[Funland] Y tế công vỡ trận?

HaiPhongYeu

Xe đạp
Biển số
OF-594843
Ngày cấp bằng
16/10/18
Số km
24
Động cơ
129,940 Mã lực
Tuổi
42
Ừ, thế giờ tăng viện phí viện công lên như Vinmec nhé! Xong cho quyền lãnh đạo ngành y tự quyết định mức lương cho cán bộ công nhân viên nhé!
Ưng không?
Ý cụ trên là bọn lãnh đạo các bv công ăn dày quá, ăn từ lúc nhân viên xin vào làm việc, đến ăn cả các dịch vụ khác mà lẽ ra ông ấy có thể có cơ chế để làm quỹ tăng gia cho bác sỹ, y tá và nhân viên khác của bệnh viện, từ đó đời sống của nhân viên cấp dưới đảm bảo hơn để phục vụ công tác chuyên môn. Em ko đòi hỏi cào bằng nhưng em cũng ghét cái thể loại lãnh đạo cơ quan nhà nước thu nhập quá cao so với nhân viên (vì ông có quyền hành nên ông có quyền ăn)
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
18,268
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Ý cụ trên là bọn lãnh đạo các bv công ăn dày quá, ăn từ lúc nhân viên xin vào làm việc, đến ăn cả các dịch vụ khác mà lẽ ra ông ấy có thể có cơ chế để làm quỹ tăng gia cho bác sỹ, y tá và nhân viên khác của bệnh viện, từ đó đời sống của nhân viên cấp dưới đảm bảo hơn để phục vụ công tác chuyên môn. Em ko đòi hỏi cào bằng nhưng em cũng ghét cái thể loại lãnh đạo cơ quan nhà nước thu nhập quá cao so với nhân viên (vì ông có quyền hành nên ông có quyền ăn)
Chuyện đó không thể đòi hỏi được. Ngược lại, y tá, bác sỹ... được người nhà bệnh nhân dúi cho cái phong bì 500-1tr họ có đem chia không?
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,298
Động cơ
231,010 Mã lực
Bác sĩ, thậm chí điều dưỡng, kỹ thuật viên: Ấy nó là chuyên môn kỹ thuật.
Mà ở xã hội này, những thằng làm về chuyên môn thì nó hơi bị " cứng nhắc" đó là làm được hay không mà thôi. Thế nên bọn kỹ thuật nói chung bao giờ cũng là dạng bất trị nhất.
Chuyên môn tốt, và nó chỉ chuyên về chuyên môn thì mọi cấp quản lý nó íu sợ đâi, mà ngược lại từ giám đốc viện đến giám đốc sở đi nữa cũng íu làm gì được nó (thực tế là nhiều chuyên gia giỏi họ có sợ ai đâu; các viện chọn giám đốc có khi còn dễ hơn phó GĐ phụ trách chuyên môn, vì thằng GĐ đôi khi còn có tham vọng khác, chứ thằng mà chấp nhận là chuyên môn, không màng các tham vọng khác thì nó ngang cực luôn)

Những thằng phải quỵ lụy này kia, đa phần là chuyên môn tầm tầm hoặc kém.
Nhưng có một mâu thuẫn là muốn có chuyên môn tốt thì phải từ hệ thống công mà ra chứ từ hệ thống tư thì chỉ hớt váng, íu có huấn luyện từ đầu đâu.
Thế nên viện công mới là điểm đến của hầu hết người mới lập nghiệp.
Mà mới lập nghiệp, muốn vào viên công để thăng tiến thì phải trả giá, phải mất xèng (ví dụ thế_); muốn đi học thì phải nôn xèng (giỏi hả, thế tự thi đi, việc íu gì phải thông qua viện); thằng trình dược viên muốn bs nói này nọi nọ à, phải nôn xèng là tất yếu vì nếu không sao mày không nhờ người khác mà phải nhờ tao. Tại sao mọi người không hiểu hoặc không chấp nhận những điều này là tất yếu trong cuộc sống nhỉ ?

Nói thì dài dòng, khó thể hiện.
Nhưng nôm na là VIỆN TƯ NÓ TUYỀN LÔI KÉO NGƯỜI CÓ CHUYÊN MÔN CAO Ở VIỆN CÔNG THÔI.
Và thực tế, những thằng bỏ viện công sang viện tư thì tuyền ở dạng làng nhàng.
Mấy ông chuyên môn cao ở viện công íu bao giờ bỏ đi (trừ khi dính phốt hoặc về hưu). Vì sao ư ? Vì thực tế dân chúng íu coi trọng "chức sắc" ở viện tư bằng "nhân viên" viện công đâu.
Ví dụ, ông Dũng Ốc có thể bỏ mấy chục triệu mời 1 ông phó hoặc trưởng khoa ở viện công đi phát biểu ở hội thảo, nhưng ông ấy íu bỏ vài triệu mời ông giám đốc viện tư đi phát biểu đâu. Tại sao ư ? Vì dù có là GS, TS, GĐ viện công nói thì dân chúng cũng íu nghe bẳng một ông đương chức đâu.


