Thảo luận Dùng điều hòa xe ô tô tiết kiệm nhất

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,831
Động cơ
485,960 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cụ bớt nóng :)) thật ra cụ ấy bị nhiều nick khích đểu nên hơi nóng thôi mà. Tranh cãi trên mạng e chỉ thích hửi nhau với tụi đểu đểu bẩn bẩn chứ giàu nghèo ko thành vde :D
Lấy chém gió làm vui thôi cụ, e dành sức chửi nhau với bọn đểu thôi :))
Em chỉ thấy cách cụ ấy gọi người khác là bọn trọc phú thì không mấy hay, và cách cụ ấy "hợp lý hoá" cái sự tủn mủn. chi li và bủn xỉn của những người tạm gọi là giàu có của cụ ấy thì nó phải vậy, chắc việc ấy phù hợp với quan điểm của cụ ấy về cái gọi là giàu có thì cần phải vậy nên có vài ý mà thôi, cụ ấy nghe hay không thì cũng kệ
 
Chỉnh sửa cuối:

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,656
Động cơ
191,992 Mã lực
Tuổi
44
Dạ

Đúng là cái gara nào tư vấn kiểu vặn nút điều hòa về xanh max rồi muốn lạnh nhiều hay lạnh ít thì điều chỉnh núm trộn gió qua giàn điều hòa và giàn sưởi như trong bài viết thì nên tránh xa ra càng nhanh càng tốt ạ.

Theo bài viết thì dù để ở mức nào giàn lạnh của Fadil vẫn chạy như nhau, chỉ khác mức độ trộn gió từ két sưởi. Thế thì làm đek có cách sử dụng hệu quả nhất với nhì!
Trước đây em hiểu điều hòa cơ, mình chỉnh núm vặn thì sẽ điều chỉnh hoạt động máy nén, chứ ko phải điều chỉnh phối trộn.
điều hoà cơ trên ô tô, không điều chỉnh hoạt động của máy nén, nó làm lạnh đến 8 độ ở họng xả lạnh, có cảm biến đo ở đó là cắt điện cuộn hít puli điều hoà để dừng lốc lạnh thôi, quãng 10 giây sau nó sẽ đóng điện lại cho puli, lốc lạnh sẽ chạy lại và lặp lại.
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
19,291
Động cơ
600,852 Mã lực
Dạ

Đúng là cái gara nào tư vấn kiểu vặn nút điều hòa về xanh max rồi muốn lạnh nhiều hay lạnh ít thì điều chỉnh núm trộn gió qua giàn điều hòa và giàn sưởi như trong bài viết thì nên tránh xa ra càng nhanh càng tốt ạ.
Nút xanh max và nút trộn gió là 1 nút. Vậy nên làm sao có thể vừa xanh max vừa trộn gió nóng - lạnh được.
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,552
Động cơ
357,595 Mã lực
Cách tiết kiệm duy nhất là tắt điều hoà 😂
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
2,766
Động cơ
390,708 Mã lực
Dạ

Đúng là cái gara nào tư vấn kiểu vặn nút điều hòa về xanh max rồi muốn lạnh nhiều hay lạnh ít thì điều chỉnh núm trộn gió qua giàn điều hòa và giàn sưởi như trong bài viết thì nên tránh xa ra càng nhanh càng tốt ạ.
Vậy là không đúng ah cụ, sao các cụ trên lại nói đúng là sao nhỉ
 

