[ATGT] XXX giải thích về lỗi đi trên đường cong không bật xi nhan: nghe hơi ngứa đ...ít

ngựa thồ

Xe tăng
Biển số
OF-206047
Ngày cấp bằng
14/8/13
Số km
1,293
Động cơ
342,881 Mã lực
Nơi ở
Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội
'Lỗi nhạy cảm'?

Ngày 7/1, mang ý kiến của người dân, PV VTC News đã liên hệ một số cán bộ CSGT thuộc CA TP.HCM (xin không nêu tên), thì có người cho rằng không thể phạt nhưng cũng có người cho rằng có thể xử phạt lỗi ôm cua đường cong không bật đèn tín hiệu.

Với quan điểm không phạt lỗi, một cán bộ CSGT cho rằng, người tham gia giao thông đang di chuyển trên đường thẳng khi đến đoạn cong thì ôm cua theo đường cong vẫn di chuyển theo một hướng, một làn đường riêng của họ, đó không phải là vấn đề chuyển làn hay chuyển hướng thì không cần phải bật đèn tín hiệu.

“Trường hợp này ta hiểu rằng, người di chuyển đang đi theo một hướng, đi theo phần đường riêng của mình, không có chuyển hướng, chuyển làn nên không cần phải bật đèn tín hiệu, hay nói nôm na là bật đèn xi-nhanh của phương tiện. Điều này không bắt buộc bật đèn tín hiệu nên không thể xem là vi phạm Luật Giao thông” – vị CSGT nói.

Vị này giải thích rõ thêm về vấn đề "chuyển làn", "chuyển hướng", ví dụ nếu người tham gia giao thông chuyển làn đường từ làn ô tô sang làn xe máy hoặc ngược lại buộc phải bật đèn tín hiệu giao thông. Ô tô tải chuyển sang làn xe du lịch phải bật đèn báo trước. Hoặc nếu chuyển hướng rẽ trái, rẽ phải, quay đầu... thì buộc phải bật tín hiệu báo trước, để xe sau và xe chạy chiều ngược lại được biết, giảm tốc độ hay có biện pháp an toàn đề phòng, tránh xảy ra tai nạn giao thông, đó là điều bắt buộc, luật quy định rõ.
Với quan điểm phạt lỗi ôm cua đường cong không bật tín hiệu, một cán bộ CSGT khác lại cho rằng, trong Luật Giao thông đường bộ xác định đường cong là đường cong, đường thẳng là đường thẳng. Đây là lỗi nhạy cảm, cần phải xem xét thấu đáo. Bởi khi ta đang di chuyển trên một đường thẳng nhưng khi đến đoạn đường cong, cua gắt buộc phải bật tín hiệu để người khác biết mà tránh va chạm.

“Điều này không phải gọi là trách nhiệm hay áp dụng theo luật mà là thể hiện văn hóa giao thông khi tham gia lưu thông trên đường cần báo hiệu cho người điều khiển phương tiện phía sau, hoặc ngược chiều được biết. Vừa an toàn cho mình và cho tham gia giao thông xung quanh mình” – vị CSGT nói.

“Tùy tình hình thực tế mà lực lượng CSGT mỗi nơi có thể áp dụng tùy trường hợp, có thể nơi đó là điểm đen, điểm nóng giao thông nên người ta áp dụng đặt vấn đề đó (ôm cua đường cong không bật tín hiệu bị phạt) để đấu tranh chuyển hóa địa bàn, hạn chế, kéo giảm tai nạn giao thông.

Theo quan điểm của luật sư Kiều Hưng, có cơ sở để xác định CSGT xử phạt hành vi này là không có cơ sở pháp lý, bởi lẽ các yếu tố sau:

Thứ nhất, trong Luật Giao thông Đường bộ, liên quan đến vấn đề “chuyển hướng xe”, chỉ có các thuật ngữ được đề cập như rẽ trái, rẽ phải, quay đầu, lùi xe, qua đường giao nhau… là được quy định cụ thể về hành vi để người tham gia giao thông tuân thủ đúng. Riêng thuật ngữ “chuyển hướng xe” không có định nghĩa cụ thể nên phải hiểu hoạt động chuyển hướng nằm trong các hoạt động này.