A. Ăn kiểu gì? Ở đây thì không có bằng chứng, nếu có cũng không ai cung cấp. Nhưng có thể liệt kê ra đây, và nó rõ như ban ngày:
1. Tuyển dụng ăn tiền. (hỏi các điều dưỡng mới được tuyển dụng...)
2. Học nâng cao, chuyển khoa theo nhu cầu ăn tiền (hỏi các bác sĩ được cử đi học...)
3. Vật tư, máy móc, trang thiết bị y tế, sửa chữa ăn tiền (hỏi bên cung cấp vật tư, thiết bị...)
4. Thuốc men ăn tiền (hỏi trình dược, các công ty dược...)
5. Các dịch vụ kèm theo ăn tiền (trông xe, nhà ăn, quầy thuốc, xe cấp cứu...
...
B. Lương cứng thì không ăn được, nhưng lương phụ cấp ăn chia thì cắt bớt được bình thường.
C. Mức thu phí viện phí (mức viện phí BHXH do bảo hiểm quy định - tư hay công đều như nhau về các khoản BHXH chi trả, còn phí dịch vụ do người bệnh lựa chọn, ở viện công cũng rất nhiều gói dịch vụ theo yêu cầu.)
.....................................
Thế thì nói mẹ nó từ đầu là nó đớp tiền ngân sách cho xong. Ăn đ.éo gì của bác sỹ, y tá, điều dưỡng.
Lòng và lòng vòng!
Đúng là tôi không hiểu mẹ gì về quản lý ngân sách của các đơn vị công lập.
- Nhưng tôi giữ quan điểm là Lãnh đạo bệnh viện có ăn tiền (ăn cắp, ăn cướp, hay ăn hối lộ...) của CBCNV trong viện (bao gồm BS, điều dưỡng, nhân viên khác)
(Thực tế 100%, không cần phải đưa bằng chứng, nên đừng hỏi bằng chứng)
- Lãnh đạo BV ở quê ông nó tốt néu có, nó không ăn tiền thì cũng kệ cmn, nhưng chắc éo phải là điển hình.
Chuyện đó không thể đòi hỏi được. Ngược lại, y tá, bác sỹ... được người nhà bệnh nhân dúi cho cái phong bì 500-1tr họ có đem chia không?
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,522
Động cơ
466,621 Mã lực
Y tế tư chỉ đầu tư vào các chuyên nghành ngon xơi thôi, như là sản, thẩm mỹ,chấn thương, các chuyên khoa lẻ họng, mắt, tai... thậm chí cả vắc xin, ...
Chứ các bệnh xã hôi, lây nhiễm, dịch lớn... các bệnh mạn tính như bệnh về máu, các ung thư nặng, chống đau, hồi sức... thì cho thêm tiền cũng chả ma nào làm.
Cho nên ko có chuyện yết công vỡ như ông thớt nói đâu. Nếu ông đưa vợ đi đẻ hay đi thu hẹp đồ chơi thì có thể vào Vin mex, chứ mà đưa đi chữa trầm cảm sau sinh, hay mang con đi chữa sốt thì Bv công vẫn là chọn lựa tốt nhất( hoặc duy nhất).
Hiện tại thì nhiều bệnh viện chuyên khoa ở Hà nội( sản, tim...) cũng được phép tự chủ về mọi mặt rồi, từ nhân sự cho đến tài chính. Điều này chưa chắc đã tốt cho nhân dân cần lao đâu, vì biến công thành tư và giá viện phí sẽ vỡ mồm.
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
4,528
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Đọc tin, em vừa mừng vừa sợ. Mừng vì đóng góp của các bác sĩ được đánh giá đúng, nhưng cũng sợ cứ thế này lấy ai chữa cho dân bhyt...

https://tinmoi60.net/id-2897648735/?fbclid=IwAR2X7x6lW5aultIzsGHdwyVY1riglKwDHCgx0_M_uYWU0Y6iBm0azo8FwKk


Ngày càng nhiều bác sĩ của bệnh viện công chạy sang bệnh viện tư làm việc, khiến các nhà quản lý ngành y tế đau đầu.

BS BV công trong vòng vây áp lực bệnh nhân quá tải, cần tạo môi trường làm việc thoải mái, tiền lương phù hợp ẢNH: DUY TÍNH

Sẽ xảy ra nhiều hơn?

Nằm trong nỗ lực giữ chân BS ở BV công, BS Lê Thị Phương Trâm, Phó giám đốc BV đa khoa Đồng Nai, cho biết BV đã đưa ra 3 phương án khảo sát, lấy ý kiến thực hiện.

Phương án 1 là khoán việc theo hiệu quả kinh tế cho từng BS – tức lấy tổng thu trừ tổng chi (thuốc men, điện nước, cơ sở vật chất…), còn bao nhiêu chia phần trăm thêm cho BS. Như vậy, ngoài lương cứng và thu nhập theo quy định, BS còn được thêm khoản thu này. BV không khoán theo tổng thu, vì BS chỉ cần kê vài đơn thuốc mắc tiền, giá cao là đủ chỉ tiêu; lúc này thiệt hại bệnh nhân phải gánh chịu. Phương án 2 là khoán việc cho từng khoa. Phương án 3 là khoán theo giường bệnh.

L.Lâm – D.Tính

Theo Sở Y tế Đồng Nai, những năm qua tình trạng bác sĩ (BS) ở bệnh viện (BV) công nghỉ việc sang “đầu quân” cho BV tư ngày một tăng.

Cụ thể: năm 2016 chỉ có 65 BS của BV công nghỉ việc, thì năm 2017 tăng lên 98 người, đến năm 2018 là 102 người. Từ đầu năm 2019 đến nay đã có 6 BS BV công nghỉ việc và 5 BS đã nộp đơn.

BS Lê Thị Phương Trâm, Phó giám đốc BV đa khoa Đồng Nai, cho biết trong năm 2018, BV này có 32 BS nghỉ việc, trong đó có 3 phó khoa và 8 BS có trình độ thạc sĩ. Nhóm BS nghỉ việc nhiều nhất nằm trong số BS trẻ (từ 2 – 5 năm kinh nghiệm), sau vài năm làm tại BV công, được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc học xong chuyên khoa 1 thì… bỏ đi.

Tương tự, năm 2018, ngành y tế TP.HCM cũng lo lắng khi có 23 nhân viên y tế gồm 6 BS, 6 điều dưỡng, tài xế thuộc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM… nghỉ việc. Lý do chủ yếu là thu nhập quá thấp. PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, lo ngại khuynh hướng BS chuyển dịch chỗ làm sẽ xảy ra nhiều hơn trong thời gian tới.

BS Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cảnh báo: “Tình hình “chảy máu chất xám” BS BV công đang báo động. Cần phải có giải pháp can thiệp nếu không tình trạng trên tiếp tục dễ dẫn đến hiệu ứng domino là ngành y tế “vỡ trận”.

Không chỉ thu nhập

BS Lê Thị Phương Trâm cho biết BV đa khoa Đồng Nai đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến về tiền lương và đa số BS muốn mức lương khoảng 20 – 25 triệu đồng/tháng. Để đáp ứng nguyện vọng này, ngoài việc đa dạng các hoạt động khám chữa bệnh, BV còn đang xây dựng đề án khoán việc để tăng thu nhập cho BS.

