[ATGT] Ý thức giao thông kém hay việc tổ chức giao thông có vấn đề?

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,385
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
Lưu thông ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngày càng trở nên khó khăn và nguy hiểm. Số lượng xe quá lớn, các phương tiện di chuyển một cách hỗn độn khiến cho ùn tắc càng nghiêm trọng hơn và làm gia tăng tai nạn giao thông. Chúng ta vẫn thường nói:" Người Việt Nam ý thức kém quá!" Vậy tại sao người Việt ở nước ngoài vẫn tuân thủ luật giao thông và "Tây" khi sang Việt Nam cũng di chuyển lộn xộn? Phải chăng tất cả là do người dân vô ý thức gây ra?

Chúng ta đều biết ý thức hình thành từ những hành vi cũng như thói quen hàng ngày. Ý thức giao thông cũng vậy: nếu hàng ngày chúng ta lưu thông theo pháp luật thì ý thức sẽ hình thành một cách tự nhiên. Còn những nhà quy hoạch và tổ chức giao thông, họ có trách nhiệm tạo điều kiện cho người dân tuân thủ pháp luật, làm cho người dân thấy lưu thông theo luật là tốt cho họ và dễ thực hiện.

Nhưng người dân có thực sự được tạo điều kiện để lưu thông theo luật không? Chúng ta hãy xem thực trạng tổ chức giao thông qua những chi tiết sau:

1. Biển báo giao thông không rõ ràng, đặt chỗ khuất, nhiều khi mang tính đánh đố khiến cho lái xe bối rối. Hình như những người đặt biển muốn cho nhiều người vi phạm hơn thay vì cảnh báo họ khỏi vi phạm!

2. Vạch kẻ đường dường như được vẽ theo … sở thích của người tạo ra chúng! Chẳng hạn, đường Hoàng Minh Giám (Hà Nội) có vạch liền rất dài, đi qua nhiều ngã ba, ngã tư! Và thế là người dân sống ở chung cư Nam Trung Yên bắt buộc phải phạm luật (đè vạch liền) khi muốn về nhà của mình!

Vạch liền đi qua ngã ba trên đường Hoàng Minh Giám. Người có ý thức cũng phải phạm luật!

Tương tự như vậy, đường Phạm Văn Đồng, cửa ngõ của Thủ đô, có 3 làn mỗi chiều vẫn thường xuyên bị ùn tắc vì làn giữa bị kẹp giữa hai vạch kẻ cấm đè qua (rất dài!). Những chỗ kẻ vạch vô lý đó là nơi CSGT thường xuyên đứng để bắt ô tô vi phạm (còn xe máy thì đi vô tư chẳng bao giờ bị sao!), khi nói về những sự vô lý đó CSGT cũng công nhận nhưng họ bảo đó là do GTCC làm, còn nhiệm vụ của họ là … phạt! Khi được hỏi nếu có sự cố cháy xe ở đường Phạm Văn Đồng thì các xe ở làn giữa có được chuyển làn không thì CSGT nói phải đứng im và chờ họ đến giải quyết! Thật phi lý hết chỗ nói và không có gì ngạc nhiên là người tham gia giao thông chỉ tuân theo khi có mặt CSGT.

Xe di chuyển ở làn giữa, đường Phạm Văn Đồng, như đi trong đường hầm nhỏ hẹp!

3. Ở Hà Nội việc bịt một số ngã ba, ngã tư và tạo các điểm quay đầu được giải thích là tránh xung đột ở ngã tư thực tế đã tạo ra diểm xung đột mới ở chỗ quay đầu, thực sự làm khó và gây nguy hiểm cho các phương tiện. Có thể thấy “tác dụng” của việc này ở khu vực Trần Quốc Hoàn giao với Phạm Văn Đồng: các phương tiện đan xen nhau, ai cũng cố chen vào chỗ trống (vì nếu nhường thì chẳng biết bao giờ mới đi được!) và khi có xe khách hoặc xe tải quay đầu thì điểm này bị ùn tắc nặng và cực kỳ nguy hiểm.

