhật, dù có giành được những thành công ban đầu, đã không thể đơn độc gánh vác cuộc đấu với cac cường quốc Anglo-Saxon vốn có ưu thế hoàn toàn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, công nghệ. Bởi vậy, khi Berlin sụp đổ, đế quốc Nhật không còn cơ hội nào chống chọi lại Mỹ và Liên Xô.

Nền văn minh phương Tây đã giữ được vị trí trong khu vực, nhưng lúc này Mỹ đã thay Anh làm bá chủ, các cường quốc châu Âu khác cũng nhanh chóng mất vị trí khi quá trình phi thực dân hóa bắt đầu. Mỹ thay vì nô dịch trực tiếp đã sử dụng các phương pháp khác, có tính thực dân mới để kiểm soát các nước mới giành được tự do thông qua các cơ chế phức tạp của hệ thống tài chính thế giới, thương mại và chính trị kết hợp với tác động về quân sự và tư tưởng.

Thời kỳ tồn tại hệ thống XHCN

Đối thủ chủ yếu của phương Tây vẫn là Nga như trước đây song về hình thức là Liên Xô, quốc gia đã lấy lại vị thế của mình sau khi đánh bại Nhật Bản và cộng sản chiến thắng ở Trung Quốc. Liên Xô cùng với Trung Quốc đã giữ vững được chế độ cộng sản ở Bình Nhưỡng sau khi giáng cho Mỹ và phương Tây thất bại nặng nề. Trung Quốc hồi đó không thể là một thế lực độc lập vì thế họ đã không thể chiếm Đài Loan do Quốc dân đảng cố thủ vì phải có hạm đội mạnh mới làm được việc đó.

Liên Xô và Trung Quốc không phải là đồng minh trong thời gian dài, Khrushchev đã quá giỏi để làm mất “người em” khi tổ chức vở kịch đả phá tệ sùng bái cá nhân Stalin vào năm 1956. Sau khi Stalin mất, vị thế của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương bị suy yếu khi Nga cắt cho Trung Quốc Port Arthur năm (1954-1955), mặc dù theo hiệp ước Xô-Trung từ ngày 14.8.1945, Trung Quốc trao cho Liên Xô khu vực Port Arthur trong 30 năm làm căn cứ hải quân, Khrushchev đã nấu “cháo gà” khi hứa trả các đảo Habomai và Shikotan.

Kết quả là châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực cạnh tranh giữa Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc. Hơn nữa, nếu như thoạt đầu, vị thế của Trung Quốc rất yếu và hầu như chỉ giới hạn trong hải phận của họ thì dần dần Bắc Kinh đã tăng cường các khả năng của họ. Trung Quốc đã tích cực tác động đến các nước láng giềng thông qua các tổ chức cộng sản thân Trung Quốc được thành lập từ ở Trung Á đến Mỹ Latinh, cũng như thông qua vô số các cộng đồng người Hoa ăn sâu bám rễ ở nhiều nước và khác với cộng đồng Nga kiều, các cộng đồng Hoa kiều không hề cắt đứt liên hệ với quê hương. Điều dễ hiểu là Trung Quốc vẫn chưa thể thách thức Mỹ trên đại dương, tự mình quy định dòng chảy cho các quá trình ở châu Á-Thái Bình Dương, muốn làm thế cần phải hiện đại hóa về chất tổ hợp công nghệ quốc phòng, khoa học và giáo dục, quân đội và hạm đội.

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

Tình hình đã thay đổi sau sự sụp đổ của Liên Xô: Bắc Kinh có cơ hội giành nhiều chú ý hơn cho phát triển không quân và hải quân, thay vì lục quân mà không lo đòn đánh của bộ máy chiến tranh Liên Xô từ hướng bắc. Ngoài ra, Trung Quốc đã có được cơ hội hiếm có tiếp cận, lợi dụng di sản kỹ thuật quân sự của Liên Xô, trong đó có lĩnh vực hải quân. Điều đó đã cho phép rút ngắn mạnh mẽ khoảng cách công nghệ giữa phương Tây và Trung Quốc. Chẳng hạn, nhờ các tàu ngầm diesel và tàu khu trục của Nga, cũng như nhờ thực hiện các chương trình tự lực mới được hoàn thiện nhờ sử dụng thiết bị Nga, hải quân Trung Quốc giờ đã có thể hoạt động khá xa bờ biển Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc đã tiến sát đến việc sở hữu các tàu sân bay.