chemvovan

Xe buýt
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
861
Động cơ
35,159 Mã lực
Tuổi
37
Không đâu cụ. ĐH xe ô tô, đặc biệt loại ĐH cơ 100% thì nó cực kỳ thô sơ cụ ạ. Nó không như ĐH ở nhà chúng ta đâu.
Cụ bật ĐH lên là cái lốc (máy nén) chạy, chạy riết, chạy mãi cho đến khi cụ tắt nó đi.
Cụ điều khiển quạt gió để thổi khí lạnh từ giàn mát thôi, chứ lốc (máy nén) chỉ có 2 chế độ Chạy hoặc Tắt. ĐH loại này không có 1 cảm biến nào cả.
Cái này em cũng chắc chắn luôn. Máy nén điều hoà ô tô nó không chạy bằng điện, mà bằng lực quay truyền trực tiếp từ động cơ thông qua dây puli. Mà cơ chế này không cách nào có thể thay đổi được vận tốc xoay, tức là không cách nào thay đổi được công dùng cho việc làm lạnh. Do vậy dù có để nhiệt độ bao nhiêu đi chăng nữa thì năng lượng tốn cho cái máy nén này không đổi.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,762
Động cơ
607,468 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nếu xe leo dốc chở nặng hoặc bị tào tháo đuổi cần vượt xe khác thật dứt khoát, cũng nên tắt máy lạnh. Thêm được tý lực kéo, em thấy tốt mà.
Leo dốc chở nặng thì em hạ kính, bật hết sang nóng và quạt gió tối đa.
Ngược lại xuống dốc gắt thì chuyển làm lạnh hết cỡ.
Dĩ nhiên chỉ xe yếu và cũ mới phải làm thế.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,094
Động cơ
324,442 Mã lực
Tuổi
57
Leo dốc chở nặng thì em hạ kính, bật hết sang nóng và quạt gió tối đa.
Ngược lại xuống dốc gắt thì chuyển làm lạnh hết cỡ.
Dĩ nhiên chỉ xe yếu và cũ mới phải làm thế.
Xe mới giờ máy 1.5 nhiều mà cụ. Nhưng thôi, cứ từ từ không vội làm gì cả. :D
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
2,766
Động cơ
390,708 Mã lực
Leo dốc chở nặng thì em hạ kính, bật hết sang nóng và quạt gió tối đa.
Ngược lại xuống dốc gắt thì chuyển làm lạnh hết cỡ.
Dĩ nhiên chỉ xe yếu và cũ mới phải làm thế.
Lên dốc sao phải bật hết nóng hả cụ, tắt AC hoặc tắt hẳn cả gió đi thì sao nhỉ. Em nhớ lúc học lái xe, xe cũng đời cũ, mà trên xe lúc nào cũng 4-5 người to con, lúc mới khởi động, hoặc đi đường trường lên dốc là phải tắt điều hòa đi.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,379
Động cơ
354,974 Mã lực
Lên dốc sao phải bật hết nóng hả cụ, tắt AC hoặc tắt hẳn cả gió đi thì sao nhỉ. Em nhớ lúc học lái xe, xe cũng đời cũ, mà trên xe lúc nào cũng 4-5 người to con, lúc mới khởi động, hoặc đi đường trường lên dốc là phải tắt điều hòa đi.
Giải phóng nhiệt khỏi thành động cơ nhanh hơn, nhiên liệu vào buồng đốt tăng, công sinh ra lớn hơn.

Mà cái uct trong tài khoản của bác có liên quan đến kỹ thuật không vậy?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,379
Động cơ
354,974 Mã lực
Cái này em cũng chắc chắn luôn. Máy nén điều hoà ô tô nó không chạy bằng điện, mà bằng lực quay truyền trực tiếp từ động cơ thông qua dây puli. Mà cơ chế này không cách nào có thể thay đổi được vận tốc xoay, tức là không cách nào thay đổi được công dùng cho việc làm lạnh. Do vậy dù có để nhiệt độ bao nhiêu đi chăng nữa thì năng lượng tốn cho cái máy nén này không đổi.
Vậy là cái hiển thị vòng tua (rpm) trên tablo là thừa phỏng bác? ;)) Lát về em tháo bán đồng nát.
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
2,766
Động cơ
390,708 Mã lực
Giải phóng nhiệt khỏi thành động cơ nhanh hơn, nhiên liệu vào buồng đốt tăng, công sinh ra lớn hơn.

