[Funland] Yêu cầu xóa bỏ hoặc tư nhân hóa Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tư duy của một tiến sỹ kinh tế.

Joker Tiger

Xe tăng
Biển số
OF-709566
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
1,863
Động cơ
19,843 Mã lực
Trường đại học giờ toàn viện này viện nọ nghe oai vãi :D
Mấy ông TS kinh tế có nghĩ được cái gì để phát triển kinh tế được đâu, quanh quẩn mớ lý thuyết suông. Đuổi ra ngoài chết đói ngay :))
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
865
Động cơ
200,887 Mã lực
Dưới đây là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.
Quãng thời gian học ở trường Ams là đẹp đẽ không khác gì những năm cấp 2 khi tôi học chuyên toán hay các bạn học ở trường khác. Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học trường đó. Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.
Với tất cả niềm tự hào là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 có ảnh được treo trong phòng truyền thống của Trường, với mong muốn tri ân những gì quý giá nhất tôi được học từ thày cô bạn bè trường lớp thân yêu ấy, cộng thêm niềm say mê người vợ cũng học trường Ams kém tôi 5 khoá, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.


Sau đây là ý kiến phản biện của em về các quan điểm trên của đồng chí Thành:

1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.: Cái này là sự suy đoán vô căn cứ. Việc ngân sách chi cho trường Ams so với các trường khác như thế nào không thấy tác giả lấy số liệu cụ thể để phân tích, một lỗi rất sơ đẳng của người nghiên cứu kinh tế. Hơn nữa, cứ giả sử cho việc nhà nước ưu đãi Ams hơn các trường công lập bình thường khác đi, vậy việc ưu đãi này có mang lại lợi ích gì cho xã hội không? ( Tạo ra một lớp người thành công , đóng góp không nhỏ cho xã hội sau này? Bù đắp lại những chi phí nhà nước đã bỏ ra đào tạo..v..v..) Cũng không thấy tác giả phân tích sâu vào đó.
2. Lỗi y như ý 1: Vô căn cứ, không có số liệu cụ thể.
3. Việc chạy chọt bảng điểm để vào trường chuyên là chuyện có thể xảy ra, nhưng liệu có phải trong 1000 cháu ứng cử vào trường chuyên thì có 500 cháu chạy chọt để có bảng điểm đẹp hay không? Cái này mắc lỗi lấy thiểu số để bao trùm lên toàn bộ vấn đề, không khách quan.
4. Mục đích của trường chuyên là để luyện gà nòi đi thi quốc tế? SAI. Bản thân em đã từng học chuyên toán hồi cấp 3. Nhưng văn hóa trường không bao giờ có chuyện chăm chăm vào luyện gà nòi cả. Có thể nó đúng vào thời xưa những năm 70,80 trở về trước. Chứ hiện tại mục tiêu chính của trường chuyên là đào tạo một thế hệ trẻ vượt trội, có năng lực hơn bạn bè đồng trang lứa.