Theo các chuyên gia quân sự, ngay trong thập kỷ này, Trung Quốc sẽ có 2 tàu sân bay tự đóng, cộng với tàu sân bay gần như hoàn chỉnh Shi Lang (tàu Varyag của Liên Xô trước đây). Người ta đặt cho nó cái tên rất tượng trưng vì ở phương Đông, ngôn ngữ hình tượng rất quan trọng, là tên của vị đô đốc đã chiếm lại đảo Đài Loan.

Tất cả những điều đó không thoát khỏi tầm mắt của giới tinh hoa các nước láng giềng - hầu như tất cả các nước ở châu Á-Thái Bình Dương, kể cả các nước nghèo như Philippines, đều đã chạy đua vũ trang không chỉ một năm. Trên thực tế đang diễn ra sự khôi phục sức mạnh hải quân của Nhật bản và có thể không phải nghi ngờ là người Nhật chẳng quên cái gì và chẳng tha thứ cho ai, dân tộc này biết cách giữ gìn truyền thống.

Nhưng đối thủ chính của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng đã gặp phải cùng một vấn đề như đệ tam đế chế (phát xít Đức) đương thời - đó là khả năng của Mỹ với sự giúp sức của các đồng minh hoặc các quốc gia thù địch với Trung Quốc (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam - “phòng tuyến đầu tiên” của Mỹ) phong tỏa các lực lượng hải quân Trung Quốc. Cộng với sự sơ hở của các tuyến đường biển mà đi qua đó là một phần cơ bản tài nguyên cần để nuôi sống kinh tế Trung Quốc.

Hiện nay, hạm đội Mỹ mạnh hơn nhiều và có công nghệ cao hơn nhiều hải quân Trung Quốc, mà không có ưu thế về vũ khí trang bị hải quân thì không thể mơ đến ngôi bá chủ ở châu Á-Thái Bình Dương. Chẳng hạn, hạm đội Mỹ sở hữu 11 tàu sân bay và còn 1 chiếc dự bị. Lầu Năm góc trong 20 năm tới không định giảm số lượng tàu sân bay, mặc dù trong trường hợp kinh tế tiếp tục khủng hoảng, có khả năng giảm số lượng tàu sân bay trực chiến xuống còn 9-10 chiếc, còn trong lực lượng dự bị sẽ có 1-2 tàu.

Ba tàu sân bay Trung Quốc, kể cả tàu huấn luyện Thi Lang, sẽ không thể đối chọi với sức mạnh ghê gớm đó. Ngoài ra, Mỹ đang tích cực giúp đỡ tăng cường quân đội, trong đó có hải quân của các nước đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương.

Tàu sân bay trực thăng Dokdo của Hàn Quốc​
Tàu sân bay trực thăng Dokdo của Hàn Quốc có cấu trúc mang mọi nét đặc trưng của một tàu sân bay hạng nhẹ. Đội máy bay trên tàu Dokdo gồm 15 trực thăng. Tuy nhiên, không loại trừ là khi có quyết định chính trị trên tàu sẽ bố trí cả các máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng AV-8 Harrier. Điều đó trên thực tế sẽ biến tàu sân bay trực thăng thành tàu sân bay hạng nhẹ. Bởi vậy, nên xem Hàn Quốc như ứng viên gần nhất gia nhập “câu lạc bộ tàu sân bay”.

Nhưng khó khăn của Mỹ là ở chỗ nếu như Trung Quốc có thể nhanh chóng tập trung binh lực của mình thành một quả đấm tấn công thì Mỹ phải phân tán binh lực của mình trên khắp đại dương thế giới, phải mạnh ở tất cả các khu vực then chốt trên thế giới.

Ở châu Á-Thái Bình Dương, hạm đội Mỹ có thể duy trì đồng thời hơn 4-5 tàu sân bay (trong thời kỳ đặc biệt căng thẳng), trong khi 1-2 tàu thường được sửa chữa định kỳ hoặc chuẩn bị để hành quân. Các tàu sân bay còn lại trực chiến ở Đại Tây Dương, Địa trung Hải, Ấn Độ Dương. Bởi vậy, khi tăng cường lực lượng ở một khu vực nào đó thì lực lượng ở các hướng chiến lược khác bị suy yếu đi.

Chẳng hạn, hiện nay, Mỹ đặt ra vấn đề giải thể Hạm đội 2 của Hải quân Mỹ mà địa bàn trách nhiệm gồm Bắc Đại Tây Dương và Tây Bắc cực. Hạm đội này có thể bị cắt giảm xuống mức cơ cấu danh nghĩa gồm chủ yếu là các đơn vị huấn luyện và bảo đảm với số tàu chiến tối thiểu. Các lực lượng chính sẽ được chuyển thuộc cho các hạm đội tác chiến khác của Mỹ, ví dụ: Hạm đội 5 ở Ấn Độ Dương và Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương. Nếu điều đó xảy ra, Bắc Kinh sẽ có được một lực lượng Mỹ hùng mạnh hơn ở ngay biên giới của mình.

