- Biển số
- OF-49857
- Ngày cấp bằng
- 31/10/09
- Số km
- 3,015
- Động cơ
- 478,342 Mã lực
Sặc, em không hiểu ý này của cụ. "Suy ra" trong nghiệp vụ thống kê để diễn đạt khi người ta điều tra chọn một mẫu một vấn đề trên một địa bàn (số lượng người), sau đó suy rộng ra, phương pháp "suy ra" để làm công tác dự báo, nói đơn giản như khi thống kê điều tra dân số để tính tỷ lệ sinh, đưa ra dự báo tỷ lệ sinh trong những năm tiếp theo từ đó cung cấp thông tin làm công tác dự phòng tiêm chủng mở rộng. Còn cụ đang dẫn chứng số vắc xin đã được tiêm, thì phải có báo cáo thống kê chính xác làm gì có chuyện suy raSuy ra từ phép tính thống kê cụ ạ
Cụ nói thế này chỉ làm em và nhiều người khác hoang mang.Infanrix Hexa được chấp nhận năm 2000 và được sử dụng ở Ý từ 2005, hãng GlaxoSmithKline công bố kết quả ở Ý từ 2005 đến 2013 với tổng số liều là 15 triệu. Có thể con số 12 năm là do tính toán nhầm số năm. Mình nên chỉ quan tâm tới sự cố/số mũi thôi
Cảm ơn cụ đã có lời động viên em! Tình cờ em có đọc mấy bài cuối của thớt nhưng thấy số liệu cụ DrChinh đưa ra chưa rõ ràng lắm và có vài cụ thắc mắc nên em đọc giúp cụ ấy và điều chỉnh lại số liệu cho phù hợp với tài liệu cụ ấy đưa thôi. Tài liệu của GSK là một tài liệu rất dài và khó đọc, em cũng chỉ chắt lọc được thông số thôi, nhưng em thấy phần quan trọng nhất là cách người ta xác định nguyên nhân gây tai biến sau khi tiêm vắc-xin. Tai biến sảy ra do trùng hợp với tử vong tự nhiên, do bảo quản thuốc, do thuốc hết hạn, do sốc phản vệ hay đơn giản là do việc xử lý tai biến chưa được đúng. Rất tiếc, đây lại là các vấn đề mang tính chuyên môn nên em không thể đóng góp được gì hơn.Cám ơn cụ/mợ hacdaihung đã dành thời gian nghiên cứu tài liệu đưa ra những dẫn chứng phản biện rất logic. Sau này nếu có thời gian cụ/mợ có thể biên dịch lại tài liệu GSK được không ạ, tài liệu khó đọc như vậy đa số em và mọi người đều không đọc được và bỏ qua, dẫn đến chỉ hiểu vấn đề một cách lơ mơ. Nhờ có cụ mà em mới được mở rộng tầm mắt. Lâu lắm trên OF này em mới đọc được còm phản biện xuất sắc như của cụ.
Những phân tích của cụ đưa ra là hoàn toàn chính xác và có cơ sở. E hoàn toàn nhất trí với quan điểm của cụ và nhất là TS.BS Tuấn người trong ngành Y dám trả lời trên truyền hình để mọi người dân có cái nhìn đúng và lựa chọn tốt nhất cho con cháu họ trong việc lựa chọn vắc xin để tiêm chủng. Cám ơn cụ!Cảm ơn cụ đã có lời động viên em! Tình cờ em có đọc mấy bài cuối của thớt nhưng thấy số liệu cụ DrChinh đưa ra chưa rõ ràng lắm và có vài cụ thắc mắc nên em đọc giúp cụ ấy và điều chỉnh lại số liệu cho phù hợp với tài liệu cụ ấy đưa thôi. Tài liệu của GSK là một tài liệu rất dài và khó đọc, em cũng chỉ chắt lọc được thông số thôi, nhưng em thấy phần quan trọng nhất là cách người ta xác định nguyên nhân gây tai biến sau khi tiêm vắc-xin. Tai biến sảy ra do trùng hợp với tử vong tự nhiên, do bảo quản thuốc, do thuốc hết hạn, do sốc phản vệ hay đơn giản là do việc xử lý tai biến chưa được đúng. Rất tiếc, đây lại là các vấn đề mang tính chuyên môn nên em không thể đóng góp được gì hơn.
Về đề tài mà các cụ đang tranh luận là một đề tài nóng bỏng bởi nó vừa quan trọng lại vừa nhạy cảm. Nó liên quan đến sinh mạng trẻ em của chúng ta và nó cũng ảnh hưởng lớn tới túi tiền của nhiều đối tượng như gia đình có trẻ tiêm chủng bất kể thôn quê hay thành thị, các nhóm lợi ích và quốc gia nữa.