Tuy nhiên, Giám đốc BVĐK Thống Nhất (Đồng Nai) Phạm Văn Dũng cho rằng ngoài vấn đề thu nhập, tiền lương, còn một số nguyên nhân khác như về cơ chế, chính sách. Bên cạnh áp dụng cơ chế khoán việc, ngành y tế cần có sự thay đổi một số chính sách, cơ chế cho phù hợp và quản lý chặt hơn.

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng nhiều người bỏ BV công không phải vì tiền mà còn do môi trường làm việc không thoải mái. Theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, nguồn thu đối với BS không phải là vấn đề quyết định tất cả mà môi trường làm việc.

“Nhiều khi được cống hiến trí tuệ, tài năng mang lại niềm vui cho người dân là niềm động viên cho BS”, PGS-TS Tăng Chí Thượng nói và dẫn chứng: “Nhiều BS qua BV tư dù lương cao nhưng vẫn nghỉ vì không được đi học tập, nghiên cứu nâng cao tay nghề. BV H.Củ Chi một năm tuyển được nhiều BS, là do chính quyền địa phương quan tâm về chính sách (phụ cấp, chỗ ở), không khí làm việc tốt”.

3 – 5 năm trước cũng từng có “cơn sốt” ngầm các BS giỏi của BV công tại Hà Nội về đầu quân cho một BV tư nhân lớn trên địa bàn TP. BV Hữu nghị Việt – Đức và BV Bạch Mai là hai trong số các BV công có điều dưỡng và BS sang “đầu quân” cho BV này. Tuy nhiên, theo phản ánh từ một số BS trong cuộc, không ít người đã rời khỏi BV tư, bởi thu nhập cao không phải là điều kiện đủ để một BS hay điều dưỡng gắn bó với BV.

Ông Bùi Thành Chi, nguyên Phó giám đốc BV Bạch Mai (Hà Nội) – người có nhiều kinh nghiệm trong điều hành BV công cũng như BV tư, cho rằng BS giỏi hàng đầu, trong tuổi lao động, đang làm trong BV lớn như Việt Đức, Bạch Mai hầu như không có nhu cầu chuyển đến BV tư chỉ vì thu nhập. “Nếu lựa chọn BV tư chỉ vì có thu nhập cao thì chưa đủ. Bởi với nghề y, cùng với thu nhập, thì môi trường làm việc phù hợp cũng là yếu tố giúp cho BS có thể cống hiến và gắn bó”, ông Chi nói.
Trưởng khoa, phó khoa cứ phải oẳng viên. Đang đi mổ tim lại chuyển sang học nghị quyết thì bác sĩ còn làm ở viện công như thế là quá nhiều.
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,298
Động cơ
231,010 Mã lực
Chuyện đó không thể đòi hỏi được. Ngược lại, y tá, bác sỹ... được người nhà bệnh nhân dúi cho cái phong bì 500-1tr họ có đem chia không?
Không có cái background "bệnh viện công" thì cho' nó cho cái giề ạ.

Nhưng vẫn ngoạc mồm lên chưởi bệnh viện công thế nọ thế kia

Ấy cũng là một trong những cái đểu của một số bọn nhân viên y tế viện công nói chung, cũng như nhiều công chức nhà nước nói riêng.
Ấy là việc là mầy phải có cái danh nào đó mầy nói mới có kẻ nghe.
Chứ ông xe ôm đầu ngõ, dù nói đúng cũng íu ai tin.

Ấy nó là cái giá trị tinh thần của cuộc sống, nghĩa là vừa có tiền vừa có danh phận.
 

congalete

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-109153
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
141
Động cơ
393,050 Mã lực
Yên tâm,
Lại có một loạt bs trẻ vào làm thay chỗ đó thôi
Vìbs mới ra trường bv tư họ íu nhận.
Khoảng dăm bẩy năm nữa bv tư bão hoà bs thì họ cũng không nhận nhiều và ồ ạt như giờ nữa đâu. Họ sẽ chỉ chọn mỗi năm dăm ba người thôi.
Nên chỉ một giai đoạn này là ồ ạt ra đi thôi
Chứ các trường y đào tạo thế, học xong không đâm đầu vào viện công thì đi đâu ?
bs trẻ mà dc học cà lụi còn chết dở nữa, chứ chả chơi
 

Hoàng A Mã

Xe điện
Biển số
OF-300444
Ngày cấp bằng
2/12/13
Số km
2,522
Động cơ
331,699 Mã lực
Y tế, giáo dục là vấn đề rất nan giải, khó lém.
 

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
266
Động cơ
234,632 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có cụ nhắn tin hỏi em làm sao để chọn thuốc tốt giá cả phù hợp. Vậy em trình bày kinh nghiệm ở đây, áp dụng với hầu hết các thuốc trên thị trường.

Dễ nhất là dựa vào nơi sản xuất. Thị trường VN hiện có những nhóm sau:

_ Xuất xứ TQ và Ấn Độ: giá rẻ nhất, chất lượng thì tạp pín lù. Ra mấy quầy thuốc lớn thỉnh thoảng gặp thuốc Ấn, còn TQ tuyệt nhiên không. Thuốc bhyt cấp cho viện đa phần dạng này...

_ Xuất xứ Hàn Quốc và Việt Nam: giá cũng rẻ, chất lượng chấp nhận được. Thuốc do Vn sản xuất em chỉ tin mấy công ty lớn như Dược phẩm TW, dược Hậu Giang, Stada. Những công ty dược nhỏ hơn ở địa phương em không dám chắc.

_ Xuất xứ các nước Đông Âu cũ (Ba Lan, Séc, Hung ga ri,...): giá đắt hơn thuốc VN nhưng không nhiều, chất lượng khá Ok. Em hay tư vấn bệnh nhân mua loại này, không quá tốn kém mà hiệu quả chữa bệnh vẫn đảm bảo.