Tàu sân bay hạt nhân thứ sáu lớp Nimitz của Mỹ mang tên vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ là George Washington.​

Bên cạnh đó, Trung Quốc không xem Nga là đối thủ chính ở châu Á-Thái Bình
Dương. Chuẩn đô đốc Yin Cho, khi trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc, đã khuyên Nga tập trung chú ý vào Bắc cực.

Sau khi phân tích thông báo của Chủ tịch Tập đoàn Đóng tàu thống nhất OSK (Nga) Roman Trotsenko về khả năng Nga đóng các tàu sân bay mới, ông Cho kết luận rằng, Liên bang Nga có thể đóng một tàu sân bay, song để làm việc đó cần phải giải quyết một số khó khăn kỹ thuật để thích ứng tàu với việc sử dụng ở Bắc Băng Dương.

Đồng thời, vị chuẩn đô đốc Trung Quốc cũng nhận xét rằng, tàu sân bay duy nhất Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga sẽ không thể bảo đảm cường độ tác chiến cao ở Bắc cực và điều đó rất nguy hiểm cho an ninh quốc gia Nga.

Bắc Kinh không cần một cuộc chiến tranh “trên hai mặt trận” - họ có đủ vấn đề ở các đường biên giới phía đông, đông nam và phía tây (đối đầu với Ấn Độ). Đối với Bắc Kinh, kịch bản có lợi nhất là kịch bản phương Tây và Nga đối đầu ở khu vực Bắc cực, vì phương Tây đã đang thành lập một “tiểu NATO” ở Bắc cực, còn Nga thì tuyên bố thành lập 2 “lữ đoàn Bắc cực”.
Tàu sân bay đầu tiên thời hậu chiến của Nhật Bản Hyūga​
Trên thực tế, đang tái diễn kịch bản đầu thế kỷ XX, khi mà Đức và Nga đã có thể thách thức thế giới Anglo-Saxon, nhưng cuối cùng lại buộc phải quay ra đánh nhau, còn tất cả các kế hoạch thống trị thế giới đều sụp đổ. Hiện nay, Bắc Kinh không ngại lợi dụng Nga để thu hút lực lượng của Mỹ, thế giới phương Tây lên hướng bắc. Bằng cách đó, họ có được cơ hội tiếp tục bành trướng, giải quyết hàng loạt các vấn đề ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Đài Loan mà không có sự can thiệp của phương Tây và Mỹ.

Đối với nước Nga, hướng chiến lược phía bắc quả thực là quan trọng sống còn, sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã mất nhiều vị thế ở phía bắc. Cần phải tăng cường hạm đội phương Bắc, thành lập các đơn vị cơ động sẵn sàng hoạt động ở điều kiện Cực Bắc, tiến hành các chương trình phát triển các khu vực phía bắc. Nhưng không được quên châu Á-Thái Bình Dương. Đó là vì Nhật Bản liên tục yêu sách lãnh thổ đối với Nga (Xét đến sự tăng cường hải quân của Nhật thì đây là mối đe dọa hiện thực đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga); tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên; sức mạnh của Mỹ vẫn còn đó; Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh. Bởi vậy, việc hiện đại hóa hạ tầng quân sự ở khu vực Viễn Đông của Nga cũng cần thiết sống còn. Tính đến các yếu tố đó, Nga cũng phải có các kế hoạch xây dựng khoảng 3 cụm tàu sân bay xung kích, đồng thời phải có 1 tàu sân bay dự bị. Điều đó sẽ cho phép bảo đảm lợi ích của Nga ở Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

  • Nguồn: Aleksandr Samsonov / TW, 3.8.11.
 

pategan

Xe hơi
Biển số
OF-32318
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
190
Động cơ
480,720 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
Láng giềng tiềm lực đủ mạnh để ko phụ thuộc vào kỹ thuật, hạ tầng của Mỹ nữa rồi. 27/12 đã bắt đầu cung cấp GPS cho dân chúng, độ chính xác định vị 25m. Chắc chắn là dùng cho quân đội sẽ chính xác hơn, ko còn phụ thuộc vào GPS Mỹ với nhiễu chủ động 50m nữa . Khi có chiến TQ hoàn toàn độc lập điều khiển và sự dụng các vũ khí định vị theo vệ tinh.