Tóm lại, bài viết là của một tiến sỹ kinh tế, viện trưởng viện nghiên cứu chính sách, là một nhà nghiên cứu khoa học nhưng thể hiện một tư duy rất chủ quan, một chiều, vô căn cứ khi lập luận phân tích một vấn đề. Đồng chí Thành này cứ xoáy vào đồng thuế của đồng chí ấy đóng để cho các cháu trường Ams được học. Thế đồng chí ấy có nghĩ lại là bố mẹ các cháu học Ams cũng đang đóng thuế để cho con đồng chí ấy học không? Hơn nữa, việc vào Ams là BÌNH ĐẲNG đối với tất cả các cháu CÓ NĂNG LỰC khi thi đầu vào. Tất nhiên những hiện tượng chạy chọt là có nhưng nó quá nhỏ để có thể nói ra dẫn chứng , làm cơ sở bảo vệ cho một quan điểm, một vấn đề.
Em có tí lq đến Ams, không trực tiếp, nhưng thôi không đem kinh nghiệm cá nhân ra bàn cũng như không nói về cá nhân người nói - giả định là của chính anh ấy. Chỉ xin đề cập những lập luận, và mong rửa tai nghe các cụ bàn thêm:
- "Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh"
LỜI BÀN =>
1/ lứa bạn này học ở phổ thông thì chắc chắn là do những người thầy sinh năm từ 1940 trở về sau. Họ đều lớn lên dưới mái trường XHCN và thời những năm 60 có câu "Nhất y nhì dược tạm được BK, sp bỏ qua, nông lâm xếp xó". KHÔNG thể nói khơi khơi theo cách là rằng "lớp tinh hoa bị cách mạng loại bỏ" vì đúng là có chính sách ngầm về thành phần ngăn cấm nhiều người giỏi vào Bách khoa, và đẩy họ vào sp, nhưng không có nghĩa là cặn bã đi học những trường khác. Vả theo logic đó thì ngành giáo dục phải tốt chứ? Vả nữa là chính những người thầy đó dạy bạn tinh thần tự do. Đó chẳng phải là điều đáng quý của một chính sách? Cái sai nó nằm chỗ khác chứ không phải ở việc ép người tài đi sư phạm. Và vì thế kinh nghiệm cá nhân của bận ấy không liên quan gì đến việc đề xuất giải tán Am cả. 2/ Học Tố Hữu chẳng phải một cái tội, chẳng phải vì học ổng mà bạn ngu dốt hay hồng vệ binh đi. Cả một phần quan trọng bạn đọc bình dân từng đọc TH để đi đánh nhau. Chưa bàn đến đúng sai của thơTH, việc khác biệt thị hiếu không thể là lý do bạn bắt người ta đọc cái bạn thích. Mặt khác thế hệ bạn này là chương trình đã đổi mới nên TH chỉ là một phần rất nhỏ bên cạnh nhiều người khác (xin miễn kể tên, trong đó có CBQ, PT, NCT...). Vậy lỗi không ở việc học ổng. 3/ Chương trình sgk chỉ dạy có tính gợi mở chứ có bảo bạn là đó những tác giả duy nhất đâu mà bạn khăng khăng vậy? Hóa ra bạn đâu có tinh thần tự do và khai phóng (một từ khóa là mốt)? 4/Bạn có nhắc đến Phạm Quỳnh, nhưng PQ nghị luận chứ không sáng tác, chặt chẽ chứ đâu có cao nhã lắm đâu, và bạn cứ việc đọc thôi, sao bắt người khác phải đọc PQ? Vả lại không phải những người Cộng sản sau này là những người duy nhất kết tội PQ, mà cả những người đương thời và cả trong nam trước 1975. Đúng sai thì chúng ta không bàn, nhưng nói vây để thấy 1 trường hợp phức tạp không thể biến thành chuẩn mực để phán xét trường hợp kia. Cách lấy những ví dụ này khá là tệ về lập luận, nhưng có vẻ thuyết phục!!!!. => Vậy là không hiểu về lịch sử nhưng lấy lịch sử để chứng minh 1 niềm tin của chính mình.
- "Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội."
=> LỜI BÀN: Dĩ nhiên chém gió thì chẳng cần số liệu, nhưng vì thế nói khơi khơi như một định đề rằng lấy của nghèo góp cho người giàu với một loạt những ví dụ giả định thì đúng là hài hước. Bởi người ta có thể chỉ ra chứng minh ngược lại bằng những chính sách văn bản rõ ràng. Vậy là dùng ví dụ giả định chứng minh cho một luận đề định trước có phải là một sự hài hước?
- " Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên"