_ Xuất xứ Mỹ và các nước châu Âu phát triển: chất lượng tốt nhất nhưng giá khá chát, phù hợp với các cụ có đk kinh tế.
 

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
266
Động cơ
234,632 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
https://tinmoi60.net/id-3049111127/?fbclid=IwAR2KcrZPnWRfl_3YaX9sonaQyvGUJQr-BVOQ_TTqFtduKx7t_PAlOT_ZTtY

Bất công thu nhập ở bệnh viện công: Lương bác sĩ giỏi thấp hơn điều dưỡng

Những bất công thu nhập ở bệnh viện công lập, thậm chí các bác sĩ có thể trở thành “kẻ tế thần” nếu có sự cố… là những lý do nhiều bác sĩ giỏi bỏ bệnh viện công lập tìm tới bệnh viện tư.

Trao đổi với phóng viên Infonet.vn, TS BS Võ Xuân Sơn đã chia sẻ những quan điểm của mình về việc ngày càng có nhiều bác sĩ sẵn sàng bỏ bệnh viện công ra làm cho bệnh viện tư nhân thậm chí cả bác sĩ trưởng khoa, phó khoa.

Gần đây nhiều thông tin cho rằng “chảy máu chất xám” từ bệnh viện công ra bệnh viện tư. Nhiều người cho rằng đây là lãng phí nguồn nhân lực y tế của nhà nước đặc biệt là các y bác sĩ trẻ được đào tạo sau 5 – 7 năm họ lại chuyển dịch. Theo ông bác sĩ bệnh viện công bỏ đi có phải do lương thấp?

TS Võ Xuân Sơn: Cụm từ “chảy máu chất xám” sử dụng khi các bác sĩ đang làm tại các bệnh viện công bỏ ra tư nhân thể hiện tính sở hữu của các cơ sở y tế công đối với nhân viên của mình. Đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng để các bác sĩ bỏ công ra tư. Dù là ở lại bệnh viện công, hay là ra tư nhân, thì họ, các bác sĩ ấy vẫn đang hành nghề y, và cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân Việt nam. Tại sao lại gọi đó là “chảy máu chất xám”?

Vấn đề thu nhập của nhân viên trong y tế công thực chất là sự bất công trong thu nhập, hơn là thu nhập thấp.

Cái bất công đầu tiên là sự cào bằng trong việc đánh giá của nhà nước đối với cá nhân các bác sĩ và nhân viên y tế. Khi tôi còn công tác trong bệnh viện công, lương của tôi, khi đã là tiến sĩ, cũng vẫn chưa bằng một số điều dưỡng. Trong khi tôi làm được nhiều việc, thực hiện được nhiều kĩ thuật, nhưng lương của tôi vẫn thấp hơn lương của những bác sĩ mà khả năng chuyên môn kém hơn tôi. Đó là sự bất công.

Sự bất công này được giải quyết khi tôi làm tư. Phòng mạch của tôi đông bệnh nhân hơn, các bệnh viện tư mời tôi mổ, và trả công cho tôi xứng đáng hơn. Như vậy, y tế tư nhân đã góp phần làm giảm đi sự bất công. Vậy thì tại sao cứ phải phục vụ trong một môi trường bất công mà không phục vụ ở chỗ công bằng hơn?

Những nhà quản lí y tế tư nhân, khi ra quyết định gì liên quan đến đội ngũ nhân viên chất lượng cao (và cả những nhân viên khác), đều phải cân nhắc đến việc họ có hài lòng hay không. Điều này hoàn toàn không phải là thói quen trong y tế công (không chỉ y tế, các cơ sở công lập khác đều như vậy). Người lao động không được tôn trọng đúng mức.

Vậy tại sao không đến làm việc tại một nơi mà mình được tôn trọng hơn?

Có bác sĩ tâm sự 10 năm cống hiến đến nay tổng thu nhập chỉ có 15 triệu đồng nên những hứa hẹn lương 40 đến 100 triệu đã khiến họ dao động và ra đi? Vậy vấn đề quản lý và thu nhập cho bác sĩ có cần xem xét lại không?

TS Võ Xuân Sơn: Bệnh viện công có nhiều bệnh nhân hơn, công việc nhiều hơn, nhưng thu nhập lại kém bệnh viện tư. Nhiều người lí giải, rằng bệnh viện công có nhiều bệnh nhân nghèo hơn, lại phải xử lí nhiều ca bệnh nặng, nguy cơ cao. Trên thực tế, không khác gì ở các bệnh viện tư, đa số bệnh nhân không có đủ tiền trang trải chi phí điều trị, đã không được điều trị đúng mức ở các bệnh viện công. Như vậy, những yếu tố như bệnh nhân nghèo, bệnh nặng… chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của các bệnh viện công, và không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập chung của bệnh viện công.

Vấn đề quan trọng là thu nhập chung của bệnh viện được phân chia như thế nào? Đơn cử như Bệnh viện Hòa Bình, nơi mà giá tiền bệnh nhân phải đóng cho bệnh viện để thực hiện dịch vụ lọc thận tại đây cao gấp đôi so với bệnh viện Bạch Mai, nhưng bệnh viện vẫn không thể lấy tiền từ nguồn lọc thận để trả lương cho nhân viên y tế của đơn nguyên thận nhân tạo, mà phải dùng ngân sách để trả.

Hoặc khả năng quản lí tài chính của bệnh viện công quá kém, hoặc các nhóm lợi ích đã chi phối việc phân chia lợi nhuận của các bệnh viện công. Các bệnh viện lại được sự bảo trợ của tư tưởng sở hữu nhân viên, nên không cần quan tâm đến sự công bằng và mức sống của nhân viên, dẫn đến thu nhập của các bác sĩ đã có kinh nghiệm những không thuộc nhóm lợi ích thấp hơn

Môi trường làm việc, đây là điều ai cũng biết nhưng ít ai nói, ông cũng là người từng làm bệnh viện công và phải bỏ đi ra tư làm để phục vụ người bệnh? Xin ông chia sẻ những khó khăn trong môi trường công lập mà một bác sĩ gặp phải?