4. Những quy định về dừng, đỗ cũng còn nhiều bất hợp lý. Lẽ ra chỉ nên cấm dừng, đỗ ở những nơi có mặt đường hẹp và lưu lượng xe lớn thì thực tế có vẻ ngược lại. Đường Xã Đàn có mặt cắt lớn nhất HN và lưu lượng tương đối thấp thì bị cấm dừng, đỗ hoàn toàn! Dường như chính quyền HN đang muốn tạo hình ảnh “đường thông, hè thoáng” bất chấp hậu quả là những con đường nhỏ xung quanh bị ùn tắc nhiều hơn do nhu cầu đỗ xe hầu như không đổi.

Đường Xã Đàn bị cấm dừng, đỗ dù mặt đường rất rộng và chưa từng bị ùn tắc!

Còn rất nhiều ví dụ nữa về những bất cập trong việc tổ chức giao thông. Theo tôi, đa số người Việt Nam có ý thức, nhưng họ không được tạo điều kiện để thể hiện ý thức đó! Giao thông phải được tổ chức một cách hợp lý, có tính toán kỹ lưỡng để người dân tự nguyện tuân thủ luật pháp, chứ không phải đối phó như hiện tại.
Em thấy lý luận của cụ chủ đầy tính ngụy biện. Ý thức chính là phải luôn luôn đi đúng luật trong mọi hoàn cảnh. Những bất cập (chắc chắn ko thể tránh khỏi) phải được phản ánh để điều chỉnh, vì việc cắm biển, kẻ vạch đều có lý do và ko phải muốn làm là làm.
Ví dụ như hình ảnh đường Hoàng Minh Giám ở trên, em ko bao giờ rẽ trái ở các ngã ba trên đường đó, mà phải rẽ ở các ngã tư, rồi đi vào đường nội bộ của khu Nam Trung Yên. Như vậy ko bao giờ đè vạch liền cả, cũng chả tốn thêm bao nhiêu thời gian. Đoạn này xe chạy rất nhanh (cả 2b lẫn 4b) thậm chí còn vượt nhau lấn hoàn toàn phần đường của chiều ngược lại, nên việc rẽ trái đè vạch liền là cực kỳ nguy hiểm, nếu xảy ra va chạm, phần thiệt sẽ thuộc về mình.

- Trường hợp ở đường Phạm Văn Đồng, chú xxx trả lời cho trường hợp cháy xe ấy hơi ngu ngu thì phải, ai lại trả lời thế :D
Theo Nghị định 128/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính thì:
Điều 4. Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính
Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính theo khoản 6 Điều 3 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
...
Nên trong ví dụ của cụ thì cụ cứ chuyển làn vô tư mà ko sợ ai phạt :D

- Các điểm mở, quay đầu ở ngã 4, về lý thuyết, thực sự có tác dụng khi mà mọi người tôn trọng văn hóa xếp hàng, tôn trọng phần đường người khác, việc ùn ứ cũng chỉ do mấy anh ko chịu đi đúng phần đường mà ra thôi. Nếu ý thức tốt thì cũng chả cần phải chặn các ngã 4 lại làm gì.

- Riêng cái ảnh cuối của cụ thì thú thật là em luận mãi mà cũng íu hỉu tại sao nó lại thế :D nên như em nói lúc đầu, trách nhiệm của những người quản lý GT và điều hành GT là phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, còn người tham gia giao thông phải điều chỉnh hành vi để tuân thủ luật pháp.
Nếu phố Xã Đàn với cái biển kia mà ở nước ngoài thì em tin là tụi nó sẽ gửi xe và đi bộ vào đấy ạ ;)

Tóm lại cần phải xem xét hết mọi khía cạnh của vấn đề, nếu đổ tại không được tạo điều kiện để thể hiện ý thức thì thật là buồn cười.