=> LỜI BÀN: vẫn là chém gió nên chắc chắn không cần số liệu.Nhưng chỉ dựa vào vài trường hợp anh bạn này biết, và chắc chắn là có chứ không giả định, để nói về cả trường Am hiện giờ, người ta có quyền kiện người phát ngôn vì sự vu khống? Và vì thế không khó chứng minh ngược lại. Vậy là bàn nhảm chém gió vô thưởng câu view?
- "Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh"
=> LỜI BÀN: vẫn lại là những giả định chém gió. Thì cũng chính nhờ cái showcase đó mà tạo ra một lớp tinh hoa,lựa ra một lớp tinh hoa trong một giới hạn của tài lực. Đó là một chính sách hợp lý để cho phép những ai không có điều kiện vật chất nhưng có cái đầu được tuyển lựa. Lớp đó có làm được hay không cho xã hội thì phải trách họ chứ sao lại trách cái nơi đã lựa ra họ? Nói rằng nhờ lớp đó mà "duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh" thì phải nói là siêu hài hước về mặt lịch sử.
CUỐI CÙNG VỀ ĐỀ XUẤT TƯ NHÂN HÓA: Ngoại trừ Mỹ là nơi thị trường hóa giáo dục, những nước châu Âu đều giành nguồn lực lớn của công cho giáo dục vì họ cho rằng CHỈ Nhà nước mới có khả năng tối ưu và điều phối cho một công việc phi lợi nhuận như giáo dục. Ngay cả ở Mỹ cũng là nơi những trường ĐH lớn nhất là phi lợi nhuận. Và cho đến nay trường Am cho thấy nó vẫn tạo ra được một lớp tinh hoa, dù không còn cách biệt nhiều so với xã hội như ngày xưa - điều đó thực sự tốt vì chứng tỏ xã hội tiến triển. Vậy sự đầu tư đó đâu có phí phạm? Mặt khác, tất cả các quốc gia đều có những "trường tinh hoa". Vấn đề là học sinh được giảng dạy ntn và chúng ta tiếp cận họ ra sao. Cách nhìn rằng vì nó không giống bạn ấy học ngày xưa nên xóa bỏ nó hoặc tư nhân hóa - cũng là một cách xóa bỏ nó - là một hành vi "đái vào lịch sử". Kể ra cũng có vấn đề thật, theo em là vậy.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,898
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em thấy vào hệ thống trường chuyên thì học chỉ tập trung vào 1 - 2 môn, còn các môn còn lại thì toàn được "ưu ái", -> học lệch, bạn nào giỏi tự nhiên thì kém xã hội và ngược lại như kiểu bị thọt.
Mà đội thọt đó thì nên đi sâu vào nghiên cứu sẽ tốt hơn (tuy nhiên rất ít người theo vì sẽ nghèo), mà để tinh hoa thọt này định hướng và dẫn dắt đất nước thì hậu quả sẽ thế nào???
Không như cụ nói đâu.
Đội chuyên đc chọn nên đầu óc nhình chung sáng láng hơn.
Bọn thường thi môn gì chúng nó cũng thi môn đó và điểm cao hơn đấy.
Suy cho cùng thì chỉ là giáo dục phổ thông chứ có gì ghê gớm đâu.
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
865
Động cơ
200,887 Mã lực
Em nghĩ cái này cũng hợp lý thôi. Giáo dục Việt Nam nặng về thi cử, đề cao thành tích nên muốn vào được trường Top thì đầu tư là điều bắt buộc. Chưa kể bây giờ, số nhà có điều kiện và sẵn sàng đầu tư cho con cái ngày một nhiều lên. Tất nhiên vẫn có người thật sự thông minh và tư chất xuất sắc, chẳng cần học thêm nếm nhiều mà vẫn vào được các trường hàng đầu song em tin đó chỉ là thiểu số cực kỳ ít ỏi bởi nếu số lượng này đông như quân Nguyên thì nước mình hóa rồng hóa hổ lâu rồi.

Như con bà chị gái em đầu tư rất kinh khủng, ngay từ đầu cấp 2 với định hướng vào trường chuyên và rất tốn kém. Tuy nhiên nhà cũng có điều kiện nên mọi thứ khá nhẹ nhàng. Đặt vào trường hợp của em thì nói thật em cũng không dám chắc mình có đủ sức đầu tư cho con mình đến thế không vì điều kiện có hạn và em tin nhiều người cũng cùng quan điểm như vậy
Không thể có một xuất phát điểm bình quân cho mọi đứa trẻ cụ nhỉ. Trách nhiệm chúng ta là cố gắng tạo mọi cơ hộ bình đẳng chứ không thể bắt đứa nhà giàu sống như đứa nhà nghèo, trừ phi đó là ý chí của chính cá nhân có liên quan.
 