Mà cái uct trong tài khoản của bác có liên quan đến kỹ thuật không vậy?
Tên viết tắt trường em học (GTVT) thôi, em để tên hầu hết các tài khoản chung vậy từ thời sinh viên đến giờ.
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
19,291
Động cơ
600,852 Mã lực
Cái này em cũng chắc chắn luôn. Máy nén điều hoà ô tô nó không chạy bằng điện, mà bằng lực quay truyền trực tiếp từ động cơ thông qua dây puli. Mà cơ chế này không cách nào có thể thay đổi được vận tốc xoay, tức là không cách nào thay đổi được công dùng cho việc làm lạnh. Do vậy dù có để nhiệt độ bao nhiêu đi chăng nữa thì năng lượng tốn cho cái máy nén này không đổi.
Nhưng thời gian máy nén vận hành nhiều hay ít tuỳ thuộc vào thời tiết. Trời quá nóng có khi lốc chạy không dừng tí nào còn trời mát thì nó chạy ngắn hơn.
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
7,071
Động cơ
517,004 Mã lực
bật điều hoà với không bật em không ghi nhận được nó chênh lệch xăng bao nhiêu. Đi đường trường mùa hè hay mùa đông xe em nó vẫn thế
 

namphong12

Xe container
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
9,542
Động cơ
233,085 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Giải phóng nhiệt khỏi thành động cơ nhanh hơn, nhiên liệu vào buồng đốt tăng, công sinh ra lớn hơn.

Mà cái uct trong tài khoản của bác có liên quan đến kỹ thuật không vậy?
Cụ làm như thích bơm bao nhiêu nhiên liệu vào động cơ cũng được ấy. Ecu nó căn cứ vào cả chục tham số để quyết định phun bao nhiêu nhiên liệu vào buồng đốt cho hiệu suất tối ưu nhất.( trừ những xe đời cũ dùng chế hòa khí).
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,379
Động cơ
354,974 Mã lực
Cụ làm như thích bơm bao nhiêu nhiên liệu vào động cơ cũng được ấy. Ecu nó căn cứ vào cả chục tham số để quyết định phun bao nhiêu nhiên liệu vào buồng đốt cho hiệu suất tối ưu nhất.( trừ những xe đời cũ dùng chế hòa khí).
Ơ kìa, bối cảnh "í cò" của em nà dư lày ná. ;))

Leo dốc chở nặng thì em hạ kính, bật hết sang nóng và quạt gió tối đa.
Ngược lại xuống dốc gắt thì chuyển làm lạnh hết cỡ.
Dĩ nhiên chỉ xe yếu và cũ mới phải làm thế.
Lên dốc sao phải bật hết nóng hả cụ, tắt AC hoặc tắt hẳn cả gió đi thì sao nhỉ. Em nhớ lúc học lái xe, xe cũng đời cũ, mà trên xe lúc nào cũng 4-5 người to con, lúc mới khởi động, hoặc đi đường trường lên dốc là phải tắt điều hòa đi.
 

Hacking

Xe buýt
Biển số
OF-789076
Ngày cấp bằng
3/9/21
Số km
892
Động cơ
39,546 Mã lực
Nói chung, ngày nay phấn lớn các dòng xe tầm trung là đã có trang bị ĐH Auto rồi.

Xưa tôi đi con xe đời cũ ĐH chỉ mỗi chỉnh cơ, đi khoảng 1 tiếng là trong xe lạnh ngắt, dù giảm hết quạt gió rồi, đi đường dài cứ phải bật tắt ĐH liên tục. :))
cụ chủ chưa nói đến con Fadil bản full có điều hoà Auto mà cụ :D
 

pajero2011

Xe tải
Biển số
OF-785722
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
342
Động cơ
32,909 Mã lực
Cái này em cũng chắc chắn luôn. Máy nén điều hoà ô tô nó không chạy bằng điện, mà bằng lực quay truyền trực tiếp từ động cơ thông qua dây puli. Mà cơ chế này không cách nào có thể thay đổi được vận tốc xoay, tức là không cách nào thay đổi được công dùng cho việc làm lạnh. Do vậy dù có để nhiệt độ bao nhiêu đi chăng nữa thì năng lượng tốn cho cái máy nén này không đổi.
Em tìm hiểu xe của em (pajero) thì thấy nó như thế này:

