- Biển số
- OF-41537
- Ngày cấp bằng
- 25/7/09
- Số km
- 764
- Động cơ
- 473,990 Mã lực
Lưu thông ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngày càng trở nên khó khăn và nguy hiểm. Số lượng xe quá lớn, các phương tiện di chuyển một cách hỗn độn khiến cho ùn tắc càng nghiêm trọng hơn và làm gia tăng tai nạn giao thông. Chúng ta vẫn thường nói:" Người Việt Nam ý thức kém quá!" Vậy tại sao người Việt ở nước ngoài vẫn tuân thủ luật giao thông và "Tây" khi sang Việt Nam cũng di chuyển lộn xộn? Phải chăng tất cả là do người dân vô ý thức gây ra?
Chúng ta đều biết ý thức hình thành từ những hành vi cũng như thói quen hàng ngày. Ý thức giao thông cũng vậy: nếu hàng ngày chúng ta lưu thông theo pháp luật thì ý thức sẽ hình thành một cách tự nhiên. Còn những nhà quy hoạch và tổ chức giao thông, họ có trách nhiệm tạo điều kiện cho người dân tuân thủ pháp luật, làm cho người dân thấy lưu thông theo luật là tốt cho họ và dễ thực hiện.
Nhưng người dân có thực sự được tạo điều kiện để lưu thông theo luật không? Chúng ta hãy xem thực trạng tổ chức giao thông qua những chi tiết sau:
1. Biển báo giao thông không rõ ràng, đặt chỗ khuất, nhiều khi mang tính đánh đố khiến cho lái xe bối rối. Hình như những người đặt biển muốn cho nhiều người vi phạm hơn thay vì cảnh báo họ khỏi vi phạm!
2. Vạch kẻ đường dường như được vẽ theo … sở thích của người tạo ra chúng! Chẳng hạn, đường Hoàng Minh Giám (Hà Nội) có vạch liền rất dài, đi qua nhiều ngã ba, ngã tư! Và thế là người dân sống ở chung cư Nam Trung Yên bắt buộc phải phạm luật (đè vạch liền) khi muốn về nhà của mình!
Vạch liền đi qua ngã ba trên đường Hoàng Minh Giám. Người có ý thức cũng phải phạm luật!
Tương tự như vậy, đường Phạm Văn Đồng, cửa ngõ của Thủ đô, có 3 làn mỗi chiều vẫn thường xuyên bị ùn tắc vì làn giữa bị kẹp giữa hai vạch kẻ cấm đè qua (rất dài!). Những chỗ kẻ vạch vô lý đó là nơi CSGT thường xuyên đứng để bắt ô tô vi phạm (còn xe máy thì đi vô tư chẳng bao giờ bị sao!), khi nói về những sự vô lý đó CSGT cũng công nhận nhưng họ bảo đó là do GTCC làm, còn nhiệm vụ của họ là … phạt! Khi được hỏi nếu có sự cố cháy xe ở đường Phạm Văn Đồng thì các xe ở làn giữa có được chuyển làn không thì CSGT nói phải đứng im và chờ họ đến giải quyết! Thật phi lý hết chỗ nói và không có gì ngạc nhiên là người tham gia giao thông chỉ tuân theo khi có mặt CSGT.
Xe di chuyển ở làn giữa, đường Phạm Văn Đồng, như đi trong đường hầm nhỏ hẹp!
3. Ở Hà Nội việc bịt một số ngã ba, ngã tư và tạo các điểm quay đầu được giải thích là tránh xung đột ở ngã tư thực tế đã tạo ra diểm xung đột mới ở chỗ quay đầu, thực sự làm khó và gây nguy hiểm cho các phương tiện. Có thể thấy “tác dụng” của việc này ở khu vực Trần Quốc Hoàn giao với Phạm Văn Đồng: các phương tiện đan xen nhau, ai cũng cố chen vào chỗ trống (vì nếu nhường thì chẳng biết bao giờ mới đi được!) và khi có xe khách hoặc xe tải quay đầu thì điểm này bị ùn tắc nặng và cực kỳ nguy hiểm.
4. Những quy định về dừng, đỗ cũng còn nhiều bất hợp lý. Lẽ ra chỉ nên cấm dừng, đỗ ở những nơi có mặt đường hẹp và lưu lượng xe lớn thì thực tế có vẻ ngược lại. Đường Xã Đàn có mặt cắt lớn nhất HN và lưu lượng tương đối thấp thì bị cấm dừng, đỗ hoàn toàn! Dường như chính quyền HN đang muốn tạo hình ảnh “đường thông, hè thoáng” bất chấp hậu quả là những con đường nhỏ xung quanh bị ùn tắc nhiều hơn do nhu cầu đỗ xe hầu như không đổi.
Đường Xã Đàn bị cấm dừng, đỗ dù mặt đường rất rộng và chưa từng bị ùn tắc!