Boppi

Xe tải
Biển số
OF-36845
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
485
Động cơ
476,523 Mã lực
Nó xét tuyển để sàng lọc đầu vào thi tuyển thôi mợ ạ. Phải đủ điều kiện mới được thi nhá. Chứ đừng tưởng ai cũng thi được :)). Quan trọng là vẫn phải thi, từ trước tới giờ vẫn thế. Chứ giờ Ams xét tuyển đầu vào theo học bạ thì tuyển kiểu gì? :))

Chẳng hạn nó tuyển 100 chỉ tiêu mà chỉ muốn nhận 1000 hồ sơ thôi. Chứ cả HN đâm đầu vào thi Ams thì cụ biết bao nhiêu hồ sơ không? Chả đủ kinh phí và địa điểm để tổ chức thi nữa là :))
Mấy năm trước, sở GD Hà nội không cho tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức thì tuyển nên bác có thể tìm hiểu lại phương thức xét tuyển lớp 6 của Ams từ năm 2015. Sau đó do có nhiều bất cập nên hai năm nay mới trở lại thi tuyển nhưng vẫn có vòng sơ loại dựa vào học bạ.
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,327
Động cơ
465,635 Mã lực
Cái sơ loại này là thứ vớ vẩn nhất. Đã tổ chức thi thì cứ cho thi, lệ phí đăng kí làm sao đủ để tổ chức là đc. Bọn nhỏ từ lớp 1 làm sao mà biết được mình phải thế này, thế kia thì mới có cơ hội để thi vào cái trường ở mãi đâu đâu. Cuộc đua của PHHS cả thôi nghĩ nó chán
Nếu được phép thu lệ phí thì cần gì vòng hồ sơ.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
272,025 Mã lực
Hai đứa F1 nhà em đều học Am. Em thấy Am bây giờ khác xa ngày xưa và cũng không như hình dung của nhiều cụ đâu ạ.

Chúng nó chả máu me gì thi giải này, giải nọ đâu, bị ép thì phải thi thôi. Chúng nó có phong cách rất hiện đại, tự học là chính, không hề bị gò ép, cạnh tranh với nhau cũng ác, đại khái môi trường học hành rất "Tây".

Chúng nó cũng không hề để tâm đến gia cảnh của nhau. Đa số phụ huynh hướng con học Am để lấy xi vi đẹp để đăng ký trường tốt bên Tây, quen dần với môi trường của xã hội phát triển nên phụ huynh đa số là giàu đến rất giàu. Nhưng vẫn có con nhà nghèo, lớp thằng cu em các phụ huynh cũng đã từng đứng ra vận động hỗ trợ một cháu trong lớp.

Không phải tất cả học sinh Am đều giỏi. Nhưng học sinh lớp Anh 1 thì cực giỏi, giỏi một cách toàn diện.

Thằng lớn nhà em năm lớp 10 càu nhàu bố mẹ không cho con học Kim Liên, bắt học Am (nó khó chịu vì bọn em cho nó thi lớp chuyên vào loại dễ nhất vì không tin khả năng của nó, nên nó có chút mặc cảm với bọn học chuyên Anh, chuyên Lý). Thế nhưng khi ra trường rồi, nó bảo bố mẹ động viên em nỗ lực thi vào Am, lớp chuyên ngoại ngữ.

Ở trường cũng có chuyện tiêu cực, các con em có bức xúc nhưng cuối cùng chúng nó vẫn yêu và tự hào về Am.

P/s: điều kiện kinh tế nhà em rất bình thường, thằng lớn du học không mất học phí, chỉ mất tiền ăn ở ; con bé đã apply đại học trong nước có hợp tác với trường vào loại top của thế giới, full học bổng.
 
Chỉnh sửa cuối:

lum_dong_tien

Xe tăng
Biển số
OF-113295
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
1,095
Động cơ
394,656 Mã lực
Không như cụ nói đâu.
Đội chuyên đc chọn nên đầu óc nhình chung sáng láng hơn.
Bọn thường thi môn gì chúng nó cũng thi môn đó và điểm cao hơn đấy.
Suy cho cùng thì chỉ là giáo dục phổ thông chứ có gì ghê gớm đâu.
Cụ ấy có học chuyên đâu mà nói :))) Em nhân chứng sống đây_ nạn nhân của 1 môi trường toàn đứa xuất sắc nên 3 năm cứ lẹt đẹt gần cuối lớp thôi.
 

