5 CÁCH TƯƠNG TÁC VỚI TRẺ BƯỚNG BỈNH
Với những đứa trẻ bẩm sinh ra với cá tính mạnh mẽ, quyết đoán thì nhiều người cho rằngcách hành xử của bé là bướng bỉnh, không biết nghe lời, ích kỷ và khi bố mẹ trách mắng và cóhình phạt thì sẽ chống đối ra mặt. Thực ra “ KHÔNG CÓ ĐỨA TRẺ HƯ, KHÔNG CÓ BỐ MẸTỒI”, chỉ là bố mẹ chưa hiểu cá tính thực sự của con mình và chưa biết cách tương tác phùhợp. Vậy để tránh những mâu thuẫn đáng tiếc trong việc tìm tiếng nói chung giữa bố mẹ, Hưngsẽ chia sẻ 5 cách tương tác để hạn chế tối đa tính bướng bỉnh của con bạn nhé.
BỐ MẸ HÃY ĐỒNG CẢM CÙNG CẢM XÚC CỦA BÉ
Thú vui đi siêu thị cùng con rất phổ biến hiện nay đúng không ạ? và không tránh khỏi việc conbạn đòi mua cái này, cái kia, thậm chí là ăn vạ nằm lăn ra sàn gào khóc nếu không được bố mẹđáp ứng. Vậy xử lý thế nào đây??? Các bố mẹ hãy bình tĩnh nói với con “ mẹ biết con muốn lấy
đồ chơi này và mẹ biết con đang rất bực tức trong người”
Đó là cách bạn đang thấu hiểu và đồng cảm với con, sau đó bạn nói rằng: “ Con không thể có nóngay bây giờ, con có thể có bộ đồ chơi đó vào cuối tuần sau khi con đã giúp bố mẹ làm một số
công việc tốt”. Qua việc nói rõ lý do, bạn cho trẻ cảm giác được đồng cảm và thấu hiểu.
THỎA THUẬN VÀ CHO TRẺ NHỮNG LỰA CHỌN
Những đứa trẻ cá tính mạnh thường rất chủ động, luôn muốn mình là người được đưa ra quyếtđịnh vì thế đừng áp đặt trẻ. Thay vì không ngừng ra lệnh với trẻ “ Con phải ngừng chơi tới giờ đi
ngủ rồi” “ Con không được ăn kẹo vì trời đã tối” “ Con nên dọn đồ chơi ngay cho bố mẹ”
Bố mẹ có thể nói với con “ Con muốn đi ngủ bây giờ hay là xem thêm 5 phút nữa?” “ Con muốndọn đồ chơi bây giờ hay đợi 10 phút nữa” hay bố mẹ có thể dung cụm từ “ nếu…thì” “nếu conkhông đánh răng thì mẹ sẽ không hôn con trước khi đi ngủ”, hoặc đơn giản chỉ cần hỏi lí do“điều gì làm bé không muốn thực hiện việc này?” chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều đấy.
GIỮ BÌNH TĨNH VÀ KIÊN NHẪN
Đây là điều rất quan trọng của bố mẹ vì đương nhiên chúng ta không thể bắt một đứa trẻ bìnhtĩnh như một người lớn được. Nên nếu bản thân bố mẹ cảm thấy không bình tĩnh được chúng ta
hãy cách li mình khỏi trẻ. “Bố mẹ đang cảm thấy rất buồn nên một lát nữa mẹ sẽ nói chuyện vớicon sau”
Bất cứ việc gì bạn muốn con làm mà khiến trẻ bị gián đoạn chắc chắn chúng sẽ khiến bạn nổiđiên vì không thèm để tâm đến việc bạn yêu cầu. Trong trường hợp bạn có việc gấp, hãy nói
cho con biết để trẻ hiểu rằng giúp mẹ lúc này là quan trọng hơn. Còn ngược lại, nếu bạn dứtkhoát ép trẻ bằng lời ra lệnh thì sẽ đẩy hành vi bướng bỉnh của mình trở nên trầm trọng hơn.
️ PHỚT LỜ NHỮNG YÊU SÁCH KHÔNG THỎA ĐÁNG CỦA CON
Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh,khó bảo. Trẻ sẽ hình thành thói quen “yêu cầu gì là được ngay” và phản ứng tức giận, la hét…một khi chúng không được đáp ứng. Chính vì vậy, bỏ qua những nhu cầu bất hợp lý của con cóthể là một chiến lược hữu ích.
Ngoài ra, có những trẻ thường hành động bướng bỉnh bởi vì chúng thèm được sự chú ý, quantâm của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ nên làm thế nào để trẻ nhận thấy được cha mẹ yêu thương và
quan tâm.
ĐỘNG VIÊN VÀ KHEN NGỢI CON
Trẻ sẽ luôn cảm thấy bất an, không muốn thoát khỏi “lớp vỏ bọc bướng bỉnh” khi xung quanhmọi người luôn thể hiện thái độ coi thường, quát mắng… với mình. Những cảm xúc cũng nhưphản kháng của trẻ lúc đó sẽ là giận dữ, quyết liệt chống lại người lớn.
Chính bởi vậy, nếu bạn muốn thay đổi một đứa con “cứng đầu” bạn cần cố gắng động viên vàkhen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt – cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừnggay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.
Và đôi khi có những trẻ rất bướng bỉnh bố mẹ có thể nhấn mạnh đến hậu quả với bé và kiênquyết thực hiện hình phạt ( hình phạt ở đây nên đánh vào những mục tiêu, ước muốn của trẻ).
CHÚC CÁC BỐ MẸ CÔNG.