- Biển số
- OF-175805
- Ngày cấp bằng
- 8/1/13
- Số km
- 306
- Động cơ
- 343,180 Mã lực
Cảnh sát giao thông bị quay phim tống tiền 120 triệu
16/03/2013 09:51 | Xã hội
Một nhóm thanh niên quay phim một tổ cảnh sát giao thông Thừa Thiên - Huế tuần tra, kiểm soát trên quốc lộ 1, nhóm cảnh sát đã phải nộp cho nhóm thanh niên 120 triệu đồng.
» TP.HCM: Tóm gọn kẻ bắt cóc bé trai, tống tiền
» Tống tiền bạn gái, dọa tung clip ân ái
» Quay cảnh ân ái 2 cô gái rồi tống tiền
» Hé lộ đường dây buôn người ở Thái Lan
Hình minh họa
Theo cáo trạng, ba đối tượng tống tiền bị truy tố tội “cưỡng đoạt tài sản” gồm Đinh Ngọc Trung (29 tuổi, trú quận 12, TP.HCM, làm nghề kinh doanh), Trương Ngọc Vũ (26 tuổi, trú quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, làm nghề lái xe), Huỳnh Ngọc Thọ (28 tuổi, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng). Riêng Ngô Quốc Bảo là người khởi xướng việc tống tiền nhưng sau khi gây án đã bỏ trốn khỏi địa phương, cơ quan điều tra đang ra lệnh truy nã toàn quốc.
120 triệu đồng đổi lấy sự im lặng
Theo tài liệu, nhóm thanh niên tống tiền đã khảo sát địa điểm tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc Phòng CSGT đường sắt - đường bộ (PC67) Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế thường hay dừng xe để kiểm tra là đoạn quốc lộ 1 phía nam chân đèo Phước Tượng (thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc).
3g sáng 19-4-2010, Bảo, Trung, Vũ và Thọ sử dụng hai môtô chạy từ Đà Nẵng ra Huế, đến ngã ba Khu kinh tế Chân Mây, Trung cầm máy quay phim đi vào một ngôi nhà hoang bên đường, ba người khác quay lại Đà Nẵng.
Đến 6g sáng cùng ngày, tổ tuần tra kiểm soát thuộc PC67 gồm năm cán bộ do trung tá Nguyễn Ngọc Vinh, đội phó đội tuần tra kiểm soát số 2, làm tổ trưởng triển khai nhiệm vụ dừng ôtô để kiểm tra trên quốc lộ 1 (đoạn thuộc xã Lộc Thủy).
Lúc này, Trung nấp sau cánh cửa ngôi nhà hoang cách địa điểm tổ tuần tra hơn 50m sử dụng máy quay phim ghi lại toàn bộ hoạt động của tổ CSGT. Sau khi ghi hình đầy đủ, Trung điện thoại cho Bảo đến chở về Đà Nẵng, rồi đưa máy quay phim cho Bảo sao chép hình ảnh ra USB.
Trưa 20-4-2010, Trung và Bảo chạy xe máy ra huyện Phú Lộc, mang theo một phong bì ghi “Gửi các anh CSGT”, bên trong bỏ một USB kèm theo tên người gửi và số điện thoại di động. Hai người thuê một người đi xe ôm chuyển bì thư đó cho tổ CSGT do trung tá Phạm Văn Phong, tổ trưởng, đang làm nhiệm vụ.
Ông Phong mở máy vi tính xem nội dung trong USB thì thấy có hình ảnh của tổ tuần tra của trung tá Vinh liền chuyển USB đó cho ông Vinh xử lý.
Khi mở USB ra xem, ông Vinh thấy có những hình ảnh thể hiện những sai phạm của tổ tuần tra, liền bàn bạc với các thành viên trong tổ.
Tối 20-4-2010, ông Vinh điện thoại vào số ghi trên phong bì. Phía đầu kia lên tiếng: “Tôi là Quốc Phong, là nhà báo. Các anh xem hình có đẹp không? Chừ ý các anh thế nào? Muốn tôi đưa lên mạng, lên báo hay đưa cho trưởng phòng?”.
Ông Vinh nói: “Thôi anh cứ từ từ” rồi tắt máy. Khi ông Vinh điện thoại trở lại thì người xưng là Quốc Phong ra điều kiện muốn được bỏ qua phải chi 200 triệu đồng. Ông Vinh tắt máy và nhắn tin lại chấp nhận chi 30 triệu đồng. Hai bên nhắn tin qua lại nhiều lần, cuối cùng thống nhất giá 120 triệu đồng. Nhóm CSGT (năm người) thống nhất mỗi người góp 24 triệu đồng để đổi lấy sự im lặng.