Lavender168

Xe buýt
Biển số
OF-721331
Ngày cấp bằng
21/3/20
Số km
888
Động cơ
86,520 Mã lực
Dưới đây là ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN.
Sau này
Tôi là học sinh trường Ams khoá 1992-1995. Chuyên Lý 1. Nói thì bây giờ không ai tin, nhưng tôi đã từng học giỏi gần nhất trường về môn mà tôi học chuyên, tức là môn Lý.
Quãng thời gian học ở trường Ams là đẹp đẽ không khác gì những năm cấp 2 khi tôi học chuyên toán hay các bạn học ở trường khác. Tinh thần tự do của chúng tôi được nuôi dưỡng từ đây. Là học sinh đội tuyển, chúng tôi được học thêm với những thày giỏi nhất nước lúc ấy. Những người thày đã già, thuộc về tầng lớp tinh hoa thời trước bị cách mạng ngấm ngầm loại bỏ bằng cách cho đi dạy học. Như vậy, việc học đội tuyển đã khiến tôi may mắn nhận được hai điều: nhìn thấy nhân cách của các thày và không phải học các môn khác của chương trình phổ thông. Tôi đã không phải học thơ Tố Hữu hay những áng văn cách mạng hăng hái, mà để cải thiện môn văn học, tôi tự đọc Việt Nam Văn học Sử Yếu của Dương Quảng Hàm theo hướng dẫn của bố tôi, nơi tôi tìm thấy cảm hứng tự do trong Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ và sự cao nhã của Phạm Quỳnh.
Đó là những hành trang tôi có được từ trường Ams. Và nhờ thế, giờ đây tôi có được niềm tin rằng nên giải tán trường Ams hoặc biến nó thành một trường tư thông qua bán đấu giá nó.
Lập luận của tôi là:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.
2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.
3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.
4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Từ đây đào tạo ra một ít gà nòi để đem đi triển lãm trên thế giới thông qua các kỳ thi toán lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều. Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ chế độ vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình trường Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học trường đó. Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.
Với tất cả niềm tự hào là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 có ảnh được treo trong phòng truyền thống của Trường, với mong muốn tri ân những gì quý giá nhất tôi được học từ thày cô bạn bè trường lớp thân yêu ấy, cộng thêm niềm say mê người vợ cũng học trường Ams kém tôi 5 khoá, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.


Sau đây là ý kiến phản biện của em về các quan điểm trên của đồng chí Thành:

1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.: Cái này là sự suy đoán vô căn cứ. Việc ngân sách chi cho trường Ams so với các trường khác như thế nào không thấy tác giả lấy số liệu cụ thể để phân tích, một lỗi rất sơ đẳng của người nghiên cứu kinh tế. Hơn nữa, cứ giả sử cho việc nhà nước ưu đãi Ams hơn các trường công lập bình thường khác đi, vậy việc ưu đãi này có mang lại lợi ích gì cho xã hội không? ( Tạo ra một lớp người thành công , đóng góp không nhỏ cho xã hội sau này? Bù đắp lại những chi phí nhà nước đã bỏ ra đào tạo..v..v..) Cũng không thấy tác giả phân tích sâu vào đó.
2. Lỗi y như ý 1: Vô căn cứ, không có số liệu cụ thể.
3. Việc chạy chọt bảng điểm để vào trường chuyên là chuyện có thể xảy ra, nhưng liệu có phải trong 1000 cháu ứng cử vào trường chuyên thì có 500 cháu chạy chọt để có bảng điểm đẹp hay không? Cái này mắc lỗi lấy thiểu số để bao trùm lên toàn bộ vấn đề, không khách quan.
4. Mục đích của trường chuyên là để luyện gà nòi đi thi quốc tế? SAI. Bản thân em đã từng học chuyên toán hồi cấp 3. Nhưng văn hóa trường không bao giờ có chuyện chăm chăm vào luyện gà nòi cả. Có thể nó đúng vào thời xưa những năm 70,80 trở về trước. Chứ hiện tại mục tiêu chính của trường chuyên là đào tạo một thế hệ trẻ vượt trội, có năng lực hơn bạn bè đồng trang lứa.

