[CCCĐ] Xuyên Việt - Cam bằng 2 bánh. Những cung đường đam mê.

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,311
Động cơ
354,956 Mã lực
Chào các cụ các mợ, em vừa có dipk làm chuyến xuyên Việt Nam và Campuchia bằng xe máy. Em chia sẻ lên đây cho các cụ tham khảo. Mong cccm ủng hộ.

Để có được một chuyến đi xuyên Việt, đặc biệt là vi vu bằng xe máy là ước mơ của rất nhiều người, trong đó có em. Năm 2016 em cũng đã làm một chuyến đi Xuyên Việt Bằng xe máy HN vào SG rồi lại vòng ra HN, lúc vào chạy đường HCM - Trường sơn lúc ra chạy dọc ven biển, và để lại một kỷ niệm khó quên.

Lần này em ấp ủ chạy Xuyên Việt vào SG rồi chạy một vòng Campuchia rồi về Phú Quốc, Mũi Cà Mau, vi vu miền tây...hết đất nước mình. Kế hoạch ấp ủ từ đầu năm nhưng vì thời gian đi dài rất khó sắp xếp thời gian, lần khất mãi rồi cuối cùng cũng chốt được tháng 11 sẽ xuất phát. Kế hoạch đầu tiên tầm 6 xe đi, nhưng cứ rơi rụng dần, cuối cùng cũng chốt được 4 xe, toàn anh em U50, 03 xe PCX và 01 cào cào XR150.

Lộ trình của bọn em:

Ngày 1 HN - Khe Gát - Phong Nha (Quảng Bình) (560km)

Ngày 2 Phong Nha - Tây Trường Sơn - Khe Sanh - A Lưới (330km).

Ngày 3 TT A Lưới – Đèo A roàng – Tp Kon Tum ( 390km)

Ngày Kon Tum – Thị Trấn Măng Đen – Quy Nhơn (260km)

Ngày 5 Quy Nhơn – Tuy Hòa – Đèo Cả - Nha Trang – Phan Rang (300 km).

Ngày 6 Phan Rang – Mũi Dinh – Biển Cà Ná – Mũi Né – SG (300km)

Ngày 7 Sài Gòn – CK Mộc Bài – Phnom Penh (240km)

Ngày 8 Phnom Penh – Xiêm Riệp (350km)

Ngày 9: Tham Quan Angkor Wat

Ngày 10 Xiêm Riệp – Phnom penh - Kampot (500km)

Ngày 11 Kampot- Kep – Hà Tiên – Phú Quốc (150km)

Ngày 12: khám phá Phú Quốc

Ngày 13 : Phú Quốc - Rạch Giá – Cà Mau (250km)

Ngày 14: Cà Mau - Đất Mũi - Cà Mau (200km)

Ngày 15: Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ (200km)

Ngày 16: Cần Thơ - Sài Gòn (180km)

Ngày 17: SG bay về HN.

Em sẽ kể dần chuyến đi em sẽ kể dần hầu các cccm

Thanks cccm theo dõi

Một vài hình ảnh
Tây Trường Sơn






Khe Sanh



Cầu Đakrong



Hầm A Roàng



Măng Đen



Mũi Đại Lãnh



Phnom Penh







Angkor Wat




Kep Beach



Phú Quốc



Mũi Cà Mau

 

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,333
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
Em hóng kinh nghiệm của các bác, em cũng đang định làm quả tương tự
 

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
4,310
Động cơ
335,259 Mã lực
PCX là xe ga các cụ đổ đèo có nguy hiểm không?
 

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,311
Động cơ
354,956 Mã lực
PCX là xe ga các cụ đổ đèo có nguy hiểm không?
Xe ga sẽ khó đi hơn xe số, nhưng có kinh nghiệm một chút vẫn đi bình thường cụ ạ, em đi hết các đèo tây bắc bằng PCX rồi, ko có vấn đề gì, biết cách thì khi đổ đèo, xe ga vẫn hãm bằng máy đc.
 