Thứ hai, thuật ngữ “tín hiệu” được quy định trong luật này chỉ liên quan đến hai loại: đèn tín hiệu giao thông (đèn đỏ, vàng, xanh…) và đèn tín hiệu của phương tiện tham gia giao thông (phương tiện).

Trong đó, đèn tín hiệu của phương tiện được quy định gắn liền và liên quan đến các hoạt động cụ thể như rẽ trái, rẽ phải, lùi xe, chuyển làn xe, ưu tiên …chứ không có quy định nào gắn liền riêng biệt với hoạt động “chuyển hướng xe” mà không gắn liền với các hoạt động đó.
Thứ ba, khoản 2 điều 15 Luật Giao thông Đường bộ quy định: “Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác”.

Vậy nếu suy diễn lôgic điều luật một cách tổng quát, thì hành vi “chuyển hướng xe” trên đoạn đường cong không có những hoạt động liên quan theo quy định của điều luật này như: Nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp, xe ngược chiều …có nghĩa hoạt động “chuyển hướng xe” trên đoạn đường cong sẽ không bị điều chỉnh bởi điều luật này.

Thứ tư, thực tế giao thông, nguyên tắc đường giao thông và hoạt động di chuyển của phương tiện không thể lúc nào cũng theo đường thẳng. Còn ở góc độ khoa học, để đảm bảo đi đúng hướng xe, khi gặp đường cong, đường vòng tay lái của phương tiện phải di chuyển theo cho phù hợp, lúc này nếu lấy phương của đường làm cơ sở, thì phương của xe trùng với phương của đường đang lưu thông, nên không thể gọi là “chuyển hướng”.

Từ những phân tích trên, cho thấy việc xử phạt của CSGT trong trường hợp này là thiếu cả lý lẫn tình. Thiết nghĩ, Cục Giao thông Đường bộ - Đường sắt sớm có chỉ đạo, hướng dẫn Phòng CSGT các tỉnh, TP về vấn đề này.
http://vtc.vn/di-chuyen-tren-duong-cong-khong-bat-tin-hieu-co-bi-xu-phat.457.524509.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Like bác Luật sư Kiều Hưng. Chuyển hướng của phương tiện phải được hiểu là thay đổi hướng đi so với hướng mặc định của con đường, khi đó sẽ ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông khác và cần có tín hiệu báo trước.
 

Hagemi

Xe hơi
Biển số
OF-175789
Ngày cấp bằng
8/1/13
Số km
123
Động cơ
342,174 Mã lực
Đi đường cong phải bật đèn tín hiệu.. Chỉ có ở Việt Nam
 

nhen

Xe đạp
Biển số
OF-305882
Ngày cấp bằng
21/1/14
Số km
33
Động cơ
302,930 Mã lực
Đường ở Việt Nam thì chỗ nào chả cong.
 

hainga

Xe tải
Biển số
OF-62849
Ngày cấp bằng
27/4/10
Số km
240
Động cơ
441,250 Mã lực
Thế nào là đường cong:-w
 

cargoman

Xe điện
Biển số
OF-98490
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
3,128
Động cơ
425,644 Mã lực
Không biết đường cong này nó có mềm mại không các cụ nhỉ? Đúng là nghe thối như ít
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
7,498
Động cơ
362,543 Mã lực
Hỏi cái ông xxx đầu đất là: nếu a đi Lai Châu, đường quanh co thì xi nhan cả ngày à?
 

phuonghuongngoc

Xe container
Biển số
OF-209330
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
8,006
Động cơ
383,671 Mã lực
Tuổi
51
vâng nếu không xi nhan thì ăn biên bản,khổ thế đấy.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có lần em đi sau một em Civic, lên cầu, gặp đoạn cong mà em Civic cũng xi nhan !
Theo kiểu này mà leo đèo thì cháy bóng nhan mất !
 

hamcuare!