Trung Quốc tự xây dựng hệ thống định vị vệ tinh riêng nhằm giảm sự phụ thuộc vào hệ thống GPS do Mỹ kiểm soát.


Ngày 27/12/2011, Trung Quốc đã bắt đầu cung cấp hệ thống định vị vệ tinh Beidou (có nghĩa là Bắc Đẩu) cho người sử dụng. Đây là nỗ lực để quốc gia này thoát khỏi sự phụ thuộc vào mạng định vị vệ tinh toàn cầu NavStar GPS được Mỹ xây dựng.

Hệ thống Beidou đã hoạt động bằng cách sử dụng 10 vệ tinh Trung Quốc trong quỹ đạo. Trung Quốc có kế hoạch tăng cường hệ thống vào cuối năm 2012 khi có thêm 6 vệ tinh đi vào hoạt động.

Trung Quốc cho biết, việc xây dựng hệ thống định vị vệ tinh là cần thiết để phát triển kinh tế hơn nữa, theo ông Ran Chengqi, phát ngôn viên của hệ thống Beidou. Beidou tương thích với các hệ thống định vị vệ tinh hiện tại. Ban đầu, hệ thống Beidou sẽ chỉ phục vụ Trung Quốc và các nước láng giềng. Tuy nhiên, vào năm 2020, hệ thống sẽ phủ sóng toàn cầu, bằng cách sử dụng tổng cộng hơn 30 vệ tinh.

Beidou xác định vị trí chính xác trong vòng 25 mét. Tuy nhiên, độ chính xác của nó sẽ cải thiện lên 10 mét vào cuối năm tới. Hệ thống này cũng cho phép người dùng gửi các tin nhắn ngắn.
 

springsea

Xe container
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,522
Động cơ
537,965 Mã lực
Khựa có được mấy cái vệ tinh định vị trên trời mà chém kinh thế nhỉ ???
 

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
141
Động cơ
438,810 Mã lực
Kiểu này thì không lâu TQ nó có thể dẫn bắn vũ khí từ vệ tinh rồi ........buồn
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Khựa có được mấy cái vệ tinh định vị trên trời mà chém kinh thế nhỉ ???
Em thấy thế là quá kinh đấy. Hệ thống như thế có phải làm ngay 1 lần được đâu mà xây từ từ theo thời gian. Về sau khi cái nào hết hạn thì phóng thay thế thôi. Phải nói họ tiến quá nhanh.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
hình như GPS là chỉ có 24 cái cho toàn thế giới
vậy mà bắc đẩu cần 16 cái cho Châu á thái bình dương cơ mà độ chính xác vẫn chưa bằng đc GPS
hàng nhái có lẽ cũng có mức độ thôi
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
hình như GPS là chỉ có 24 cái cho toàn thế giới
vậy mà bắc đẩu cần 16 cái cho Châu á thái bình dương cơ mà độ chính xác vẫn chưa bằng đc GPS
hàng nhái có lẽ cũng có mức độ thôi
Thấy bảo Glonass cũng tệ hại tương tự nếu đem so với GPS
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
211
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
44
Oh my God! các bạn hán gian thì cái gì mà ko làm được cơ chứ, Có lẽ vì muốn tiết kiệm? Có lẽ vì muốn tỏ ra là mình cũng có thể “sản xuất” được những cỗ máy chiến tranh không kém cạnh ai, cho nên các bạn hán gian đã ‘tự tạo”, thực ra là bắt chước, mà ko bắt chước được thì làm giả luôn cho nó đỡ mất công nghiên cứu, đưa những món hàng họ mua về rồi tìm cách làm “nhái” lại, đặt tên mới, để có thể nói là “của mình.” Nhưng cũng chẳng giống ai, người ta có thể thấy trên các loại mặt hàng của các bạn hán gian phần lớn là đầu Ngô mình Sở, còn ruột gan có thể là của Triệu!
Đây là ví dụ điển hình nhất, đố các cụ cái xe này là xe gì?
 