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,311
Động cơ
354,956 Mã lực
Ngày 1 bọn em chạy thẳng đường HCM vào Phong Nha, quãng đường gần 600km, dự định tầm 6h vào đến nơi nên xác định phải chạy khẩn trương.
5h sáng bọn em tập trung ở Ngã tư sở




Có người quên đồ phải về nhà lấy nên cũng phải đến 5h30 bọn em mới xuất phát đc Chạy xuyên qua đường Chúc Sơn, trời hửng nắng sớm thì cũng đã đến Cúc Phương.



Sau khi ăn sáng ở Cẩm Thủy, bọn em tiếp tục theo ĐCM chạy, đường bắt đầu vắng và đẹp, thời tiết cũng ủng hộ nên chẳng bao lâu hết đất Thanh Hóa sang đất Nghệ An


Đến Tân Kỳ - Nghệ an cũng đã buổi trưa. Tranh thủ vào làm bát cơm cho ấm bụng. Vào quán gặp một đoàn các bác địa phương cũng đang nhậu trong đó, rất nhiệt tình sang hỏi chuyện và mời rượu. Rất tiếc đang phải chạy tiếp nên đành từ chối.



ĐHCM từ Nghệ An sang Hà Tĩnh vắng vẻ, và đẹp nên anh em thong thả vít ga, thỉnh thoảng dừng nghỉ làm bi thuốc.





Đường vắng vẻ, ít xe nên chẳng bao lâu đã qua Phố Châu, Hương Khê sang đất Tuyên Hóa - Quảng Bình. Một cây cầu dọc đường ở Quảng Bình



Một dòng suối dọc đường đi trong buổi Xế chiều

 
Chỉnh sửa cuối:

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,311
Động cơ
354,956 Mã lực
Đến chân đèo Đá đẽo thì trời lất phất mưa và cũng đã nhá nhem tối. Trời mùa đông nên tối rất nhanh. Trời tối nên cũng không chụp ảnh ót gì. Lên đến đỉnh đèo thì đã tối om. Trên đỉnh có tấm bia ghi công những anh hùng liệt sỹ, thanh niên xung phong đã bảo vệ tuyến đường mòn HCM trong chiến tranh chống Mỹ, bọn em vào thắp nén hương rồi đổ đèo qua sân Bay Khe Gát để về Phong Nha. Đến Phong Nha thì cũng đã hơn 6h30 tối, kết thúc ngày đầu tiên với quãng đường 580km. Bọn em tìm nhà nghỉ, cơm nước rồi đi nghỉ dành sức hôm sau vượt Tây Trường Sơn huyền thoại.
Chặng đường này cũng ko có gì lạ, nhiều cụ cũng đi rồi nên cũng ko có gì nhiều kể cho các cụ.













 

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
4,310
Động cơ
335,259 Mã lực
Em cũng có con PCX đời đầu nhập Thái.Ngót chục niên rồi mà vẫn ngọt ngào.Đang ước mơ đi như các cụ,nhưng bằng xế độp.Hơi khó,chắc phải chờ hưu mới thực hiện được.
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,702
Động cơ
-331,899 Mã lực
Em chấm phát tiện theo dõi :D
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,873
Động cơ
1,193,011 Mã lực
E phục các cụ quá
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
9,342
Động cơ
574,214 Mã lực
Em đặt cái ghế ngồi hóng các cụ đi.
 

trangdh

Xe máy
Biển số
OF-471170
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
74
Động cơ
200,253 Mã lực
Tuổi
42
Quá nể các bác....chạy như vầy mà không thấy đau lưng mỏi gối là còn ngon lắm rồi...hehehhehe
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,697
Động cơ
547,828 Mã lực
Chạy xe máy mà đi từng đấy km thì giỏi quá! các cụ U50 ơi.
 