TS Võ Xuân Sơn: Ở bệnh viện công, bác sĩ được an toàn hơn. Khi có sự cố xảy ra, người bệnh dễ thông cảm và bỏ qua hơn. Ngay cả truyền thông cũng “nhẹ tay” hơn đối với y tế công. Nhưng, ngược lại, ở y tế công, các qui trình y tế lại không được chú ý do thiếu sự khắt khe của cơ quan quản lí. Đồng thời, quyền lợi và trách nhiệm không được phân định rõ ràng ở các cơ sở y tế công, nên khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra, cấp trên dễ dàng lấy cấp dưới ra làm bia đỡ đạn cho mình.

Chính những yếu tố trên đã làm giảm mức “an toàn” cho các bác sĩ ở bệnh viện công, thậm chí còn làm cho môi trường y tế công trở nên ít an toàn hơn.

Một vấn đề khác là hiện tượng bè phái đã có ảnh hưởng rất lớn trong các cơ sở y tế công. Ở tư nhân, do có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi, các bè phái nếu có cũng khó có thể làm thay đổi sự phân nhiệm và chia sẻ quyền lợi. Còn ở y tế công (nói rộng ra là ở các cơ sở công), các nhóm, bè phái dễ thao túng và lũng đoạn, làm thay đổi sự phân bổ trách nhiệm, cũng như phân chia lợi ích, tạo ra sự bất công.

Làm thế nào để tránh nguy cơ bệnh viện công không tìm được bác sĩ, bác sĩ trẻ lại thích làm tư, chuyển đổi sang làm thẩm mỹ?

TS Võ Xuân Sơn: Nhu cầu về y tế là nhu cầu lớn, mà ở đâu, nước nào cũng gặp phải. Trong khi đó, để đào tạo được một bác sĩ, hay các kĩ thuật viên y tế, cần phải có nhiều điều kiện, từ khả năng đào tạo của cơ sở, đến khả năng tiếp nhận của người học, chi phí đào tạo, thời gian đào tạo… nên ở đâu, nước nào cũng đều thiếu nhân lực y tế.

Để giải quyết bài toán này, nhà nước Việt Nam, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã cấp phép đào tạo y tế tràn lan. Cách làm này sẽ sản sinh ra một thế hệ các bác sĩ và kĩ thuật viên y tế chất lượng kém, làm tổn hại quyền và lợi ích của người bệnh, cũng như của toàn xã hội. Đây là cách làm vô trách nhiệm, và sẽ dẫn tới những hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Nó có thể sẽ hủy hoại cả nền y tế nước nhà.

Ở các nước tiến tiến, người ta không quản lí các bác sĩ, kĩ thuật viên cao cấp (cũng như những lao động chất lượng cao khác), theo kiểu sở hữu như ở Việt nam. Họ tận dụng tối đa các bác sĩ trong việc khám chữa bệnh, tìm mọi cách giảm thiểu công việc hành chính. Họ cho phép một bác sĩ, hoặc các kĩ thuật viên y tế cao cấp, hợp đồng với nhiều cơ sở, để tận dụng thời gian của họ, và tận dụng cơ sở vật chất của các bệnh viện.

Hiện nay, trong các bệnh viện công, rất ít bệnh viện có đủ bệnh nhân, hoặc có nhiều bệnh nhân nhưng lại thiếu cơ sở vật chất, để các bác sĩ của mình có thể dành toàn bộ thời gian để làm công việc mà họ giỏi về mặt chuyên môn, cho nên, hầu hết các bác sĩ đang dành khá nhiều thời gian cho những công việc mà người khác, không cần được đào tạo chuyên sâu, có thể làm thay. Việc các bác sĩ kí hợp đồng với nhiều cơ sở, với khung thời gian khác nhau, sẽ giúp họ phát huy tối đa khả năng của mình cho cộng đồng.

Khi các bác sĩ và kĩ thuật viên cao cấp dành thời gian của mình cho công việc chính ở nhiều cơ sở khác nhau, thì nhiều bệnh nhân được tiếp cận với chuyên môn cao hơn, thu nhập của bác sĩ cũng sẽ khá hơn. Trong khi đó, bệnh viện sử dụng những nhân viên khác với chi phí trả lương thấp hơn nhiều so với nhân sự chuyên môn sâu, để thực hiện các công việc không đòi hỏi chuyên môn sâu, tiết kiệm nhiều chi phí cho nhân sự.

Về phía bệnh viện có cơ sở vật chất chưa sử dụng hết, khi kí hợp đồng với nhiều bác sĩ, và bác sĩ dành nhiều thời gian làm việc chuyên môn cao của họ, các trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh theo chuyên môn cao sẽ được tận dụng tối đa. Từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng trang thiết bị.

Tuy nhiên, nếu làm như vậy, thì sẽ có một đội ngũ lao động chuyên môn cao trở nên tự do. Các bệnh viện công sẽ không còn được ngồi chờ nhân sự cao cấp tìm đến với mình, mà sẽ phải tìm cách để lôi kéo những nhân sự này về làm việc cho mình, phá vỡ cái thế bề trên của lãnh đạo các bệnh viện.

Đang ở thế bề trên, ban ơn, thậm chí còn được hưởng lợi khi tuyển dụng nhân sự, bây giờ lại trở thành người phải đi cậy cục để mời những nhân sự ấy về, giống như ở y tế tư nhân. Điều đó không dễ dàng gì với bộ máy quan liêu và nặng về ban phát của chúng ta.
 