“Tham thì thâm”
Ngày 21-4-2010, ông Vinh trực tiếp chuyển 120 triệu đồng vào một số tài khoản theo yêu cầu của phía bên kia. Tuy nhiên, chiều 23-4-2010, ông Vinh lại nhận được nhiều tin nhắn đòi phải chuyển tiếp 120 triệu đồng nhưng tổ tuần tra không chấp nhận.
Đến ngày 4-5-2010, người xưng là Quốc Phong điện thoại cho trưởng PC67 cho biết có hình ảnh cán bộ của phòng này sai phạm trong tuần tra kiểm soát.
Tiếp đó, hai người trong nhóm chạy xe từ Đà Nẵng ra TP Huế, thuê một người xe ôm đưa chiếc USB đến trưởng PC67. Sau khi nghe năm cán bộ của tổ tuần tra báo cáo sự việc bị tống tiền, trưởng PC67 báo cáo vụ việc lên ban giám đốc Công an tỉnh.
Ngày 5-8-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ba đối tượng Trung, Vũ và Thọ để điều tra tội “cưỡng đoạt tài sản”, còn Bảo bỏ trốn khỏi địa phương hiện chưa bắt được.
Ngày 27-2-2013, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế ra cáo trạng, truy tố các bị can này về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Ngày 15-3, ông Nguyễn Thanh Hải, phó viện trưởng Viện KSND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết cáo trạng đã chuyển sang Tòa án nhân dân tỉnh để chuẩn bị đưa ra xét xử.
Không xác định được hành vi mãi lộ
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, cơ quan này đã điều tra, xác minh theo băng ghi hình của nhóm tống tiền, nhưng không xác định được tổ CSGT có hành vi nhận tiền mãi lộ nên không có cơ sở xử lý.
Tuy nhiên theo hình ảnh ghi được, tổ tuần tra này có sai phạm về quy trình như yêu cầu dừng nhiều ôtô cùng một lúc, CSGT không đưa tay chào khi gặp tài xế, không trực tiếp đến ôtô để kiểm tra thực tế, tài xế ôm và bắt tay với CSGT, CSGT ôm tài xế và hút thuốc lá.
Do đó Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định kỷ luật cách chức đội phó đội tuần tra kiểm soát số 2 đối với trung tá Nguyễn Ngọc Vinh, điều chuyển ông Vinh về Phòng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Trung tá Trần Hải Vân và thiếu tá Trần Văn Vấn bị kỷ luật cảnh cáo, điều chuyển về đội xử lý vi phạm PC67; thiếu úy Bùi Mạnh Hùng bị điều chuyển về Công an huyện Phú Vang, thượng úy Trần Châu Nguyên bị phê bình rút kinh nghiệm.
Chiều 15-3, trung tá Nguyễn Ngọc Vinh cho biết những kẻ tống tiền rất hung hăng, liên tục gọi điện đe dọa ông, thúc giục ông chuyển tiền ngay nếu không sẽ tung những hình ảnh quay được lên báo và chuyển đến tay trưởng phòng.
“Do sợ những hình ảnh sai phạm trong quy trình làm việc bị lộ ra sẽ bị kỷ luật, điều chuyển công tác, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và gia đình nên chúng tôi đã chấp nhận chung chi cho kẻ tống tiền 120 triệu đồng” - ông Vinh nói.
Tống tiền cả CSGT Đà Nẵng?
Tại cơ quan điều tra, các bị can khai nhận với thủ đoạn trên, vào ngày 9-4-2010 (10 ngày trước khi xảy ra vụ án tống tiền CSGT Thừa Thiên - Huế), Trung và Bảo còn đe dọa và chiếm đoạt 80 triệu đồng của CSGT TP Đà Nẵng, chia mỗi người 40 triệu đồng. Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có văn bản gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng để điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Trả lời về vụ việc này, đại tá Nguyễn Đến - trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an Đà Nẵng - cho biết giám đốc Công an TP đã giao Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Đà Nẵng (PC45) phối hợp với Công an Thừa Thiên - Huế điều tra làm rõ vụ việc. “Riêng với phòng cảnh sát giao thông, chúng tôi có chỉ đạo đề nghị anh em ở các bộ phận tổ đội báo cáo về sự việc, tuy nhiên toàn bộ cán bộ chiến sĩ của phòng không có ai tên tuổi giống như lời khai của đối tượng tống tiền. Hiện cụ thể kết quả vụ việc chúng tôi không nắm được, việc này PC45 phụ trách làm” - ông Đến nói.
Để nắm rõ hơn kết quả vụ việc, PV đến liên hệ với lãnh đạo PC45 Công an TP Đà Nẵng nhưng chưa được trả lời vì lãnh đạo bận đi công tác. Còn thượng tá Nguyễn Hữu Lài - phó PC45 - cho biết ông không nắm được sự việc.