4953

Xe tăng
Biển số
OF-134234
Ngày cấp bằng
13/3/12
Số km
1,117
Động cơ
382,047 Mã lực
Lại có chuyện để hóng rồi. Đúng món sở trường của em. Chúc các cụ/mợ có chuyến đi thú vị!
 

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,311
Động cơ
354,956 Mã lực
Ngày 2
Sáng tinh mơ bọn em đã dậy lên đường, phố núi Phong Nha vắng vẻ, yên bình, những ngọn núi mờ xa còn e ấp trong sương sớm.



Tìm mãi mới có quán ăn sáng mở cửa, trước cổng bến thuyền sông son đi động Phong Nha. Ko ăn sáng ở đây thì coi như hết vì tiến vào Tây Trường Sơn từ đây đến Khe Sanh 200km, nhà còn chả có mấy nói chi đến hàng quán.



Bến phà đi Phong Nha vắng vẻ, có 1 đoàn khách miền Nam cũng đến ăn sáng sớm, biển 92 chắc Quảng Nam



Ăn sáng xong, đoàn chạy dọc sông Son rồi rẽ vào một lối nhỏ, chính thức bước chân vào đường Tây Trường Sơn.
EM xin nói một chút về đường Tây Trường sơn:
Đường Tây Trường Sơn mình hay gọi thực chất là đường HCM nhánh Tây chạy từ Khe Gát (QB) đến Khe Sanh (Quảng trị) chạy trên đất VN chứ ko phải đường Tây Trường Sơn huyền thoại trên đất Lào nay đã bỏ hoang, nhưng nó thuộc mạng lưới đường mòn HCM huyền thoại xưa với đường 20 quyết thắng, hang 8 cô nơi các cô gái thanh niên xung phong đã ngã xuống bảo vệ tuyến đường. Đây là tuyến đường bị đánh phá cực ác liệt nhằm cắt đứt chi viện từ miền Bắc trong chiến tranh chống Mỹ với những địa danh nổi tiếng như Khe gát, đường 20, Khe Sang, đèo U Bò, đèo Sa Mù, đèo Khu Đăng .
Cây số đầu tiên của tuyến đường bắt đầu ở xóm Khe Giát, xã Xuân Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) và điểm cuối cùng là Tượng đài Chiến thắng Khe Sanh ở Hướng Hóa (Quảng Trị), kéo dài hơn 200km uốn lượn qua các bản làng người Vân Kiều, Pa cô. Con đường Trường Sơn huyền thoại năm xưa chính là cái nền móng để xây dựng đường Trường Sơn Tây ngày nay. Đường đã được mở rộng, đổ bê tông chắc chắn vào khoảng năm 2000 nhưng vẫn rất heo hút heo hút. Năm 2015 em có dịp đi cung đường này bằng xe máy, phải chuẩn bị đồ ăn và xăng dự phòng, vì đi hơn 200km mà số lần gặp người đi trên đường đếm trên đầu ngón tay. Hiện nay đã có cây xăng, dân cư cũng đã bắt đầu có dọc hai ven đường, đường xá thì ổn nên các cụ có ý định đi cứ yên tâm mà chạy.
Chạy dọc sông Son rẽ vào một lối nhỏ, đường nhỏ nhưng được trải nhựa khá đẹp




Rừng núi vẫn giăng sương sớm trong ánh bình minh.



Con đường chạy uốn éo qua những khe núi, qua một chốt kiểm lâm, các anh kiểm lâm không kiểm tra gì, vẫy tay cho qua, qua trạm thì leo qua một cái dốc rất cao rồi lại xuống, đường nhỏ và rất dốc, ai tay lái yếu sẽ hơi mệt.



Đi sâu vào, xung quanh giờ toàn rừng núi nguyên sinh, sương mù vẫn dày, lạnh buốt, không khí thì thật trong lành



Mặt trời đã lên cao mà sương vẫn chưa tan



Mọi người tranh thủ làm kiểu ảnh đón bình minh giữa rừng núi.