Em không rõ mục đích của cụ drchinh là gì trong việc bảo vệ Quinvaxem, một loại vắc-xin được sản xuất dành riêng cho các nước đang phát triển, trước các loại vắc-xin đắt tiền hơn, an toàn hơn và đang được sử dụng bởi các nước tiên tiến. Nhưng cách cụ ấy nâng tầm tính an toàn Quinvaxem lên trên cả các loại vắc-xin cao cấp khác thì cụ ấy đang tự chọn cho mình một công việc khó khăn và gần như không thể giống như cụ ducan nói là đang cố chứng minh "cơm bình dân" ngon và sạch hơn "cơm nhà hàng".
Em nghĩ, nếu cụ nào muốn bảo vệ Quinvaxem thì cụ nên đi theo hướng là chứng minh các lỗi gây chết trẻ em kia là do vấn đề liên quan đến bảo quản, sử dụng, thực hành xử lý tai biến thì sẽ khả thi hơn. Và mục đích của việc bảo vệ Quinvaxem là phải tính sự cân bằng giữa lợi ích và tác hại của Quinvaxem mang lại, ví dụ các trẻ em nông thôn, khó khăn sẽ đều được tiêm chủng khi được WHO trợ giá chứ không bỏ tiêm chủng vì giá thuốc quá cao; việc tai biến và tử vong do Quinvaxem gây ra có thể cao hơn nhưng chúng ta cần nhìn nhận lại từng trường hợp để đánh giá xem nó ở khâu nào, việc cao hơn có chấp nhận được không.
Em thì không có quan điểm riêng về vấn đề dùng hay bỏ Quinvaxem nhưng em thấy cách tiếp cận vấn đề của Ts.Bs Trần Tuấn như dưới đây là ưng cái bụng em. Có nghĩa là phải thay đổi cơ chế xuất-nhập vắc-xin để làm sao người có điều kiện thì có thể sử dụng vắc-xin đắt tiền; người nghèo khó thì có thể sử dụng vắc-xin được trợ giá để ai ai cũng được tiêm chủng.
Em xin trích dẫn một số ý chính như sau:
'Lũ" ở đây là cái thị trường méo mó do cơ chế xuất-nhập văc-xin bị can thiệp và điều khiển bởi những nhóm người, tổ chức có liên quan do trình độ yếu kém hoặc lợi ích nhóm.
- Chúng ta có mấy chục năm tiêm chủng. Trước đây không có hiện tượng chết do tiêm chủng.
- Từ khi tiêm Quinvaxem lại luôn có ngẫu nhiên như thế, chúng ta phải suy nghĩ kỹ càng.
- Vắc-xin nào cũng có phản ứng phụ. Nhưng nặng đến mức tử vong thì nên dừng lại.
- Nhưng hiện nay đã có loại vắc-xin khác an toàn hơn thì người dân sẽ không tiếc tiền để phòng bệnh.
- Người dân đang bỏ miễn phí để dùng dịch vụ, nhưng thị trường méo mó không đủ cung ứng
- Rõ ràng phải nằm ở hành lang pháp lý, ở vấn đề quy định cung cấp vắc-xin
- Chúng ta đành phải sống chung với lũ mà thôi.
P/s: Cảm ơn cụ dragon03 đã cung cấp tài liệu để em thực hiện cái còm này.
Cụ cho em nguồn khoa học nhé!Tại VN sau dùng tổng gần 25 triệu liều Quinvaxem từ 2010 tỉ lệ phản ứng với vaccin này là 4.5/1 triệu. Trên toàn thế giới tỉ lệ là xấp xỉ 20/1 triệu. Tổ chức y tế nói nó vẫn trong ngưỡng an toàn.
Mời các cụ mợ đọc bài báo này, vậy không thể đổ cho nhà sản xuất không đáp ứng được nhé. BYT cắt giảm số lượng nhập về để ép dân dùng quivaxem mà thôi
http://www.baogiaothong.vn/nam-nay-chi-nhap-khoang-30000-lieu-vac-xin-6-trong-1-d98431.html
Theo thông báo mới nhất của các nhà sản xuất, khả năng cung cấp vắc xin dịch vụ trong năm 2015 là rất hạn chế, chỉ khoảng 30.000 liều vắc xin hexa-infarix (bằng 1/10 số lượng cung cấp trong năm 2014) và khoảng 250.000 liều vắc xin pentaxim (tương đương với năm 2014).
Trích dẫn nhiều tl nước ngoài quá, cũng không lật tả hết bản chất vấn đề. Thống kê mới nhất của nước ta đây:
10 tháng đầu 2015: 20 ca tử vong sau tiêm văcxin
Thống kê của Bộ Y tế cho hay văcxin Quinvaxem đứng đầu trong số ba văcxin liên quan đến tử vong sau tiêm trong 10 tháng đầu năm 2015.
Trong đó 10 tháng đầu năm 2015 có 16 trẻ em bị phản ứng nặng sau tiêm văcxin Quinvaxem, trong số này có 8 bé tử vong (chưa tính bé N.N.T.V. ở Hải Dương tử vong hôm 27-10), 7/8 ca được xác định do bệnh trùng lặp, 1/8 do sốc phản vệ.