Còn rất nhiều ví dụ nữa về những bất cập trong việc tổ chức giao thông. Theo tôi, đa số người Việt Nam có ý thức, nhưng họ không được tạo điều kiện để thể hiện ý thức đó! Giao thông phải được tổ chức một cách hợp lý, có tính toán kỹ lưỡng để người dân tự nguyện tuân thủ luật pháp, chứ không phải đối phó như hiện tại.
Chúng ta đều biết ý thức hình thành từ những hành vi cũng như thói quen hàng ngày. Ý thức giao thông cũng vậy: nếu hàng ngày chúng ta lưu thông theo pháp luật thì ý thức sẽ hình thành một cách tự nhiên. Còn những nhà quy hoạch và tổ chức giao thông, họ có trách nhiệm tạo điều kiện cho người dân tuân thủ pháp luật, làm cho người dân thấy lưu thông theo luật là tốt cho họ và dễ thực hiện.
Nhưng người dân có thực sự được tạo điều kiện để lưu thông theo luật không? Chúng ta hãy xem thực trạng tổ chức giao thông qua những chi tiết sau:
1. Biển báo giao thông không rõ ràng, đặt chỗ khuất, nhiều khi mang tính đánh đố khiến cho lái xe bối rối. Hình như những người đặt biển muốn cho nhiều người vi phạm hơn thay vì cảnh báo họ khỏi vi phạm!
2. Vạch kẻ đường dường như được vẽ theo … sở thích của người tạo ra chúng! Chẳng hạn, đường Hoàng Minh Giám (Hà Nội) có vạch liền rất dài, đi qua nhiều ngã ba, ngã tư! Và thế là người dân sống ở chung cư Nam Trung Yên bắt buộc phải phạm luật (đè vạch liền) khi muốn về nhà của mình!
Vạch liền đi qua ngã ba trên đường Hoàng Minh Giám. Người có ý thức cũng phải phạm luật!
Tương tự như vậy, đường Phạm Văn Đồng, cửa ngõ của Thủ đô, có 3 làn mỗi chiều vẫn thường xuyên bị ùn tắc vì làn giữa bị kẹp giữa hai vạch kẻ cấm đè qua (rất dài!). Những chỗ kẻ vạch vô lý đó là nơi CSGT thường xuyên đứng để bắt ô tô vi phạm (còn xe máy thì đi vô tư chẳng bao giờ bị sao!), khi nói về những sự vô lý đó CSGT cũng công nhận nhưng họ bảo đó là do GTCC làm, còn nhiệm vụ của họ là … phạt! Khi được hỏi nếu có sự cố cháy xe ở đường Phạm Văn Đồng thì các xe ở làn giữa có được chuyển làn không thì CSGT nói phải đứng im và chờ họ đến giải quyết! Thật phi lý hết chỗ nói và không có gì ngạc nhiên là người tham gia giao thông chỉ tuân theo khi có mặt CSGT.
Xe di chuyển ở làn giữa, đường Phạm Văn Đồng, như đi trong đường hầm nhỏ hẹp!
3. Ở Hà Nội việc bịt một số ngã ba, ngã tư và tạo các điểm quay đầu được giải thích là tránh xung đột ở ngã tư thực tế đã tạo ra diểm xung đột mới ở chỗ quay đầu, thực sự làm khó và gây nguy hiểm cho các phương tiện. Có thể thấy “tác dụng” của việc này ở khu vực Trần Quốc Hoàn giao với Phạm Văn Đồng: các phương tiện đan xen nhau, ai cũng cố chen vào chỗ trống (vì nếu nhường thì chẳng biết bao giờ mới đi được!) và khi có xe khách hoặc xe tải quay đầu thì điểm này bị ùn tắc nặng và cực kỳ nguy hiểm.
4. Những quy định về dừng, đỗ cũng còn nhiều bất hợp lý. Lẽ ra chỉ nên cấm dừng, đỗ ở những nơi có mặt đường hẹp và lưu lượng xe lớn thì thực tế có vẻ ngược lại. Đường Xã Đàn có mặt cắt lớn nhất HN và lưu lượng tương đối thấp thì bị cấm dừng, đỗ hoàn toàn! Dường như chính quyền HN đang muốn tạo hình ảnh “đường thông, hè thoáng” bất chấp hậu quả là những con đường nhỏ xung quanh bị ùn tắc nhiều hơn do nhu cầu đỗ xe hầu như không đổi.
Đường Xã Đàn bị cấm dừng, đỗ dù mặt đường rất rộng và chưa từng bị ùn tắc!
Còn rất nhiều ví dụ nữa về những bất cập trong việc tổ chức giao thông. Theo tôi, đa số người Việt Nam có ý thức, nhưng họ không được tạo điều kiện để thể hiện ý thức đó! Giao thông phải được tổ chức một cách hợp lý, có tính toán kỹ lưỡng để người dân tự nguyện tuân thủ luật pháp, chứ không phải đối phó như hiện tại.