Xe lăn
Biển số
OF-110263
Ngày cấp bằng
24/8/11
Số km
10,926
Động cơ
960,979 Mã lực
mệ, luật bắt xi nhan khi thay đổi hướng đi của phương tiện...
chứ đếu bắt người đk pt bật xi nhan khi con đường ko thẳng!
 

wavell

Xe hơi
Biển số
OF-319000
Ngày cấp bằng
9/5/14
Số km
129
Động cơ
293,080 Mã lực
Nơi ở
bắc giang
bọn điên ng ta có chuyển lan hay gi đâu ma phai bật xi nhan...kụ bọn xxxx
 

VIKO L

Xe container
Biển số
OF-346330
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
5,219
Động cơ
341,025 Mã lực
Ở cái xứ thiên đường này, nó cứ bắt dừng xe hỏi tội đấy, ai cãi cứng thì nó chệu, có ai bắt vạ được nó đâu!
 

29H- 55-22

Xe tăng
Biển số
OF-187375
Ngày cấp bằng
29/3/13
Số km
1,079
Động cơ
343,234 Mã lực
Nơi ở
3
Xxx giờ cong ăn cong thẳng ăn thẳng thôi mà
 

Killua03

Xe tải
Biển số
OF-174342
Ngày cấp bằng
30/12/12
Số km
438
Động cơ
344,408 Mã lực
Tuổi
41
E cũng chưa hiểu là chúng nó nghĩ gì khi đường cong mà nó bắt xi nhan, mẹ nó chứ đoạn cong ai chẳng phải đánh lái mà phải xi nhan cho xe sau thấy, xe đi sau người ta có mù đâu.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
'Lỗi nhạy cảm'?

Ngày 7/1, mang ý kiến của người dân, PV VTC News đã liên hệ một số cán bộ CSGT thuộc CA TP.HCM (xin không nêu tên), thì có người cho rằng không thể phạt nhưng cũng có người cho rằng có thể xử phạt lỗi ôm cua đường cong không bật đèn tín hiệu.

Với quan điểm không phạt lỗi, một cán bộ CSGT cho rằng, người tham gia giao thông đang di chuyển trên đường thẳng khi đến đoạn cong thì ôm cua theo đường cong vẫn di chuyển theo một hướng, một làn đường riêng của họ, đó không phải là vấn đề chuyển làn hay chuyển hướng thì không cần phải bật đèn tín hiệu.

“Trường hợp này ta hiểu rằng, người di chuyển đang đi theo một hướng, đi theo phần đường riêng của mình, không có chuyển hướng, chuyển làn nên không cần phải bật đèn tín hiệu, hay nói nôm na là bật đèn xi-nhanh của phương tiện. Điều này không bắt buộc bật đèn tín hiệu nên không thể xem là vi phạm Luật Giao thông” – vị CSGT nói.

Vị này giải thích rõ thêm về vấn đề "chuyển làn", "chuyển hướng", ví dụ nếu người tham gia giao thông chuyển làn đường từ làn ô tô sang làn xe máy hoặc ngược lại buộc phải bật đèn tín hiệu giao thông. Ô tô tải chuyển sang làn xe du lịch phải bật đèn báo trước. Hoặc nếu chuyển hướng rẽ trái, rẽ phải, quay đầu... thì buộc phải bật tín hiệu báo trước, để xe sau và xe chạy chiều ngược lại được biết, giảm tốc độ hay có biện pháp an toàn đề phòng, tránh xảy ra tai nạn giao thông, đó là điều bắt buộc, luật quy định rõ.
Với quan điểm phạt lỗi ôm cua đường cong không bật tín hiệu, một cán bộ CSGT khác lại cho rằng, trong Luật Giao thông đường bộ xác định đường cong là đường cong, đường thẳng là đường thẳng. Đây là lỗi nhạy cảm, cần phải xem xét thấu đáo. Bởi khi ta đang di chuyển trên một đường thẳng nhưng khi đến đoạn đường cong, cua gắt buộc phải bật tín hiệu để người khác biết mà tránh va chạm.

“Điều này không phải gọi là trách nhiệm hay áp dụng theo luật mà là thể hiện văn hóa giao thông khi tham gia lưu thông trên đường cần báo hiệu cho người điều khiển phương tiện phía sau, hoặc ngược chiều được biết. Vừa an toàn cho mình và cho tham gia giao thông xung quanh mình” – vị CSGT nói.