xe lôi

Xe tăng
Biển số
OF-14400
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
1,158
Động cơ
520,143 Mã lực
Điều trước tiên cụ cần tìm hiểu thêm về các trường đào tạo y đã. Lúc ấy tìm hiểu sâu thêm chưa muộn.
Cả tuần vừa chạy grab vừa tìm đọc,hôm nay mới trả lời cụ được.E tìm hiểu các trường đào tạo Y rồi,trường YHN thì cũng có phân hiệu,có đào tạo chuyên tu,hiện giờ cũng phân hiệu ở Thanh Hoá.Cụ đừng bảo bằng tốt nghiệp chính quy đhy ở phân hiệu thanh hoá cũng chất lượng như bằng đhy học ở HN nhé.
Đại học Y đúng là lâu đời nhất Việt Nam,nhưng ko có nghĩa là hơn được sài gòn,vì thông tin về đào tạo thời Pháp e chưa tìm hiểu đc.E chỉ nghe thấy từ bắc vào nam chữa bệnh,chứ ngược lại có thể có nhưng e chưa nghe.Nên hẳn trong đấy học hành có phần hơn.
Cụ chỉ thêm cho e biết tại sao e nói lúc đầu mà cụ bảo ko biết gì,rồi dựa cột...?
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
18,268
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Cả tuần vừa chạy grab vừa tìm đọc,hôm nay mới trả lời cụ được.E tìm hiểu các trường đào tạo Y rồi,trường YHN thì cũng có phân hiệu,có đào tạo chuyên tu,hiện giờ cũng phân hiệu ở Thanh Hoá.Cụ đừng bảo bằng tốt nghiệp chính quy đhy ở phân hiệu thanh hoá cũng chất lượng như bằng đhy học ở HN nhé.
Đại học Y đúng là lâu đời nhất Việt Nam,nhưng ko có nghĩa là hơn được sài gòn,vì thông tin về đào tạo thời Pháp e chưa tìm hiểu đc.E chỉ nghe thấy từ bắc vào nam chữa bệnh,chứ ngược lại có thể có nhưng e chưa nghe.Nên hẳn trong đấy học hành có phần hơn.
Cụ chỉ thêm cho e biết tại sao e nói lúc đầu mà cụ bảo ko biết gì,rồi dựa cột...?
Cụ gạch hộ em mấy cái gạch đầu dòng xem ĐH Y dược HCM hơn ĐH Y HN ở những điểm nào hộ cái.
Chuyện bắc vào nam chữa bệnh nó cũng nhiều như nam ra bắc chữa thôi. Chẳng qua cụ thấy có nhiều người nói giọng Bắc vào điều trị ở Bv trong Nam chẳng qua là do người Bắc vào nam sống nhiều hơn người Nam ra bắc.
Nhưng đó không phải cái em muốn nói, cái em muốn nói và khẳng định với cụ là sv y Hà Nội ra trường chất lượng hơn hẳn y Thái Nguyên, y Thái Bình, y Vinh, thậm chí hơn hẳn viện Quân y 103.
Nên cái nơi học tập và đào tạo nó quan trọng với chất lượng bác sỹ ra trường lắm cụ ạ.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,474
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Hệ thống quản lý BV công rệu rã, vào bệnh viện bẩn kinh hồn!
 

xe lôi

Xe tăng
Biển số
OF-14400
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
1,158
Động cơ
520,143 Mã lực
Về chuyện đhy hn và đhy tphcm có thể nhỉnh hơn nhau chút ít,ko có nghĩa là 2 bên được gọi nhau chó lợn,còn hệ chuyên tu của đhy thì e thấy ko thể bằng chính quy mấy trường kia đc,cho nên ở trường nào cũng vậy,đều có lớp-cá nhân giỏi,kém.
Còn cụ nói e chẳng hiểu gì về ngành y nó rộng quá,e biết tí ti.Cũng như đọc thấy rất nhiều cụ trong này thấy có nghề rất sâu,có cái như cụ Cao Bien 2 nói đấy : ông bác sỹ thì biết sâu về chuyên môn thôi,còn nhiều cái trong viện biết mơ hồ hoặc ko để ý lắm,cũng như ông kế toán biết về chuyện kim lờ kim bướm.
Còn thanh niên le ve trình dược quay ra cắn bsy rồica ngợi bv tư tiếc giọng bất mãn.tư thì nó có khác tí,nó ko cho mầu,trả gọn 1 cục thôi,chứ nó cũng kiếm từ BN đủ thứ kể từ viên thuốc.mà làm bsy thì thuốc cũng biết gọi là tí thôi,đừng múa trên này có nhiều ông cựu lắm.
Có cụ trên này nói đúng như e thấy : có các thêm vàng bsy giỏi họ cũng ko rời bv công đi,cái này rời chủ yếu bv tuyến dưới,thành phần bất mãn chỗ cũ,thêm thành phần áp lực kinh tế.Chứ ko ai rời công sang tư để học hỏi cống hiến cả
Cụ gạch hộ em mấy cái gạch đầu dòng xem ĐH Y dược HCM hơn ĐH Y HN ở những điểm nào hộ cái.
Chuyện bắc vào nam chữa bệnh nó cũng nhiều như nam ra bắc chữa thôi. Chẳng qua cụ thấy có nhiều người nói giọng Bắc vào điều trị ở Bv trong Nam chẳng qua là do người Bắc vào nam sống nhiều hơn người Nam ra bắc.
Nhưng đó không phải cái em muốn nói, cái em muốn nói và khẳng định với cụ là sv y Hà Nội ra trường chất lượng hơn hẳn y Thái Nguyên, y Thái Bình, y Vinh, thậm chí hơn hẳn viện Quân y 103.
Nên cái nơi học tập và đào tạo nó quan trọng với chất lượng bác sỹ ra trường lắm cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
18,268
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Về chuyện đhy hn và đhy tphcm có thể nhỉnh hơn nhau chút ít,ko có nghĩa là 2 bên được gọi nhau chó lợn,còn hệ chuyên tu của đhy thì e thấy ko thể bằng chính quy mấy trường kia đc,cho nên ở trường nào cũng vậy,đều có lớp-cá nhân giỏi,kém.
Còn cụ nói e chẳng hiểu gì về ngành y nó rộng quá,e biết tí ti.Cũng như đọc thấy rất nhiều cụ trong này thấy có nghề rất sâu,có cái như cụ Cao Bien 2 nói đấy : ông bác sỹ thì biết sâu về chuyên môn thôi,còn nhiều cái trong viện biết mơ hồ hoặc ko để ý lắm,cũng như ông kế toán biết về chuyện kim lờ kim bướm.
Còn thanh niên le ve trình quay ra cắn rồica ngợi tư tiếc giọng bất mãn,tư thì nó có khác tí,nó ko cho mầu,trả gọn 1 cục thôi,chứ nó cũng kiếm từ BN đủ thứ kể từ viên thuốc.mà làm bsy thì thuốc cũng biết gọi là tí thôi,đừng múa trên này có nhiều ông cựu lắm.
Có cụ trên này nói đúng như e thấy : có các thêm vàng họ cũng ko rời đi,cái này rời chủ yếu bv tuyến dưới,thành phần bất mãn chỗ cũ,thêm thành phần áp lực kinh tế.Chứ ko ai rời công sang tư để học hỏi cống hiến cả
Cụ lan man quá! Em chả biết trả lời cụ như nào.
Nhưng em chưa thấy cụ kia gọi là “chó lợn” như cụ đang nói. Cụ ấy chỉ chê trình độ các bác sỹ tốt nghiệp y Thái Nguyên. Mà em thì đồng ý về điều ấy.
 