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
141
Động cơ
438,810 Mã lực
Oh my God! các bạn hán gian thì cái gì mà ko làm được cơ chứ, Có lẽ vì muốn tiết kiệm? Có lẽ vì muốn tỏ ra là mình cũng có thể “sản xuất” được những cỗ máy chiến tranh không kém cạnh ai, cho nên các bạn hán gian đã ‘tự tạo”, thực ra là bắt chước, mà ko bắt chước được thì làm giả luôn cho nó đỡ mất công nghiên cứu, đưa những món hàng họ mua về rồi tìm cách làm “nhái” lại, đặt tên mới, để có thể nói là “của mình.” Nhưng cũng chẳng giống ai, người ta có thể thấy trên các loại mặt hàng của các bạn hán gian phần lớn là đầu Ngô mình Sở, còn ruột gan có thể là của Triệu!
Đây là ví dụ điển hình nhất, đố các cụ cái xe này là xe gì?
Em nói thiệt với bác là những tên chê TQ đều là những tên có máu mặt như Tây, Mỳ, Nhật vv chứ VN mà cũng đòi chê hôi thì không khác gì tự chê mình khi chính mình còn thua người một trời một vực ....
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
211
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
44
Em nói thiệt với bác là những tên chê TQ đều là những tên có máu mặt như Tây, Mỳ, Nhật vv chứ VN mà cũng đòi chê hôi thì không khác gì tự chê mình khi chính mình còn thua người một trời một vực ....
Chúng ta có thể khen các bạn hán gian nhiều điều, nhưng ngược lại cũng có thể chê các bạn ấy nhiều thứ, ví dụ như các bạn ấy làm giả trứng gà, làm giả 1 loạt thực phẩm gây tử vong cho người tiêu dùng thì sao, nên khen hay là nên chê?
Thành tựu khoa học của các bạn hán gian rất đáng nể. Nhưng khi các bạn ấy ứng dụng vào quân sự để dọa nạt mấy nước láng giềng nhỏ bé như VN thì điều đó thật đáng xấu hổ và làm ô nhục các thành tựu khoa học của chính các bạn ấy!
Bác có thể không dám chê ai khi mình còn kém, nhưng em không tự ti đến mức ấy, khi mình còn kém không có nghĩa là, xin lỗi bác, người khác ... bậy ra mình cũng phải khen là thơm!
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,976
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
hình như GPS là chỉ có 24 cái cho toàn thế giới
vậy mà bắc đẩu cần 16 cái cho Châu á thái bình dương cơ mà độ chính xác vẫn chưa bằng đc GPS
hàng nhái có lẽ cũng có mức độ thôi
Công nghệ chắc khác nhau nhiều. Vấn đề là thế giới này ai sẽ còn đủ lực để kiếm chế lũ khựa bẩn này?
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Oh my God! các bạn hán gian thì cái gì mà ko làm được cơ chứ, Có lẽ vì muốn tiết kiệm? Có lẽ vì muốn tỏ ra là mình cũng có thể “sản xuất” được những cỗ máy chiến tranh không kém cạnh ai, cho nên các bạn hán gian đã ‘tự tạo”, thực ra là bắt chước, mà ko bắt chước được thì làm giả luôn cho nó đỡ mất công nghiên cứu, đưa những món hàng họ mua về rồi tìm cách làm “nhái” lại, đặt tên mới, để có thể nói là “của mình.” Nhưng cũng chẳng giống ai, người ta có thể thấy trên các loại mặt hàng của các bạn hán gian phần lớn là đầu Ngô mình Sở, còn ruột gan có thể là của Triệu!
Đây là ví dụ điển hình nhất, đố các cụ cái xe này là xe gì?



Y choang TOYTA AYGO hay PEUGOET 107





 

TMPL

Xe đạp
Biển số
OF-101326
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
20
Động cơ
397,800 Mã lực
Em nói thiệt với bác là những tên chê TQ đều là những tên có máu mặt như Tây, Mỳ, Nhật vv chứ VN mà cũng đòi chê hôi thì không khác gì tự chê mình khi chính mình còn thua người một trời một vực ....
Logo infinity, Tản nhiệt Bentley , Thân pót chơ => chẳng ra cái giống gì [-(
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
211
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
44
Pót chơ Cayenne lai Bentley.#:-s
Cụ còn chưa để ý cái đèn pha, có phải nó hao hao giống Santa Fe không? Vậy kết luận, các bạn hán gian đã lấy con Bentley ấy con Porsche cho đẻ ra 1 con khác rồi con đấy cho ấy con Santa Fe đẻ ra con này!
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Thế mới tài chứ, thử hỏi Vịt mình đã làm được cái xe nào cho ra hồn ?
cháu thiết nghĩ chả cần VN phải sx cái xe nào cho nó nhọc . Số quốc gia tự sx đc ô tô thương mại trên toàn thế giới đâu có nhiều
Anh , Pháp, Đức ,Mỹ , Nhật, Hàn, Nga, Thụy điển, Ấn Độ,
việc cố gắng đưa VN thành quốc gia sx ô tô em nghĩ là 1 sai lầm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top