-Máy nén được kéo bằng dây curoa, vì vậy hoặc là nó đứng yên hoặc là quay đồng tốc với tốc độ vòng quay của máy, xe chạy nhanh thì vòng quay cao, máy nén chạy tít hơn lúc đỗ nổ máy.
- Máy nén được đóng và ngắt thông qua một cái nam châm hút (magnetic clutch). Có 1 cặp dây cấp tín hiệu từ ECU của điều hoà (A/C ECU) xuống để điều khiển đóng và ngắt cái nam châm này. Như vậy máy nén không hoạt động liên tục, chỉ khi có tín hiệu từ A/C ECU xuống thì nó mới chạy.
- Bình thường thì máy nén chỉ chạy khi có tín hiệu yêu cầu từ ECU xuống. Thường chạy mấy chục giây thì sẽ ngắt ra nghỉ mấy giây rồi lại cứ tiếp tục như vậy. Khi nào thì có tín hiệu từ ECU xuống để ngắt máy nén? ở xe em thì em đoán là khi cái cảm biến áp suất ở máy nén (A/C pressure sensor) nó tác động, tức là nén đủ áp suất là nghỉ. Khi nào áp suất tụt xuống thấp thì nó lại chạy tiếp. Thực tế sơ đồ điện điều hoà em tiếp cận được thì nó chỉ là 1 tín hiệu từ A/C ECU gửi xuống máy nén. Vì vậy logic điều khiển cụ thể trong cái ECU thì em không biết được, chỉ đoán, nhưng tín hiệu sensor đầu vào cái A/C ECU thì có 5 cái (A/C pressure sensor, ambiant air temperature sensor, interior temperature sensor, air thermo temperature sensor, heater water temperature sensor)

Vì vậy, để tiết kiệm năng lượng cho cái máy nén này thì đặt nhiệt độ phù hợp là có cơ sở.
Thực tế, trong những ngày nóng cực hạn, máy nén có thể chạy liên tục không nghỉ, hoặc trong trường hợp cái cảm biến áp suất bị lỗi... thì máy nén có thể bị chạy không ngừng.
Chạy xe mua hè cũng tốn nhiên liệu hơn chạy xe mùa đông.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,656
Động cơ
191,992 Mã lực
Tuổi
44
Dạ,
Mạo muộ diễn nôm na thế này phải không ạ

1. Máy nén công chất lạnh được lai bằng dây cu roa từ động cơ thông qua một cái dây đai và và hai cái bánh đai. Động cơ nổ là cái bánh đai chủ động phía động cơ cứ quay, nhưng nhờ một cơ cấu điều khiển mà có lúc thì cái hệ này nó là máy nén quay, có lúc làm máy nén chả quay. Và như bác nói thì nó là đóng/ngắt cái nam châm gì gì đó. Nam châm đóng thì máy nén quay, nam châm ngắt thi máy nén dừng.
2. Việc máy nén có quay hay không phụ thuộc vào ít nhất các yếu tố sau, hay nói cách khác là cái nam châm kia chỉ đóng khi mà đồng thời các công tắc sau cùng bật : 1, Bật công tắc điều hoà; 2, áp lực sau may nén thấp hơn định mức; 3, nhiệt độ trong xe thấp hơn chế độ người dùng đặt (cái này thường dùng cho điều hòa gọi là auto) hoặc thấp hơn 8 độ C (đối với điều hòa cơ).
3. Về cái công tắc do người dùng bật hay tắt thì đương nhiên nó là đứng đầu rồi, và là cơ rồi, do người dùng bật thì nó bật, rồi từ đó 2 thằng sau mới có cơ sở để mà làm việc. Người mà tắt tắt thì nó tắt luôn, hai thằng sau không cần phải làm việc nữa, khỏi tính tiếp.
4. Khi người bật công tắc điều hòa là các công tắc áp suất, nhiệt độ phía sau cũng bật luôn, máy nén chạy, tạo ra áp suất cho công chất bay hơi ở giàn lạnh. Giàn lạnh giải nhiệt nhanh - tức là bật quạt gió lớn để gió thổi qua nhiều, hay trời nóng thì nó giải nhiệt nhanh...thì áp suất máy nén tạo ra đến đâu hết đến đấy nên may nén cứ cặm cụi làm việc. Giàn lạnh giải nhiệt ít thì đến một lúc nào đó áp suất máy nén tạo ra lớn hơn cái giàn lạnh tiêu thụ đi, và nó lớn đến một mức nào đó hơn chế độ đặt thì a lê hấp, nó ngắt công tắc của nó. Thế là trong 3 công tắc, có một cái ngắt thì máy nén chịu chết không chạy nữa. Ngắt một lúc, một tý mà áp suất sau máy nén giảm thì nó lại đóng, máy nén lại chạy
5. Đến anh công tắc nhiệt độ, thì với điều hòa cơ, nếu mà nhiệt độ trong xe lớn hơn 8 độ C thì anh ta cứ đóng, còn thấp hơn 8 độ C thì anh ta ngắt, lúc này hai anh kia đóng thì máy nén cũng chịu chết, chả chạy được. Đối với điều hòa tự động thì cái anh công tắc này không theo cái 8 độ cứng kia nữa, mà nó theo cái nhiệt độ trong xe do anh lái xe đặt, anh ấy đặt 30 độ thì khi nào trong xe nhỏ hơn 30 nó ngắt, anh máy nén cũng dừng.

