- Biển số
- OF-126876
- Ngày cấp bằng
- 7/1/12
- Số km
- 297
- Động cơ
- 380,420 Mã lực
- Tuổi
- 40
- Nơi ở
- từ sơn bắc ninh
Hiện nay do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thoả mạn cuộc sống của con người ngày càng cao. Điều đó dẫn đến các phương tiện tham gia giao thông của con người là không thể thiếu. Xe gắn máy là phương tiện tham gia giao thông thuận lợi và ít tốn kém nhất của cộng đồng người Việt. Điều đó ắt sẽ trở thành hệ lụy khi người tham gia giao thông ngày càng gia tăng. An toàn giao thông đã trở thành một vấn đề nan giải, trong đó đặc biệt là giới trẻ. Thành phố Vinh trong xu thế kinh tế thị trường, đời sống dân sinh ngày càng phát triển, người người đều có xe gắn máy để tham gia giao thông. Phải chăng vì những lý do đó mà lưu lượng người tham gia giao thông ngày càng gia tăng. Số người vi phạm pháp luật ngày càng nhiều? Không, điều đó đúng nhưng không đủ. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề học sinh, sinh viên (giới trẻ) khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy - phần lớn ít nhiều đều vi phạm luật giao thông. Tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ của giới trẻ ngày càng báo động. Các lỗi vi phạm của họ đa dạng như: Điều khiển xe phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, chở quá số người quy định, đi dàn hàng ngang, người lái xe không có đăng ký sở hữu xe, không giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ, đặc biệt khi tham gia giao thông chẳng cần đội mũ bảo hiểm… Mỗi khi đánh xe ra đường, chúng ta không khỏi hoảng sợ khi một số thanh niên mới lớn phóng xe vô cùng bạt mạng. Họ đi nhanh như một tia chớp, chẳng cần đội mũ bảo hiểm, thậm chí đèo ba, bốn lạng lách đánh võng làm huyên náo cả một khu phố. Tối đến dạo chơi trên phố mới thấy nỗi kinh hoàng của giới trẻ hôm nay. Dọc đường Quang Trung, Hồ Tùng Mậu, Minh Khai, Trường Thi, Lê Duẩn, Quốc lộ 32… hàng trăm thanh thiếu niên đi xe tay ga, phân khối lớn tỏ vẻ “iêng hùng” lạng lách giữa bàn dân thiên hạ và chúng coi đó như là thể hiện “cá tính”. Một lần tình cờ vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm người bệnh, chúng tôi đã phải chứng kiến cảnh xe cứu thương chạy hết công suốt đưa 3, 4 thanh niên - những “iêng hùng xa lộ” tuổi “teen” vào nhập viện. Theo bác sỹ Thuỷ - Khoa hồi sức cấp cứu được biết, họ là những thanh, thiếu niên bị tai nạn trên đường Trường Thi.
Ngoài ra, khi đi trên các tuyến đường trong thành phố, chúng ta cũng rất dễ bắt gặp vô vàn những chiếc xe gắn máy, do giới trẻ điều khiển dán nhãn mác, màu sắc nhem nhuốc khắp thân xe như các loại tem: rồng, phượng, hoa hoè… Thậm chí một số bộ phận còn tự ý thay đổi màu xe, lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ôtô, còi hú trái quy định lại còn đùa giỡn ngay gây mất trật tự trên các tuyến đường. Điều đáng báo động là khi giới trẻ tham gia giao thông đường bộ có ý thức chấp hành giao thông kém. Theo thống kê chưa đầy đủ trong 3 tháng đầu năm đã có gần 500 trường hợp thanh thiếu niên vi phạm Luật giao thông đường bộ. Đặc biệt, một số đối tượng vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ khi bị thu xe thì tỏ thái độ thách thức lại đối với lực lượng công an…
Sự thiếu ý thức đó của giới trẻ một phần do lỗi của các bậc phụ huynh đã không dành nhiều thời gian quan tâm tới việc giáo dục các em có ý thức chấp hành Luật giao thông. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng, chiều chuộng con cái khi mua xe và cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. Và chưa thấu hiểu được rằng tai nạn giao thông không trừ bất cứ ai. Điều đáng nói là tình trạng học sinh tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm diễn ra khá phổ biến dù quy định đội mũ bảo hiểm là bắt buộc đối với những người tham gia giao thông bằng xe gắn máy. Bên cạnh gia đình, việc giáo dục ý thức học sinh, sinh viên trong nhà trường cũng chưa được quan tâm đúng mức. Các chế tài tại các trường học áp dụng đối với các hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe, việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Để ngăn chặn những hành vi vi phạm trong khi tham gia giao thông của giới trẻ cần có sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt cần có ý thức tự giác trong đại bộ phận giới trẻ, có như vậy tai nạn giao thông mới thuyên giảm, người người khi tham gia giao thông mới yên tâm khi không có những cảnh tượng lạng lách, đáng võng… mà điều quan trọng hơn là giáo dục ý thức chấp hành pháp luật một cách tự giác hơn cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Ngoài ra, khi đi trên các tuyến đường trong thành phố, chúng ta cũng rất dễ bắt gặp vô vàn những chiếc xe gắn máy, do giới trẻ điều khiển dán nhãn mác, màu sắc nhem nhuốc khắp thân xe như các loại tem: rồng, phượng, hoa hoè… Thậm chí một số bộ phận còn tự ý thay đổi màu xe, lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ôtô, còi hú trái quy định lại còn đùa giỡn ngay gây mất trật tự trên các tuyến đường. Điều đáng báo động là khi giới trẻ tham gia giao thông đường bộ có ý thức chấp hành giao thông kém. Theo thống kê chưa đầy đủ trong 3 tháng đầu năm đã có gần 500 trường hợp thanh thiếu niên vi phạm Luật giao thông đường bộ. Đặc biệt, một số đối tượng vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ khi bị thu xe thì tỏ thái độ thách thức lại đối với lực lượng công an…
Sự thiếu ý thức đó của giới trẻ một phần do lỗi của các bậc phụ huynh đã không dành nhiều thời gian quan tâm tới việc giáo dục các em có ý thức chấp hành Luật giao thông. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng, chiều chuộng con cái khi mua xe và cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. Và chưa thấu hiểu được rằng tai nạn giao thông không trừ bất cứ ai. Điều đáng nói là tình trạng học sinh tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm diễn ra khá phổ biến dù quy định đội mũ bảo hiểm là bắt buộc đối với những người tham gia giao thông bằng xe gắn máy. Bên cạnh gia đình, việc giáo dục ý thức học sinh, sinh viên trong nhà trường cũng chưa được quan tâm đúng mức. Các chế tài tại các trường học áp dụng đối với các hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe, việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Để ngăn chặn những hành vi vi phạm trong khi tham gia giao thông của giới trẻ cần có sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt cần có ý thức tự giác trong đại bộ phận giới trẻ, có như vậy tai nạn giao thông mới thuyên giảm, người người khi tham gia giao thông mới yên tâm khi không có những cảnh tượng lạng lách, đáng võng… mà điều quan trọng hơn là giáo dục ý thức chấp hành pháp luật một cách tự giác hơn cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.