Chạy một đoạn nữa thì sẽ gặp một ngã tư, một đường đi về phía Động Thiên Đường, một đường đi Hang Tám Cô (đường 20 quyết thắng sang biên giới Lào) và một đường đi Khe Sanh.
Do bọn em chạy xe máy nên cũng ko có điều kiện để chụp nhiều ảnh, em xin phép sử dụng thêm hình ảnh chuyến đi 2016 cũng qua cung này của em để minh họa. Đợt đấy đi gặp đúng mưa rừng trường sơn.




Ngã tư này có một cây cầu tên là Trạ Ang, chắc nhiều người ko biết nhưng đây là nơi cực kỳ ác liệt trong chiến tranh chống Mỹ.
Nhìn Trạ Ang xanh tươi và thanh bình hôm nay, ít ai nghĩ nơi đây từng một thời là cửa tử, là túi bom kinh hoàng của tuyến đường 20. Không biết bao nhiêu người đã anh dũng ngã xuống trên hai km đường này để giữ cho mạch máu giao thông của chiến trường thông suốt.
Cung đường “cuống họng” này từ năm 1964 đến 1972 là túi bom vô tận của máy bay Mỹ. Chúng bắn phá khu vực này cả ngày lẫn đêm, biến nơi đây thành một vùng xác xơ, không còn một lá cây ngọn cỏ, biến đất thành bụi, đá thành vôi. Đặc biệt, chúng còn thả xuống Trạ Ang những loài cây nhiệt đới có chức năng thu phát các tiếng động như tiếng xe ô tô, tiếng bước chân hành quân của bộ đội, để báo về trung tâm điều khiển máy bay.










Bên cạnh cầu có bia chiến công ghi lại những chiến tích hào hùng trong thời kỳ chống Mỹ


 

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,311
Động cơ
354,956 Mã lực
Em cũng có con PCX đời đầu nhập Thái.Ngót chục niên rồi mà vẫn ngọt ngào.Đang ước mơ đi như các cụ,nhưng bằng xế độp.Hơi khó,chắc phải chờ hưu mới thực hiện được.
Có ước mơ thì cố thực hiện thôi cụ, ngày mai đâu biết thế nào mà chờ, lúc hưu lại bận việc khác hoặc sức khỏe ko cho phép thì có khi khó hơn.
Quá nể các bác....chạy như vầy mà không thấy đau lưng mỏi gối là còn ngon lắm rồi...hehehhehe
Chạy xe máy mà đi từng đấy km thì giỏi quá! các cụ U50 ơi.
Đoàn bọn em cũng là các thành viên chọn lọc, đã đi tour với nhau nhiều năm rồi, bắt đầu từ những chuyến nhỏ, rồi thử sức khắp các các cung đường đèo núi tây bắc dần dần mới đi tour dài ngày nên cũng quen rồi, với ngồi PCX có ưu thế là ngồi cũng thoải mái, ít bị mỏi. Trong đoàn có bà chị năm nay cũng 50 rồi mà chạy từ đầu chặng đến cuối chặng vẫn khỏe re.
 

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,311
Động cơ
354,956 Mã lực
Từ ngã tư qua cầu Trạ Ang sẽ là 200km đường rừng núi về Khe Sanh. Sương mù vẫn dày đặc, con đường phía trước đầy bí ẩn.



Đi một đoạn con đường thu hẹp dần, từ bây h con đường chỉ hẹp thế này thôi nhưng đường bê tông tương đối đẹp, có hai bên lề đá dăm nên ô tô vẫn tránh nhau vô tư. Hai bên là rừng xanh, núi đỏ, vượt hàng trăm km để được vi vu trên con đường này cũng đáng




Có những đoạn hai bên là rừng chuối, rất ấn tượng




Rừng xanh núi đỏ









Đi một đoạn trời lúc này cũng đã bớt sương mù



Dưới thung lũng là một biển mây



Rồi nắng cũng bắt đầu lên, mây tan, bầu trời xanh ngắt. Vẫn chỉ có một con đường bê tông độc đạo, không một bóng người, từ lúc đi đến h chưa gặp một xe ngược chiều nào.