Tóm lại, bài viết là của một tiến sỹ kinh tế, viện trưởng viện nghiên cứu chính sách, là một nhà nghiên cứu khoa học nhưng thể hiện một tư duy rất chủ quan, một chiều, vô căn cứ khi lập luận phân tích một vấn đề. Đồng chí Thành này cứ xoáy vào đồng thuế của đồng chí ấy đóng để cho các cháu trường Ams được học. Thế đồng chí ấy có nghĩ lại là bố mẹ các cháu học Ams cũng đang đóng thuế để cho con đồng chí ấy học không? Hơn nữa, việc vào Ams là BÌNH ĐẲNG đối với tất cả các cháu CÓ NĂNG LỰC khi thi đầu vào. Tất nhiên những hiện tượng chạy chọt là có nhưng nó quá nhỏ để có thể nói ra dẫn chứng , làm cơ sở bảo vệ cho một quan điểm, một vấn đề.
Quá đồng ý. Về phần kinh phí đi học, bố mẹ tự đóng là đúng rồi, nếu muốn con học chất lượng cao hơn.
Phần khác cũng giảm chuyện kg đủ khả năng mà chạy chọt vào trường.
Nhớ ngày xưa trong trường BK có thầy Tống Đình Quỳ nói câu khiến mình nhớ mãi : bố mẹ nào cũng mong con học trường chuyên lớp chọn nào Ams..LTV...
Nhưng có ai biết hàng năm kg biết bao nhiêu đứa trẻ bị đưa vào bệnh viện tâm thần Trâu Quỳ kg ? Không đúng kg ? Vậy cứ tiếp tục mà đưa con vào. Thầy dậy toán, cách đây bao nhiêu năm đã nói câu đó. Bây giờ nói câu này kg lẽ vẫn là sớm chăng ???
 
Chỉnh sửa cuối:

Mycar222

Xe điện
Biển số
OF-129065
Ngày cấp bằng
1/2/12
Số km
3,551
Động cơ
409,192 Mã lực
Nơi ở
Chỗ ấy, ở giữa ngã.....
Tsb, tiến sỹ kinh tế toàn chém gió suông, chém gió tung trời
Cứ thử dùng tiền túi của mình, tự mở 1 mô hình kinh doanh nho nhỏ ( cafe, quán ăn, cửa hàng...vv) xem có tồn tại dc ko hay lại lỗ sặc mứt
 

xechokeo

Xe đạp
Biển số
OF-102861
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
12
Động cơ
398,458 Mã lực
Tsb, tiến sỹ kinh tế toàn chém gió suông, chém gió tung trời
Cứ thử dùng tiền túi của mình, tự mở 1 mô hình kinh doanh nho nhỏ ( cafe, quán ăn, cửa hàng...vv) xem có tồn tại dc ko hay lại lỗ sặc mứt
Không phân biệt được nhà nghiên cứu với người làm doanh nghiệp à? ông C Marx cả đời chẳng bảo giờ làm ra tiền, vợ còn phải bán hết tài sản đi nuôi, sau toàn ăn nhờ ở đậu bạn bè mà xây dựng lý thuyết giờ nhiều nước còn đang theo đấy :):)
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,276
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
33
Thế thì cụ phải hỏi anh tiến sỹ Lê Thẩm Dương, vừa chém gió được, vừa kiếm được tiền từ nghề chém gió ;))

Tsb, tiến sỹ kinh tế toàn chém gió suông, chém gió tung trời
Cứ thử dùng tiền túi của mình, tự mở 1 mô hình kinh doanh nho nhỏ ( cafe, quán ăn, cửa hàng...vv) xem có tồn tại dc ko hay lại lỗ sặc mứt
Không phân biệt được nhà nghiên cứu với người làm doanh nghiệp à? ông C Marx cả đời chẳng bảo giờ làm ra tiền, vợ còn phải bán hết tài sản đi nuôi, sau toàn ăn nhờ ở đậu bạn bè mà xây dựng lý thuyết giờ nhiều nước còn đang theo đấy :):)
 

