Lối tư duy đổ lỗi hoặc trông chờ vào "ý thức" là lối tư duy lười biếng và bao biện.
- Muốn công dân có ý thức tốt thì cần thực hiện nghiêm việc rèn ý thức ngay từ ngày mai thì sẽ gặt hái thành công sớm thì sau 50 năm, muộn thì 100 năm. Xin tự tham khảo từ các nước tiến bộ đã thành công.
- Cần công dân có ý thức ngay thì phải dành khoảng 10 năm với 1 đội ngũ chuyên gia xây dựng các bộ luật công cộng chi tiết và phù hợp với đời sống văn hóa của công dân và bắt buộc phải có chế tài thật nặng cho cả đối tượng bị điều chinh lẫn bộ máy giám sát thực thi.
Một vài ý kiến ngô nghê như trên chẳng có gì là tiến bộ hay đột phá bởi những người có trách nhiệm với bộ não siêu việt họ thừa biết từ lâu nhưng câu hỏi đơn giản thì lại không có, đó là : Ai làm? Làm như thế nào? lợi ích ra sao?.
Trong khi người có thu nhập thấp có quyền ngồi trên các luật công cộng còn người có thu nhập cao nghiến răng tuân thủ thì việc làm gì để hết vấn nạn thản nhiên sử dụng làn khẩn cấp trong tình huống không khẩn cấp hãy còn quá sa xỉ.
Ví dụ:
- Câu trả lời nào khả dĩ cho sự khác biệt về mức chế tài vi phạm giữa xe đạp, xe thô sơ, ng bộ hành và xe moto, xe oto có giá trị cao .
- Cơ sở luât pháp nào và mức độ anh dũng nào để vô hiệu hóa công thức xe to giá trị đền xe bé giá trị nếu có va chạm gây tổn thất ?
- Điều gì gây tâm lý trách nhiệm pháp lý của người có thu nhập thấp luôn thấp hơn so với người có nhu nhập cao trong khi mục đích cả hai đang thực hiện hành vi kiếm sống trong cùng 1 môi trường pháp lý. Dư luận luôn đặt câu hỏi cho tình trạng này là: Liệu có phải nguyên nhân chính là lợi ích thu đc của 1 bộ phận những kẻ có thẩm quyền giám sát thực hiện hay không? ....
Có nhiều góc nhìn với nhiều câu hỏi chưa đc giải đáp so với việc dành làn khẩn cấp để thu lợi về mình khi số người vi phạm kia chả làm sao thì tội gì họ phải tuân thủ ?
Thôi cứ đổ cho ý thức là nhanh, tiện, ít trách nhiệm nhất