Mấy ông bà U60 bắt đầu diễn trò. Hình như đoạn này là điểm tập kết để bắt đầu đi bộ tuyến du lịch Sơn Đoòng, Hang Én.






Đi những tour dài, mỗi người bọn em luôn có một bình giữ nhiệt và mang trà đi, ở ks hoặc quán ăn sẽ xin nước nóng pha trà, dọc đường khi dừng nghỉ sẽ luôn có trà nóng uống, vừa đảm bảo vệ sinh, giúp tỉnh táo khi lái xe và tiết kiệm được tiền nước khá nhiều. Khi sang Cam mới thấy rất hiệu quả, khi dân cam họ tiêu đô la, chai nước cứ 1 đô 1 chai, nước nóng thì xin khá dễ dàng.




Thỉnh thoảng có những rừng lau khá đẹp




 

buonnon

Xe buýt
Biển số
OF-166170
Ngày cấp bằng
10/11/12
Số km
630
Động cơ
352,515 Mã lực
Xem thớt của các cụ rất mê vì E khoái 2b hơn 4b. Trong năm 2018 e cũng làm 2 phát đến SG rồi ra = 2 bánh- 1 phát = pkn và 1 phát = pkl nhưng kém vui hơn các cụ vì e đi có 1 mình, mấy ô bạn và gia đình bảo e điên nhưng năm nào mà e ko điên thì bọn nó khổ với e. E vẫn hóng
 

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,311
Động cơ
354,956 Mã lực
Quãng đường hôm nay vẫn còn xa quá, 183km nữa mới đến Dakrong và từ đó còn 100km nữa mới đến A Lưới tổng là gần 300km đường núi nữa



Chân đèo U Bò có cái cầu tên rất hay Cầu Zìn Zìn



Qua đèo U bò thì đã lác đác có cu dân sinh sống, chủ yếu là các xóm làng của đồng bào Vân Kiều.
Một cây cầu trong dự án cầu treo dân sinh của Bộ GTVT, bên kia cầu chỉ có một con đường đấy nhỏ, chắc cũng ko có nhiều dân sinh sống, có nhu cầu thì vẫn phải làm cầu thôi. Bọn em lượn qua cầu chơi, đi lắc lư cũng khá thú vị







Vào một làng thăm bà con Vân Kiều ở dọc đường, chuyến đi từ 2015 bọn em đã dừng ở làng này nổi lửa ăn trưa.








Một dòng suối ven đường, mùa lũ chắc cũng rất hung dữ



Làng quê sơn cước yên bình, xa xe đàn trâu nhởn nhơ gặm cỏ



Con đường vắt vẻo qua những thung lũng, xa xa là những rặng núi cao của dãy Trường sơn.



Vượt qua đèo Khu Đăng, trời cũng đã trưa, đến h ăn trưa rồi, Tây trường sơn vắng hoe hoắc, đi cả buổi chỉ gặp lác đác vài ba xóm làng dân tộc, làm gì có quán ăn. Bọn em biết trước rồi, nên đã chuẩn bị chút đồ ăn sẵn. Kiếm được một cái lán hoang dọc đường, anh em ngồi nghỉ ăn trưa.







Món bò sốt vang chuẩn bị từ HN, đến Phong Nha bỏ tủ lạnh, bánh mỳ thì mua sáng sớm ở Phong Nha. Mang theo bếp ga mini và nồi dã chiến nhỏ gọn, đun nóng sốt vang thế là có bữa ăn ngon lành.







Ăn xong thì phải tìm chỗ ngủ, giữa rừng trường sơn mắc võng ngủ, gió hiu hiu thì còn gì bằng. Các loại võng được mang ra mắc. Nằm võng nhìn xuyên qua tán cây ngắm trời xanh trường sơn, rồi bật bài nhạc Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây nghe du dương.
.........
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây .......