Tigerwood

Xe tăng
Biển số
OF-44665
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
1,730
Động cơ
483,166 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
donghai-tvtk.com
Không như cụ nói đâu.
Đội chuyên đc chọn nên đầu óc nhình chung sáng láng hơn.
Bọn thường thi môn gì chúng nó cũng thi môn đó và điểm cao hơn đấy.
Suy cho cùng thì chỉ là giáo dục phổ thông chứ có gì ghê gớm đâu.
Em xin kể câu chuyện của em: Bố em là 1 trong những chuyên gia hàng đầu của BGTVT (thời kỳ 198x) và cũng chĩnh vì vậy cụ cũng rất muốn con cái phải "khác người", em được định hướng thần tượng là Lê Bá Khánh Trình nên 6 tuổi em vào thằng lớp 2, bỏ qua vỡ lòng, lớp 1 (em sinh năm 1974 - đi học sớm 3 năm cùng khóa với đội 1971). Cấp 1 thì không vấn đề vì em tuy ít tuổi nhưng luôn đứng nhất khối, thi huyện, thi tỉnh và đoạt giải là chuyện bình thường - chữ viết thì cực xấu.
Đến cấp 2 thì bắt đầu có sự khác biệt, nhiều môn hơn, các môn tự nhiên thì em vẫn đứng đầu nhưng các môn xã hội thì đi xuống trông thấy và cũng vì điểm số đi xuống nên đòn roi càng tăng (bố em dạy theo kiểu thày đồ ngày xưa).
Lên cấp 3 (1986) thì càng tệ hơn nữa, thi vào cấp 3 (trường huyện) thì toán 8, văn 2 - vừa đủ thoát liệt. Các môn tự nhiên vẫn ổn, các môn xã hội thì bê bết nhất là môn văn, kỹ nào được >=5,0 là mẹ em mổ gà ăn mừng. Nhận thức xã hội không theo kịp các bạn (cái này thì do em đi học sớm chứ không phải do học lệch), kết quả bị đúp năm lớp 11. Càng ngày em càng thấy có khoảng cách với bạn bè nên bắt đầu tham gia nghịch ngơm, trộm cắp, đánh nhau (cho mấy thằng "cá biệt" chép bài nên bọn nó bảo kê và rủ rê.
Đến giờ em nhận thấy câu: "xấu đều còn hơn tốt lỏi" là đúng, nó chỉ tạo cho con người ta tính chủ quan, cho rằng mình ở tầng lớp khác nên dễ coi thường mọi người, rằng là mình là "trung tâm vũ trụ" nên luôn đòi hỏi và cái dở nhất là luôn chủ quan, tự tin thái quá.
 

Tigerwood

Xe tăng
Biển số
OF-44665
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
1,730
Động cơ
483,166 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
donghai-tvtk.com
Quá đồng ý. Về phần kinh phí đi học, bố mẹ tự đóng là đúng rồi, nếu muốn con học chất lượng cao hơn.
Phần khác cũng giảm chuyện kg đủ khả năng mà chạy chọt vào trường.
Nhớ ngày xưa trong trường BK có thầy Tống Đình Quỳ nói câu khiến mình nhớ mãi : bố mẹ nào cũng mong con học trường chuyên lớp chọn nào Ams..LTV...
Nhưng có ai biết hàng năm kg biết bao nhiêu đứa trẻ bị đưa vào bệnh viện tâm thần Trâu Quỳ kg ? Không đúng kg ? Vậy cứ tiếp tục mà đưa con vào. Thầy dậy toán mà còn nói vậy đó
Trường BKHN cũng cung cấp cho Trâu Quỳ 1 số khách hàng tiềm năng.
1 số con giáo viên thì đến Triết học Mác - Lê còn 9-10 và đương nhiên suất học bổng thuộc về bạn đó.