6 ca tử vong sau tiêm văcxin BCG ngừa lao (có 2/6 tử vong sau khi sử dụng cả văcxin BCG và viêm gan B), 5 bé tử vong sau tiêm viêm gan B. Trong số này có 4 bé không rõ nguyên nhân, 1 bé đang điều tra nguyên nhân, còn lại được xác định do bệnh trùng hợp.
Tính tổng cộng có 20 ca tử vong sau tiêm.
Tại VN sau dùng tổng gần 25 triệu liều Quinvaxem từ 2010 tỉ lệ phản ứng với vaccin này là 4.5/1 triệu. Trên toàn thế giới tỉ lệ là xấp xỉ 20/1 triệu. Tổ chức y tế nói nó vẫn trong ngưỡng an toàn.
Cãi nhau lắm cũng chỉ ông nói gà bà nói vịt, trong thời điểm hiện nay tùy điều kiện mỗi vị sẽ có cho mình lựa chọn phù hợp. Ông này có đk thì ông chọn cho mình loại tốt, an toàn hơn,... tuy nhiên đừng đòi hỏi cái gì đảm bảo 100% nhất là với việc dùng thuốc, sinh phẩm y tế.
Thưa cụ!Trích dẫn nhiều tl nước ngoài quá, cũng không lật tả hết bản chất vấn đề. Thống kê mới nhất của nước ta đây:
10 tháng đầu 2015: 20 ca tử vong sau tiêm văcxin
Thống kê của Bộ Y tế cho hay văcxin Quinvaxem đứng đầu trong số ba văcxin liên quan đến tử vong sau tiêm trong 10 tháng đầu năm 2015.
Trong đó 10 tháng đầu năm 2015 có 16 trẻ em bị phản ứng nặng sau tiêm văcxin Quinvaxem, trong số này có 8 bé tử vong (chưa tính bé N.N.T.V. ở Hải Dương tử vong hôm 27-10), 7/8 ca được xác định do bệnh trùng lặp, 1/8 do sốc phản vệ.
6 ca tử vong sau tiêm văcxin BCG ngừa lao (có 2/6 tử vong sau khi sử dụng cả văcxin BCG và viêm gan B), 5 bé tử vong sau tiêm viêm gan B. Trong số này có 4 bé không rõ nguyên nhân, 1 bé đang điều tra nguyên nhân, còn lại được xác định do bệnh trùng hợp.
Tính tổng cộng có 20 ca tử vong sau tiêm.
Tại VN sau dùng tổng gần 25 triệu liều Quinvaxem từ 2010 tỉ lệ phản ứng với vaccin này là 4.5/1 triệu. Trên toàn thế giới tỉ lệ là xấp xỉ 20/1 triệu. Tổ chức y tế nói nó vẫn trong ngưỡng an toàn.
Cãi nhau lắm cũng chỉ ông nói gà bà nói vịt, trong thời điểm hiện nay tùy điều kiện mỗi vị sẽ có cho mình lựa chọn phù hợp. Ông này có đk thì ông chọn cho mình loại tốt, an toàn hơn,... tuy nhiên đừng đòi hỏi cái gì đảm bảo 100% nhất là với việc dùng thuốc, sinh phẩm y tế.
Đây cụ ơi, theo tài liệu cụ drchinh cung cấp thì ở Ý từ 2005-2009 trong số 2,5tr trẻ em tiêm phòng (7,5tr liều) thì có 3 tử vong sau 2 tuần tiêm. Tỷ lệ tính ra là 0,4/1triệu liều.Cứ cho là "Quinvaxem từ 2010 tỉ lệ phản ứng với vaccin này là 4.5/1 triệu. Trên toàn thế giới tỉ lệ là xấp xỉ 20/1 triệu", vậy còn tỷ lệ này so với Pentaxim hoặc Infanrix? Cụ cho em xin thông tin với.
Vậy là, theo các số liệu cụ ấy đưa thì tỉ lệ tử vong liên quan Infanrix ở Ý, 3 ca/ 7,5 triệu liều còn Quinvaxem ở Việt Nam là 9 ca/ 3,7 triệu liều (ước tính) phải không cụ?Đây cụ ơi, theo tài liệu cụ drchinh cung cấp thì ở Ý từ 2005-2009 trong số 2,5tr trẻ em tiêm phòng (7,5tr liều) thì có 3 tử vong sau 2 tuần tiêm. Tỷ lệ tính ra là 0,4/1triệu liều.
Chắc là phải phân biệt "tai biến" và "tai biến dẫn tới tử vong" liên quan tới văc-xin cụ ạ.Thưa cụ!
Như bên trên có cụ hacdaihung và cụ xdvn có nói tới tỉ lệ phản ứng với vaccine chỉ là dưới 1/ 1 triệu liều mới là vaccine an toàn.
Mà cái tỉ lệ của Quinvaxem là 4,5/ 1triệu và toàn thế giới là xấp xỉ 20/ 1 triệu liều. mà Tổ chức y tế nói vẫn trong ngưỡng an toàn là sao cụ nhỉ?