16/03/2013 09:51 | Xã hội
Một nhóm thanh niên quay phim một tổ cảnh sát giao thông Thừa Thiên - Huế tuần tra, kiểm soát trên quốc lộ 1, nhóm cảnh sát đã phải nộp cho nhóm thanh niên 120 triệu đồng.
» TP.HCM: Tóm gọn kẻ bắt cóc bé trai, tống tiền
» Tống tiền bạn gái, dọa tung clip ân ái
» Quay cảnh ân ái 2 cô gái rồi tống tiền
» Hé lộ đường dây buôn người ở Thái Lan
Hình minh họa
Theo cáo trạng, ba đối tượng tống tiền bị truy tố tội “cưỡng đoạt tài sản” gồm Đinh Ngọc Trung (29 tuổi, trú quận 12, TP.HCM, làm nghề kinh doanh), Trương Ngọc Vũ (26 tuổi, trú quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, làm nghề lái xe), Huỳnh Ngọc Thọ (28 tuổi, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng). Riêng Ngô Quốc Bảo là người khởi xướng việc tống tiền nhưng sau khi gây án đã bỏ trốn khỏi địa phương, cơ quan điều tra đang ra lệnh truy nã toàn quốc.
120 triệu đồng đổi lấy sự im lặng
Theo tài liệu, nhóm thanh niên tống tiền đã khảo sát địa điểm tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc Phòng CSGT đường sắt - đường bộ (PC67) Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế thường hay dừng xe để kiểm tra là đoạn quốc lộ 1 phía nam chân đèo Phước Tượng (thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc).
3g sáng 19-4-2010, Bảo, Trung, Vũ và Thọ sử dụng hai môtô chạy từ Đà Nẵng ra Huế, đến ngã ba Khu kinh tế Chân Mây, Trung cầm máy quay phim đi vào một ngôi nhà hoang bên đường, ba người khác quay lại Đà Nẵng.
Đến 6g sáng cùng ngày, tổ tuần tra kiểm soát thuộc PC67 gồm năm cán bộ do trung tá Nguyễn Ngọc Vinh, đội phó đội tuần tra kiểm soát số 2, làm tổ trưởng triển khai nhiệm vụ dừng ôtô để kiểm tra trên quốc lộ 1 (đoạn thuộc xã Lộc Thủy).
Lúc này, Trung nấp sau cánh cửa ngôi nhà hoang cách địa điểm tổ tuần tra hơn 50m sử dụng máy quay phim ghi lại toàn bộ hoạt động của tổ CSGT. Sau khi ghi hình đầy đủ, Trung điện thoại cho Bảo đến chở về Đà Nẵng, rồi đưa máy quay phim cho Bảo sao chép hình ảnh ra USB.
Trưa 20-4-2010, Trung và Bảo chạy xe máy ra huyện Phú Lộc, mang theo một phong bì ghi “Gửi các anh CSGT”, bên trong bỏ một USB kèm theo tên người gửi và số điện thoại di động. Hai người thuê một người đi xe ôm chuyển bì thư đó cho tổ CSGT do trung tá Phạm Văn Phong, tổ trưởng, đang làm nhiệm vụ.
Ông Phong mở máy vi tính xem nội dung trong USB thì thấy có hình ảnh của tổ tuần tra của trung tá Vinh liền chuyển USB đó cho ông Vinh xử lý.
Khi mở USB ra xem, ông Vinh thấy có những hình ảnh thể hiện những sai phạm của tổ tuần tra, liền bàn bạc với các thành viên trong tổ.
Tối 20-4-2010, ông Vinh điện thoại vào số ghi trên phong bì. Phía đầu kia lên tiếng: “Tôi là Quốc Phong, là nhà báo. Các anh xem hình có đẹp không? Chừ ý các anh thế nào? Muốn tôi đưa lên mạng, lên báo hay đưa cho trưởng phòng?”.
Ông Vinh nói: “Thôi anh cứ từ từ” rồi tắt máy. Khi ông Vinh điện thoại trở lại thì người xưng là Quốc Phong ra điều kiện muốn được bỏ qua phải chi 200 triệu đồng. Ông Vinh tắt máy và nhắn tin lại chấp nhận chi 30 triệu đồng. Hai bên nhắn tin qua lại nhiều lần, cuối cùng thống nhất giá 120 triệu đồng. Nhóm CSGT (năm người) thống nhất mỗi người góp 24 triệu đồng để đổi lấy sự im lặng.