p/s:Em ko phải xxx gì đâu nhé :) chỉ là em rất khó chịu với những trường hợp cố tình vi phạm luật, em từng chặn đầu, quẹt gương, thậm chí đâm thẳng vào xe đi lấn đường đấy (tất nhiên chỉ ở mức cảnh cáo thôi, sao cho 2 xe vẫn ko sao ạ :P)
 
Chỉnh sửa cuối:

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,433
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Nước ta còn nghèo nên hạ tầng GT còn kém, nhưng ý thức khi tham gia GT của dân ta còn kém hơn !
 

linhbap

Xe buýt
Biển số
OF-129655
Ngày cấp bằng
6/2/12
Số km
610
Động cơ
380,270 Mã lực
dân mải lo và nghĩ cách "chống và lách" hơn là góp ý xây dựng.
 

Ut.Minh

Xe container
Biển số
OF-133798
Ngày cấp bằng
9/3/12
Số km
6,881
Động cơ
427,380 Mã lực
Nơi ở
HCM

linhbap

Xe buýt
Biển số
OF-129655
Ngày cấp bằng
6/2/12
Số km
610
Động cơ
380,270 Mã lực
Hàng ngày chỉ thấy ofer báo nhau những cung "bắn tốc độ" để lách >> không thấy hô hào nghiêm chỉnh chấp hành
có khi thêm cái banner "mọi người cùng đi đúng tốc độ"
 

jet engine

Xe buýt
Biển số
OF-41537
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
819
Động cơ
473,990 Mã lực
Em thấy lý luận của cụ chủ đầy tính ngụy biện. Ý thức chính là phải luôn luôn đi đúng luật trong mọi hoàn cảnh. Những bất cập (chắc chắn ko thể tránh khỏi) phải được phản ánh để điều chỉnh, vì việc cắm biển, kẻ vạch đều có lý do và ko phải muốn làm là làm.
Ví dụ như hình ảnh đường Hoàng Minh Giám ở trên, em ko bao giờ rẽ trái ở các ngã ba trên đường đó, mà phải rẽ ở các ngã tư, rồi đi vào đường nội bộ của khu Nam Trung Yên. Như vậy ko bao giờ đè vạch liền cả, cũng chả tốn thêm bao nhiêu thời gian. Đoạn này xe chạy rất nhanh (cả 2b lẫn 4b) thậm chí còn vượt nhau lấn hoàn toàn phần đường của chiều ngược lại, nên việc rẽ trái đè vạch liền là cực kỳ nguy hiểm, nếu xảy ra va chạm, phần thiệt sẽ thuộc về mình.
@stinger: Tôi sẽ không tranh luận với cụ về ý nghĩa của từ “ngụy biện”. Đúng ra việc cắm biển, kẻ vạch đều phải có lý do nhưng thú thật tôi không tìm ra được lý do cho việc kẻ vạch liền trên đường Hoàng Minh Giám (HMG) qua nhiều ngã ba, ngã tư.
Nếu như bên GTCC không muốn cho người dân rẽ trái từ HMG vào các đường nhánh thì để “hỗ trợ” cho vạch liền này phải có các biển cấm rẽ trái vào đường nhánh và cấm rẽ trái từ đường nhánh vào HMG. Ngoài ra, phải có biển chỉ dẫn để người đi đường biết cách đến được 1 điểm nào đó nếu bắt buộc phải đi vòng. Ví dụ, một người lái xe từ đường nhánh rẽ trái ra HMG (điều này hoàn toàn đúng luật vì không có biển cấm rẽ trái), đến giữa ngã ba gặp phải vạch liền và để … không phạm luật, người đó phải dừng lại, lùi một đoạn rồi rẽ phải. Điều này không những rắc rối mà còn rất nguy hiểm.
Bản thân việc kẻ vạch liền ở HMG cũng không làm cho con đường này an toàn hơn. Tôi đã có lần giật mình vì bất ngờ có 2b rẽ trái ngay trước mặt vì lúc đó trong đầu tôi cứ đinh ninh là vạch liền nên không có xe cắt qua. Nếu tại ngã ba đó có vạch đứt thì lái xe sẽ được cảnh báo là có thể có xe cắt qua và họ sẽ phải giảm tốc độ. Tôi rất ủng hộ việc lưu thông theo luật nhưng theo các cụ, có bao nhiêu % người đi đường hiểu được ý nghĩa của vạch kẻ đường. Bản thân tôi nếu không đi 4b thì chắc là cũng không biết chuyện không được đè vạch liền.
 