6. Từ đó thấy rằng, cái việc anh máy nén có chạy hay không, chạy liên tục hay chạy ngắt quãng, ngắt quãng nhiều hay ít là do anh lái xe tất. anh máy nén chạy càng liên tục thì càng tốn xăng.

Phải vậy không ạ ?

Nhưng thời gian máy nén vận hành nhiều hay ít tuỳ thuộc vào thời tiết. Trời quá nóng có khi lốc chạy không dừng tí nào còn trời mát thì nó chạy ngắn hơn.
Em tìm hiểu xe của em (pajero) thì thấy nó như thế này:

-Máy nén được kéo bằng dây curoa, vì vậy hoặc là nó đứng yên hoặc là quay đồng tốc với tốc độ vòng quay của máy, xe chạy nhanh thì vòng quay cao, máy nén chạy tít hơn lúc đỗ nổ máy.
- Máy nén được đóng và ngắt thông qua một cái nam châm hút (magnetic clutch). Có 1 cặp dây cấp tín hiệu từ ECU của điều hoà (A/C ECU) xuống để điều khiển đóng và ngắt cái nam châm này. Như vậy máy nén không hoạt động liên tục, chỉ khi có tín hiệu từ A/C ECU xuống thì nó mới chạy.
- Bình thường thì máy nén chỉ chạy khi có tín hiệu yêu cầu từ ECU xuống. Thường chạy mấy chục giây thì sẽ ngắt ra nghỉ mấy giây rồi lại cứ tiếp tục như vậy. Khi nào thì có tín hiệu từ ECU xuống để ngắt máy nén? ở xe em thì em đoán là khi cái cảm biến áp suất ở máy nén (A/C pressure sensor) nó tác động, tức là nén đủ áp suất là nghỉ. Khi nào áp suất tụt xuống thấp thì nó lại chạy tiếp. Thực tế sơ đồ điện điều hoà em tiếp cận được thì nó chỉ là 1 tín hiệu từ A/C ECU gửi xuống máy nén. Vì vậy logic điều khiển cụ thể trong cái ECU thì em không biết được, chỉ đoán, nhưng tín hiệu sensor đầu vào cái A/C ECU thì có 5 cái (A/C pressure sensor, ambiant air temperature sensor, interior temperature sensor, air thermo temperature sensor, heater water temperature sensor)

Vì vậy, để tiết kiệm năng lượng cho cái máy nén này thì đặt nhiệt độ phù hợp là có cơ sở.
Thực tế, trong những ngày nóng cực hạn, máy nén có thể chạy liên tục không nghỉ, hoặc trong trường hợp cái cảm biến áp suất bị lỗi... thì máy nén có thể bị chạy không ngừng.
Chạy xe mua hè cũng tốn nhiên liệu hơn chạy xe mùa đông.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top