“Tham thì thâm”
Ngày 21-4-2010, ông Vinh trực tiếp chuyển 120 triệu đồng vào một số tài khoản theo yêu cầu của phía bên kia. Tuy nhiên, chiều 23-4-2010, ông Vinh lại nhận được nhiều tin nhắn đòi phải chuyển tiếp 120 triệu đồng nhưng tổ tuần tra không chấp nhận.
Đến ngày 4-5-2010, người xưng là Quốc Phong điện thoại cho trưởng PC67 cho biết có hình ảnh cán bộ của phòng này sai phạm trong tuần tra kiểm soát.
Tiếp đó, hai người trong nhóm chạy xe từ Đà Nẵng ra TP Huế, thuê một người xe ôm đưa chiếc USB đến trưởng PC67. Sau khi nghe năm cán bộ của tổ tuần tra báo cáo sự việc bị tống tiền, trưởng PC67 báo cáo vụ việc lên ban giám đốc Công an tỉnh.
Ngày 5-8-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ba đối tượng Trung, Vũ và Thọ để điều tra tội “cưỡng đoạt tài sản”, còn Bảo bỏ trốn khỏi địa phương hiện chưa bắt được.
Ngày 27-2-2013, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế ra cáo trạng, truy tố các bị can này về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Ngày 15-3, ông Nguyễn Thanh Hải, phó viện trưởng Viện KSND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết cáo trạng đã chuyển sang Tòa án nhân dân tỉnh để chuẩn bị đưa ra xét xử.
Không xác định được hành vi mãi lộ
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, cơ quan này đã điều tra, xác minh theo băng ghi hình của nhóm tống tiền, nhưng không xác định được tổ CSGT có hành vi nhận tiền mãi lộ nên không có cơ sở xử lý.
Tuy nhiên theo hình ảnh ghi được, tổ tuần tra này có sai phạm về quy trình như yêu cầu dừng nhiều ôtô cùng một lúc, CSGT không đưa tay chào khi gặp tài xế, không trực tiếp đến ôtô để kiểm tra thực tế, tài xế ôm và bắt tay với CSGT, CSGT ôm tài xế và hút thuốc lá.
Do đó Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định kỷ luật cách chức đội phó đội tuần tra kiểm soát số 2 đối với trung tá Nguyễn Ngọc Vinh, điều chuyển ông Vinh về Phòng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Trung tá Trần Hải Vân và thiếu tá Trần Văn Vấn bị kỷ luật cảnh cáo, điều chuyển về đội xử lý vi phạm PC67; thiếu úy Bùi Mạnh Hùng bị điều chuyển về Công an huyện Phú Vang, thượng úy Trần Châu Nguyên bị phê bình rút kinh nghiệm.
Chiều 15-3, trung tá Nguyễn Ngọc Vinh cho biết những kẻ tống tiền rất hung hăng, liên tục gọi điện đe dọa ông, thúc giục ông chuyển tiền ngay nếu không sẽ tung những hình ảnh quay được lên báo và chuyển đến tay trưởng phòng.
“Do sợ những hình ảnh sai phạm trong quy trình làm việc bị lộ ra sẽ bị kỷ luật, điều chuyển công tác, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và gia đình nên chúng tôi đã chấp nhận chung chi cho kẻ tống tiền 120 triệu đồng” - ông Vinh nói.
Tống tiền cả CSGT Đà Nẵng?
Tại cơ quan điều tra, các bị can khai nhận với thủ đoạn trên, vào ngày 9-4-2010 (10 ngày trước khi xảy ra vụ án tống tiền CSGT Thừa Thiên - Huế), Trung và Bảo còn đe dọa và chiếm đoạt 80 triệu đồng của CSGT TP Đà Nẵng, chia mỗi người 40 triệu đồng. Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có văn bản gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng để điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Trả lời về vụ việc này, đại tá Nguyễn Đến - trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an Đà Nẵng - cho biết giám đốc Công an TP đã giao Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Đà Nẵng (PC45) phối hợp với Công an Thừa Thiên - Huế điều tra làm rõ vụ việc. “Riêng với phòng cảnh sát giao thông, chúng tôi có chỉ đạo đề nghị anh em ở các bộ phận tổ đội báo cáo về sự việc, tuy nhiên toàn bộ cán bộ chiến sĩ của phòng không có ai tên tuổi giống như lời khai của đối tượng tống tiền. Hiện cụ thể kết quả vụ việc chúng tôi không nắm được, việc này PC45 phụ trách làm” - ông Đến nói.
Để nắm rõ hơn kết quả vụ việc, PV đến liên hệ với lãnh đạo PC45 Công an TP Đà Nẵng nhưng chưa được trả lời vì lãnh đạo bận đi công tác. Còn thượng tá Nguyễn Hữu Lài - phó PC45 - cho biết ông không nắm được sự việc.