xe lôi

Xe tăng
Biển số
OF-14400
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
1,158
Động cơ
520,143 Mã lực
Cụ chắc cũng hay đọc lướt,ko có thằng nứt mắt nào lại đi gọi đồng nghiệp,người đi trước là ngu như chó lợn!Xem mấy năm nữa tư thải hồi chú em bsy đi đâu về đâu nhé.
Cụ lan man quá! Em chả biết trả lời cụ như nào.
Nhưng em chưa thấy cụ kia gọi là “chó lợn” như cụ đang nói. Cụ ấy chỉ chê trình độ các bác sỹ tốt nghiệp y Thái Nguyên. Mà em thì đồng ý về điều ấy.

 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Bất công thu nhập ở bệnh viện công: Lương bác sĩ giỏi thấp hơn điều dưỡng
.
Chỉ bác sỹ dốt mới phải ăn lương như điều dưỡng.
Hội điều dưỡng Bạch Mai dịp tết vừa rồi ăn 1,2 triệu/ngày đấy, mang cả bác sỹ "Giỏi" viện tư đến đến đấy mà so sánh.

Chuẩn đó cụ, quan điểm của em là đừng cho con cháu làm nhà nước né. Ngu người
Con cháu không có tiền đừng mong vào mấy cái viện này, qua được những cái viện này chúng sẽ "Ngu" hẳn đấy, đừng dùng chứ né.

Mổ ghép 1 cái gan được hiến cắt cho mấy người thách các bệnh viện tư đỉnh nhất vào làm 1 ca thử xem. Hội bác sỹ mới tốt nghiệp mấy người được đứng vòng tròn ở các ca phẫu thuật!
 

xe lôi

Xe tăng
Biển số
OF-14400
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
1,158
Động cơ
520,143 Mã lực
_ Xuất xứ TQ và Ấn Độ: giá rẻ nhất, chất lượng thì tạp pín lù. Ra mấy quầy thuốc lớn thỉnh thoảng gặp thuốc Ấn, còn TQ tuyệt nhiên không. Thuốc bhyt cấp cho viện đa phần dạng này...
****Thuốc bảo hiểm nào của trung quốc sx vậy?e ví dụ xem nào?
_ Xuất xứ các nước Đông Âu cũ (Ba Lan, Séc, Hung ga ri,...): giá đắt hơn thuốc VN nhưng không nhiều, chất lượng khá Ok. Em hay tư vấn bệnh nhân mua loại này, không quá tốn kém mà hiệu quả chữa bệnh vẫn đảm bảo.
**** em làm bác sỹ bệnh viện tư,em kê đơn trên máy hay e ghi tay vào đơn cho bn mà tư vấn?
E có biết cái nguồn gốc thuốc bệnh viện tư em dùng nó ntn ko?nó vẫn phải dùng theo bảo hiểm,mua theo kết quả áp thầu hoặc có tham gia từ gửi số lượng thầu!
*** Ngoài ra kê đơn mua về thuốc bên bv tư của em xem có thông dụng ko?có dễ mua như biệt dược gốc ko em?Hay loanh quanh chỉ lại ở đấy mới có?e có biết hệ thống bv tư nhập thuốc nội trú ntn?ngoại trú ntn e có dám nói ra ko?chỉ cần e ví dụ 1 loại thuốc đang được kê mua về ở bv tư số lượng dùng chính xác ntn thì em toi cm nó đời em luôn đấy.Đồng nghĩa với việc nó biết được chính xác viện em đang làm,với thông tin em trên này đủ biết em ra trường mấy năm-chuyển từ hạng 2 lên-Vậy là em hiện cmn nguyên hình.
Nên em cũng đừng thần thánh hoá cái viện tư em đang làm!Bác sỹ là cứu người,giúp người chữa bệnh,là công việc chăm sóc sức khoẻ...
Những người em gọi chó lợn ấy,có lên được đến phó,trưởng khoa họ cũng phải trả bao nhiêu giá mài đít bệnh vện công,máu me mổ xẻ bao ca,cũng đang ngủ bị gọi đến viện bao lần mới có ngày đấy,cho nên em đừng tinh tướng.
*** em a,tuổi em còn trẻ,thời gian em lo đấu tố em lo nghiên cứu,học hỏi thêm giúp được người khác,sống trong một xã hội chưa định hình được ntn thì giúp được mỗi người một tí bằng phẩm chất của mình cũng là góp phần làm cho xã hội trở lên tươi đẹp.Nó chưa thể ngay được nhưng nhất định sẽ thế.
 

