Trường hợp cụ thể của thớt này, kụ chủ bị xxx dừng xe phạt tại vị trí nhập làn, là nơi không có hành vi chuyển hướng nên luật không quy định phải bật xi nhan.
Vị trí nhập làn nơi kụ chủ bị phạt giống vị trí số 2 trong Hình #2b dưới đây.
Luật hiện hành quy định chỉ có 7 trường hợp phải bật xi nhan, trong đó luật không quy định phuơng tiện phải xi nhan khi nhập làn tại các đoạn đường thông thường (không phải nhập làn vào đường cao tốc).
(Trường hợp khi nhập làn mà phương tiện phải cắt qua vạch kẻ dọc phân chia giữa làn xe trên đường nhánh với làn xe trên đường chính thì mới phải bật xi nhan bên trái để báo hiệu xe mình chuyển làn).
Vì vậy, xxx bắt lỗi không xi nhan tại vị trí xe nhập làn không phải trên đường cao tốc, là xxx bắt sai.
--------------------------------
Giải thích thêm:
Nhà cháu muốn nêu sự khác nhau giữa giao cắt đồng mức (tức ngã rẽ, ngã 3, ngã 4) với điểm nhập làn, như sau:
1- Ngã rẽ, là nơi có hành vi chuyển hướng, có 2 đặc điểm sau:
- phương tiện di chuyển tới ngã rẽ có ít nhất 2 lựa chọn để đi tiếp, hoặc tiếp tục đi theo tuyến đường đang đi, hoặc chuyển hướng, tức là bỏ tuyến đường đang đi để rẽ sang một tuyến đường mới.
- phương tiện đi vào ngã rẽ có tiềm ẩn nguy cơ xung đột giao thông với phương tiện đi từ các hướng khác tới.
2- Điểm nhập làn, là nơi không có hành vi chuyển hướng, có 2 đặc điểm sau:
- phương tiện di chuyển tới điểm nhập làn chỉ có một lựa chọn duy nhất là nhập làn để tiếp tục đi theo tuyến đường đang đi, không có hướng di chuyển nào khác nữa.
- tại điểm nhập làn không có phương tiện từ các hướng khác nhau đi tới, nên phương tiện đi vào điểm nhập làn không tiềm ẩn nguy cơ tạo ra xung đột giao thông với phương tiện từ các hướng khác.
Dưới đây là 4 hình minh hoạ việc chuyển đổi giao thông, từ giao cắt trực tiếp (qua ngã 3, ngã tư, nơi xe đi thẳng gây xung đột với xe đang chuyển hướng để rẽ) chuyển sang hình thức hoa thị (nơi không còn hành vi chuyển hướng để rẽ, chỉ có hành vi nhập làn), nên không gây xung đột giao thông).
Hình #1a: giao cắt trực tiếp: phương tiện di chuyển theo các hướng khác nhau, phương tiện từ điểm 1 chuyển hướng đến điểm 2, tạo ra xung đột giao thông giữa nơi giao cắt với phương tiện đi từ điểm 5 đến điểm 8.
Ở sơ đồ này xe đi theo mũi tên đỏ có hành vi chuyển hướng (tại tâm vòng tròn), nên phải bật xi nhan trái.
Hình #1b: khi chuyển sang giao thông theo sơ đồ hoa thị, phương tiện đi từ điểm 1, theo đường cong hoa thị di chuyển đến điểm 2 mà
không cần thực hiện hành vi chuyển hướng, không tạo xung đột giao thông với phương tiện đi từ điểm 5 đến 8 như phương án tại Hình #1a.
Ở sơ đồ này xe đi theo mũi tên xanh KHÔNG có hành vi chuyển hướng, chỉ có hành vi đi trên đường cong, nên không phải bạt xi nhan.
Hình #2a: giao cắt trực tiếp: phương tiện di chuyển theo các hướng khác nhau, phương tiện từ điểm 5 chuyển hướng đến điểm 2, tạo ra xung đột giao thông giữa nơi giao cắt với phương tiện đi từ điểm 7 đến điểm 2.
Ở sơ đồ này xe theo mũi tên đỏ có hành vi chuyển hướng (tại tâm vòng tròn), nên phải bật xi nhan phải.
Hình #2b: giao thông theo sơ đồ hoa thị, phương tiện đi từ điểm 5, theo đường cong hoa thị đi đến điểm 2 mà
không cần thực hiện hành vi chuyển hướng, không tạo xung đột giao thông với phương tiện đi từ điểm 7 đến 2 như phương án tại Hình #2a.
Ở sơ đồ này xe theo mũi tên vàng KHÔNG có hành vi chuyển hướng, chỉ có hành vi nhập làn, nên không phải xi nhan khi nhập làn tại điểm nhập làn (có số 2).
Sau khi nhập làn, nếu phương tiện muốn chuyển làn sang làn ngoài bên trái thì phải xi nhan trái.
.