“Tùy tình hình thực tế mà lực lượng CSGT mỗi nơi có thể áp dụng tùy trường hợp, có thể nơi đó là điểm đen, điểm nóng giao thông nên người ta áp dụng đặt vấn đề đó (ôm cua đường cong không bật tín hiệu bị phạt) để đấu tranh chuyển hóa địa bàn, hạn chế, kéo giảm tai nạn giao thông.

Theo quan điểm của luật sư Kiều Hưng, có cơ sở để xác định CSGT xử phạt hành vi này là không có cơ sở pháp lý, bởi lẽ các yếu tố sau:

Thứ nhất, trong Luật Giao thông Đường bộ, liên quan đến vấn đề “chuyển hướng xe”, chỉ có các thuật ngữ được đề cập như rẽ trái, rẽ phải, quay đầu, lùi xe, qua đường giao nhau… là được quy định cụ thể về hành vi để người tham gia giao thông tuân thủ đúng. Riêng thuật ngữ “chuyển hướng xe” không có định nghĩa cụ thể nên phải hiểu hoạt động chuyển hướng nằm trong các hoạt động này.

Thứ hai, thuật ngữ “tín hiệu” được quy định trong luật này chỉ liên quan đến hai loại: đèn tín hiệu giao thông (đèn đỏ, vàng, xanh…) và đèn tín hiệu của phương tiện tham gia giao thông (phương tiện).

Trong đó, đèn tín hiệu của phương tiện được quy định gắn liền và liên quan đến các hoạt động cụ thể như rẽ trái, rẽ phải, lùi xe, chuyển làn xe, ưu tiên …chứ không có quy định nào gắn liền riêng biệt với hoạt động “chuyển hướng xe” mà không gắn liền với các hoạt động đó.
Thứ ba, khoản 2 điều 15 Luật Giao thông Đường bộ quy định: “Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác”.

Vậy nếu suy diễn lôgic điều luật một cách tổng quát, thì hành vi “chuyển hướng xe” trên đoạn đường cong không có những hoạt động liên quan theo quy định của điều luật này như: Nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp, xe ngược chiều …có nghĩa hoạt động “chuyển hướng xe” trên đoạn đường cong sẽ không bị điều chỉnh bởi điều luật này.

Thứ tư, thực tế giao thông, nguyên tắc đường giao thông và hoạt động di chuyển của phương tiện không thể lúc nào cũng theo đường thẳng. Còn ở góc độ khoa học, để đảm bảo đi đúng hướng xe, khi gặp đường cong, đường vòng tay lái của phương tiện phải di chuyển theo cho phù hợp, lúc này nếu lấy phương của đường làm cơ sở, thì phương của xe trùng với phương của đường đang lưu thông, nên không thể gọi là “chuyển hướng”.

Từ những phân tích trên, cho thấy việc xử phạt của CSGT trong trường hợp này là thiếu cả lý lẫn tình. Thiết nghĩ, Cục Giao thông Đường bộ - Đường sắt sớm có chỉ đạo, hướng dẫn Phòng CSGT các tỉnh, TP về vấn đề này.
http://vtc.vn/di-chuyen-tren-duong-cong-khong-bat-tin-hieu-co-bi-xu-phat.457.524509.htm
Em nói thật, xxx giải thích ở chỗ bôi đen của cụ còn ngu hơn cái con này: 3:-O. Đến đoạn đường cong tới mức nguy hiểm thì GTCC phải đặt biển báo hiệu nguy hiểm đương cong chứ bắt phạt dân vì không bật xi nhan là ntn :-/ :-q
 

topguntt

Xe buýt
Biển số
OF-4647
Ngày cấp bằng
10/5/07
Số km
800
Động cơ
554,351 Mã lực
Cái định nghĩa đường cong còn được gọi là " đường cong mềm mại" đó các cụ ah
 

hithithit

Xe tải
Biển số
OF-136652
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
219
Động cơ
370,550 Mã lực
Ôi thôi. Lại chuẩn bị bị mất xèng rồi.
Kiểu gì cũng không thoát được.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top