2BC

Xe tải
Biển số
OF-17636
Ngày cấp bằng
19/6/08
Số km
249
Động cơ
508,224 Mã lực
Nơi ở
Nơi ấy bình yên!
dân mải lo và nghĩ cách "chống và lách" hơn là góp ý xây dựng.
Tôi đọc vài cm của cụ và thấy nó chẳng mang lại lợi ích gì cho những người đọc nó! Nếu cụ đọc bài này mà thấy cụ chủ thớt đang nghĩ đến "chống và lách" thì em nghĩ là cụ ..có vấn đề!
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Em thấy lý luận của cụ chủ đầy tính ngụy biện. Ý thức chính là phải luôn luôn đi đúng luật trong mọi hoàn cảnh. Những bất cập (chắc chắn ko thể tránh khỏi) phải được phản ánh để điều chỉnh, vì việc cắm biển, kẻ vạch đều có lý do và ko phải muốn làm là làm.
Ví dụ như hình ảnh đường Hoàng Minh Giám ở trên, em ko bao giờ rẽ trái ở các ngã ba trên đường đó, mà phải rẽ ở các ngã tư, rồi đi vào đường nội bộ của khu Nam Trung Yên. Như vậy ko bao giờ đè vạch liền cả, cũng chả tốn thêm bao nhiêu thời gian. Đoạn này xe chạy rất nhanh (cả 2b lẫn 4b) thậm chí còn vượt nhau lấn hoàn toàn phần đường của chiều ngược lại, nên việc rẽ trái đè vạch liền là cực kỳ nguy hiểm, nếu xảy ra va chạm, phần thiệt sẽ thuộc về mình.

- Trường hợp ở đường Phạm Văn Đồng, chú xxx trả lời cho trường hợp cháy xe ấy hơi ngu ngu thì phải, ai lại trả lời thế :D
Theo Nghị định 128/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính thì:

Nên trong ví dụ của cụ thì cụ cứ chuyển làn vô tư mà ko sợ ai phạt :D

- Các điểm mở, quay đầu ở ngã 4, về lý thuyết, thực sự có tác dụng khi mà mọi người tôn trọng văn hóa xếp hàng, tôn trọng phần đường người khác, việc ùn ứ cũng chỉ do mấy anh ko chịu đi đúng phần đường mà ra thôi. Nếu ý thức tốt thì cũng chả cần phải chặn các ngã 4 lại làm gì.

- Riêng cái ảnh cuối của cụ thì thú thật là em luận mãi mà cũng íu hỉu tại sao nó lại thế :D nên như em nói lúc đầu, trách nhiệm của những người quản lý GT và điều hành GT là phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, còn người tham gia giao thông phải điều chỉnh hành vi để tuân thủ luật pháp.
Nếu phố Xã Đàn với cái biển kia mà ở nước ngoài thì em tin là tụi nó sẽ gửi xe và đi bộ vào đấy ạ ;)

Tóm lại cần phải xem xét hết mọi khía cạnh của vấn đề, nếu đổ tại không được tạo điều kiện để thể hiện ý thức thì thật là buồn cười.