"Xã hội vốn công bằng nhưng một số người muốn công bằng hơn"
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,898
Động cơ
605,960 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Học với bọn nhanh quá cũng là sụ thiệt thòi.
Em xin kể câu chuyện của em: Bố em là 1 trong những chuyên gia hàng đầu của BGTVT (thời kỳ 198x) và cũng chĩnh vì vậy cụ cũng rất muốn con cái phải "khác người", em được định hướng thần tượng là Lê Bá Khánh Trình nên 6 tuổi em vào thằng lớp 2, bỏ qua vỡ lòng, lớp 1 (em sinh năm 1974 - đi học sớm 3 năm cùng khóa với đội 1971). Cấp 1 thì không vấn đề vì em tuy ít tuổi nhưng luôn đứng nhất khối, thi huyện, thi tỉnh và đoạt giải là chuyện bình thường - chữ viết thì cực xấu.
Đến cấp 2 thì bắt đầu có sự khác biệt, nhiều môn hơn, các môn tự nhiên thì em vẫn đứng đầu nhưng các môn xã hội thì đi xuống trông thấy và cũng vì điểm số đi xuống nên đòn roi càng tăng (bố em dạy theo kiểu thày đồ ngày xưa).
Lên cấp 3 (1986) thì càng tệ hơn nữa, thi vào cấp 3 (trường huyện) thì toán 8, văn 2 - vừa đủ thoát liệt. Các môn tự nhiên vẫn ổn, các môn xã hội thì bê bết nhất là môn văn, kỹ nào được >=5,0 là mẹ em mổ gà ăn mừng. Nhận thức xã hội không theo kịp các bạn (cái này thì do em đi học sớm chứ không phải do học lệch), kết quả bị đúp năm lớp 11. Càng ngày em càng thấy có khoảng cách với bạn bè nên bắt đầu tham gia nghịch ngơm, trộm cắp, đánh nhau (cho mấy thằng "cá biệt" chép bài nên bọn nó bảo kê và rủ rê.
Đến giờ em nhận thấy câu: "xấu đều còn hơn tốt lỏi" là đúng, nó chỉ tạo cho con người ta tính chủ quan, cho rằng mình ở tầng lớp khác nên dễ coi thường mọi người, rằng là mình là "trung tâm vũ trụ" nên luôn đòi hỏi và cái dở nhất là luôn chủ quan, tự tin thái quá.
Đấy là cụ đi học sớm nên đuối chứ ko phải tại trường, lớp.
Học sinh chuyên giờ nó có nhiều môn học ngoài để chuẩn bị cho tương lai nhưng các môn chính khoá thì bét ra cũng 6-7 điểm chứ đừng nói 5 điểm.
 

henry tran

Xe buýt
Biển số
OF-469
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
731
Động cơ
586,800 Mã lực
Nên theo xu thế tư nhân hóa giáo dục giống tây lông.
 

Tigerwood

Xe tăng
Biển số
OF-44665
Ngày cấp bằng
27/8/09
Số km
1,730
Động cơ
483,166 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
donghai-tvtk.com
Đấy là cụ đi học sớm nên đuối chứ ko phải tại trường, lớp.
Học sinh chuyên giờ nó có nhiều môn học ngoài để chuẩn bị cho tương lai nhưng các môn chính khoá thì bét ra cũng 6-7 điểm chứ đừng nói 5 điểm.
Vậng, ý em muốn nói là ĐỊnh hướng của gia đình tạo nên áp lực, gánh nặng cho con cái
 

baodem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363481
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
1,768
Động cơ
275,441 Mã lực
Anh Thành tư duy, phân tích, thông tin như kac mà cũng làm tiến sỹ dc nhỉ.
1. Bán thế dek nào được 1 cái trường công lập. Em cũng chưa nghe thấy bao giờ.
2. Lần đầu em cũng nghe thấy lấy của người giầu chia cho người nghèo ở một cái trường công.
3. Tiêu cực, xin điểm ở đâu chả có tỷ lệ tây nhỏ, liên quan dek gì ams.
4. Trường chuyên, lớp chọn cũng dek phải lý do dùng để bán trường.
Dm sao thằng này trước đây cũng là cố vấn cho 3x dc nhỉ. Thằng này bị đuổi khỏi viện chính sách rồi nên bị thần kinh à.
 

baodem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363481
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
1,768
Động cơ
275,441 Mã lực
Thế thì cụ phải hỏi anh tiến sỹ Lê Thẩm Dương, vừa chém gió được, vừa kiếm được tiền từ nghề chém gió ;))
Khác nhiều cụ ơi, anh Dương là diễn giả, kiếm tiền bằng nghề của mình, chém hay hoặc dở nhưng vẫn có người nghe vẫn kiếm xèng đều đều là thành công của anh ấy.
Anh Thành chém gió trên mạng ảo, chả được lợi lộc mịa gì, thể hiện cho thiên hạ thấy rõ độ ngu của mình, ảnh hưởng tới việc kiếm tiền của bản thân, ảnh hưởng đến gia đình, đó là cái ngu của Thành.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top