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
266
Động cơ
234,632 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
_ Xuất xứ TQ và Ấn Độ: giá rẻ nhất, chất lượng thì tạp pín lù. Ra mấy quầy thuốc lớn thỉnh thoảng gặp thuốc Ấn, còn TQ tuyệt nhiên không. Thuốc bhyt cấp cho viện đa phần dạng này...
****Thuốc bảo hiểm nào của trung quốc sx vậy?e ví dụ xem nào?
_ Xuất xứ các nước Đông Âu cũ (Ba Lan, Séc, Hung ga ri,...): giá đắt hơn thuốc VN nhưng không nhiều, chất lượng khá Ok. Em hay tư vấn bệnh nhân mua loại này, không quá tốn kém mà hiệu quả chữa bệnh vẫn đảm bảo.
**** em làm bác sỹ bệnh viện tư,em kê đơn trên máy hay e ghi tay vào đơn cho bn mà tư vấn?
E có biết cái nguồn gốc thuốc bệnh viện tư em dùng nó ntn ko?nó vẫn phải dùng theo bảo hiểm,mua theo kết quả áp thầu hoặc có tham gia từ gửi số lượng thầu!
*** Ngoài ra kê đơn mua về thuốc bên bv tư của em xem có thông dụng ko?có dễ mua như biệt dược gốc ko em?Hay loanh quanh chỉ lại ở đấy mới có?e có biết hệ thống bv tư nhập thuốc nội trú ntn?ngoại trú ntn e có dám nói ra ko?chỉ cần e ví dụ 1 loại thuốc đang được kê mua về ở bv tư số lượng dùng chính xác ntn thì em toi cm nó đời em luôn đấy.Đồng nghĩa với việc nó biết được chính xác viện em đang làm,với thông tin em trên này đủ biết em ra trường mấy năm-chuyển từ hạng 2 lên-Vậy là em hiện cmn nguyên hình.
Nên em cũng đừng thần thánh hoá cái viện tư em đang làm!Bác sỹ là cứu người,giúp người chữa bệnh,là công việc chăm sóc sức khoẻ...
Những người em gọi chó lợn ấy,có lên được đến phó,trưởng khoa họ cũng phải trả bao nhiêu giá mài đít bệnh vện công,máu me mổ xẻ bao ca,cũng đang ngủ bị gọi đến viện bao lần mới có ngày đấy,cho nên em đừng tinh tướng.
*** em a,tuổi em còn trẻ,thời gian em lo đấu tố em lo nghiên cứu,học hỏi thêm giúp được người khác,sống trong một xã hội chưa định hình được ntn thì giúp được mỗi người một tí bằng phẩm chất của mình cũng là góp phần làm cho xã hội trở lên tươi đẹp.Nó chưa thể ngay được nhưng nhất định sẽ thế.
Chán cự quá, cả tuần tìm hiểu mà kiến thức chỉ thế này thôi sao.

Thích ví dụ thì đây:

https://m.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-18092/piracetam-injection.aspx

https://m.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-38600/amoxicillin.aspx

https://m.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-49140/ceftriaxone-sodium-for-injection-10g.aspx

Đều là những thuốc thông dụng ở bệnh viện. Làm bác sĩ ai chả biết mớ này do bhyt cấp qua đấu thầu

Thuốc Việt trong bhyt cũng chất lượng lắm, Sản xuất từ nguyên liệu đảm bảo thế cơ mà.

https://m.thanhnien.vn/suc-khoe/thuoc-sieu-re-980631.html

" Theo chuyên gia này, ngoài những lợi thế về nhân công rẻ hay tiết giảm chi phí sản xuất, marketing, ăn bớt hoạt chất, thì điều dễ nhận thấy là nguồn nguyên liệu bao gồm hoạt chất và tá dược sẽ được lựa chọn loại rẻ nhất, kèm theo nguy cơ về tạp chất ở nguyên liệu rẻ tiền. Không phải ngẫu nhiên mà nguyên liệu từ các nguồn uy tín của châu Âu, Mỹ có giá đắt hơn hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với nguyên liệu rẻ tiền (thường từ nguồn một số nhà máy ở Ấn Độ, Trung Quốc). Hoạt chất vẫn thế nhưng yếu tố quyết định chính là độ tinh khiết, hàm lượng tạp chất cực thấp mà chỉ một số nhà máy nguyên liệu uy tín mới có thể đạt được. Hàng rẻ thì lượng tạp chất cao."

"Nếu nói thuốc rẻ đạt chất lượng hay không thì cần phải đo lường. Nhưng nếu nói về mặt kinh tế y tế, giá viên thuốc như vậy thì giá trị bột mì (tá dược để làm thuốc) cũng không đủ. Chúng ta lấy giá hoạt chất, cộng với giá nguyên liệu (chiếm 70% giá viên thuốc), chưa tính lương công nhân, điện nước, khấu hao, viên thuốc vài chục đồng này chắc chắn là lỗ."

https://m.dantri.com.vn/kinh-doanh/le-thuoc-nguyen-lieu-thuoc-trung-quoc-an-do-the-kho-cua-cac-ong-lon-duoc-viet-20181229102521733.htm

" Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 375 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, 78% trong số đó là từ Trung Quốc và Ấn Độ - là hai nguồn cung cấp thuốc chủ yếu cho các nước đang phát triển có tham gia sản xuất thuốc generic (thuốc tương tự biệt dược gốc)."

Thời làm viện công, tôi vẫn tư vấn và kê đơn ngoài cho bệnh nhân trong trường hợp thuốc trong bhyt không có hoặc điều trị không hiệu quả. "Cháu kê thuốc tốt tốt để bác mau khỏi, tiền bạc không quan trọng"- đó là câu cửa miệng bệnh nhân nói với tôi ở viện tư. Có điều kiện kinh tế, ai chẳng muốn dùng thuốc chất lượng tốt, kê thuốc bhyt còn bị chửi cho ấy.

Bỏ viện công, tôi thấy là quyết định sáng suốt nhất của mình. Không áp lực bảo hiểm, không phải gian dối bệnh án và nhất là không phải làm điều trái với lương tâm. Nhớ lại tháng ngày ở viện cũ, tôi từng bật khóc vì không xin được giấy chuyển viện cho bệnh nhân mình điều trị. Cấp trên của tôi- các bác sĩ chuyên tu đâu hiểu rằng có những bệnh không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng khủng khiếp. Họ chỉ đồng ý khi bệnh diễn biến nặng, tiên lượng tử vong cao. Ánh mắt bệnh nhân ấy khi trở về với tấm thân không được vẹn toàn đến giờ vẫn là sự ám ảnh.

Những kẻ ngu dốt, tham lam, trục lợi trên mạng sống người khác- dùng từ chó lợn, theo tôi thế còn nhẹ lắm...
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top