p/s:Em ko phải xxx gì đâu nhé :) chỉ là em rất khó chịu với những trường hợp cố tình vi phạm luật, em từng chặn đầu, quẹt gương, thậm chí đâm thẳng vào xe đi lấn đường đấy (tất nhiên chỉ ở mức cảnh cáo thôi, sao cho 2 xe vẫn ko sao ạ :P)
Bác nói giống hệt các vị lãnh đạo. Bác chủ thớt không hề cổ vũ cho việc phạm luật, mà bác ấy cất tiếng nói bất bình với tình trạng quản lý giao thông VÔ TRÁCH NHIỆM ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Chúng ta đang rất cần những tiếng nói như thế này, chứ không cần những người cố tình đâm vào xe khác để cảnh cáo việc đi sai luật. Chính sự bàng quan với những việc làm vô trách nhiệm của các quan chức đã dẫn đến tình trạng giao thông hỗn loạn hiện nay
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
7,498
Động cơ
362,543 Mã lực
Nói là ngụy biện thì cũng không hẳn, ngoài việc ý thức người dân kém, nhưng phần nhiều là do GTCC cắm biển chưa hợp lý, ý thức người dân kém, thế thì phải có cách quản lý để làm sao họ có muốn vi phạm cũng khó. Hơn nữa, nhiều khi ng vi phạm cũng không bị xử lý nên nhờn Luật. Ng ta kẻ cái vạch liền ở đừong PVD cũng chỉ vì ý thức lái xe quá kém, vượt trái phải vô tội vạ. Đừong có 3 làn thì dành riêng 1 làn chỉ để đi vào tổ con tò vò thế thì làm sao mà đừong thông được.

Đơn cử 2 cái cầu vượt lắp ghép mới thông, sau khi một số clip nói về sự thiếu ý thức của ng đi bộ, xe đạp, và xe máy thì 1 cách đơn giản là làm cái dải phân cách, mặc dù sẽ xấu hơn, chiếm diện tích hơn nhưng chắc chắn là đối với dân mình sẽ hiệu quả hơn. Một số ngã tư bịt lại, bắt ng dân phải đi vòng 1 chút cũng chỉ vì cái thiếu ý thức, một vài ng cố vượt đèn tín hiệu, một số ng thấy tắc phía trước những cố đi vào chỗ đó, dẫu biết mình có vào đó thì cũng không lưu thông được.
Bác nói giống hệt các vị lãnh đạo. Bác chủ thớt không hề cổ vũ cho việc phạm luật, mà bác ấy cất tiếng nói bất bình với tình trạng quản lý giao thông VÔ TRÁCH NHIỆM ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Chúng ta đang rất cần những tiếng nói như thế này, chứ không cần những người cố tình đâm vào xe khác để cảnh cáo việc đi sai luật. Chính sự bàng quan với những việc làm vô trách nhiệm của các quan chức đã dẫn đến tình trạng giao thông hỗn loạn hiện nay
Thị cụ bẩu họ có vi phạm thì xin xỏ cái được đi ngay thôi mà, nên nó cấn gì phải quan tâm đến mấy cái bức xúc của ng dân đâu. Cắm là cứ cắm, cắm càng nhiều thì giải ngân càng nhanh thôi...
 
Chỉnh sửa cuối:

jet engine

Xe buýt
Biển số
OF-41537
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
819
Động cơ
473,990 Mã lực
Bác nói giống hệt các vị lãnh đạo. Bác chủ thớt không hề cổ vũ cho việc phạm luật, mà bác ấy cất tiếng nói bất bình với tình trạng quản lý giao thông VÔ TRÁCH NHIỆM ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Chúng ta đang rất cần những tiếng nói như thế này, chứ không cần những người cố tình đâm vào xe khác để cảnh cáo việc đi sai luật. Chính sự bàng quan với những việc làm vô trách nhiệm của các quan chức đã dẫn đến tình trạng giao thông hỗn loạn hiện nay
Thanks bác chinhatm đã hiểu đúng ý em. Theo em ý thức giao thông của dân ta đúng là kém thật nhưng không phải tất cả lỗi đều do người dân. Vấn đề là cần phải xem việc tổ chức GT hiện tại ở VN nhằm mục đích gì: có phải thực sự là để GT an toàn hơn, văn minh hơn, thuận tiện hơn và để giảm ùn tắc hay không? Hay là để nhiều người vi phạm hơn ... để phạt?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top