Ai ko mang võng thì năm bạt.



Ngủ một giấc, đoàn tiếp tục chạy chẳng mấy chốc đã đến đèo Sa Mù, còn đèo tương đối Cao, sang bên kia đèo là đất Khe Sanh - Hướng Hóa - Quảng Trị.
Đèo Sa Mù dài hơn 20 km, lên 12Km Xuống 12Km nối hai xã Hướng Phùng và Hướng Việt thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị uốn lượn quanh co, mây phủ trắng xóa.
Đèo Sa Mù nằm ở phía tây bắc tỉnh Quảng Trị, giáp biên giới Việt - Lào. Đèo có độ cao trên 1.400m so với mực nước biển, với nhiều dốc đứng, quanh co, hiểm trở. Trong chiến tranh chống Mỹ, Sa Mù – Khe Sanh là những vùng đất gắn liền với nhiều trận chiến lịch sử và cũng là nơi chiến tranh ác liệt nhất.
Những năm 1964 – 1975, mỗi lần vận chuyển lương thực, vũ khí... từ miền Bắc vào, khi đi qua đèo U bò, Cù Đăng, sông Xê Băng Hiên (gần địa phận Cù Bai, Tà Rùng) đến phía bắc đèo Sa Mù bộ đội ta buộc phải hành quân vòng sang đi nhờ trên đất bạn Lào khoảng 30km rồi mới đi vòng trở lại chân đèo ở phía Nam vì đèo quá cao, nhiều dốc đứng, rất khó để đi qua.




Con đường leo dốc và dài, hơn chục km mới lên đến đỉnh đèo



Rừng là vàng



Vượt qua đỉnh đèo Sa Mù, đổ đèo hơn chục km nữa là về đến Khe Sanh.
 

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,311
Động cơ
354,956 Mã lực
Khe Sanh là một thung lũng hình lòng chảo được bao bọc xung quanh bởi các núi đồi trên một cao nguyên ở độ cao 800m, rộng chừng 60ha. Ở vào vị trí gần biên giới lại án ngự quốc lộ 9 nối từ Ðông Hà/Việt Nam với Nam Lào, Khe Sanh có một vị thế chiến lược khá lợi hại về quân sự không chỉ trên chiến trường Quảng Trị mà còn cả khu vực Ðông Dương. Chính vì thế, giữa tháng 1/1964, Mỹ thị sát vùng Khe Sanh, và ngay từ đầu, Mỹ đã nhận ra ý nghĩa quan trọng của việc kiểm soát vùng đất này.
Ðầu năm 1966 Mỹ - ngụy thiết lập tuyến phòng thủ dọc đường 9 từ Ðông Hà sang Lào bằng việc tăng cường quân Mỹ và quân ngụy cùng các binh khí, kỹ thuật để xây dựng các cứ điểm hỏa lực mạnh trên toàn tuyến hành lang chiến lược đường số 9 gồm: Ðông Hà, Cam Lộ, Tân Lâm, Ðầu Mầu, Ðakrông, Khe Sanh, Tà Cơn, Làng Vây, Huội San...Trong đó, tập đoàn cứ điểm Khe Sanh được coi là “cái bẫy chết người” . Cuối năm 1967, khoảng 6.000 lính thủy đánh bộ Mỹ đã kéo đến Khe Sanh.
Cụm cứ điểm Tà Cơn, nằm ở Bắc đường 9 được coi là khu trung tâm được xây dựng rất quy mô chạy dài 2km, rộng 1km, gồm nhiều tiểu cứ điểm với công sự kiên cố dày đặc và một sân bay cỡ lớn (sân bay Tà Cơn) dùng làm nơi cất và hạ cánh của các loại máy bay lên thẳng vũ trang, một số máy bay vận tải và phản lực chiến đấu. Sân bay có diện tích khoảng 10.000m2 nằm giữa căn cứ với một đường băng được lát bằng hàng ngàn tấn ri nhôm và ri sắt. Trong khu vực sân bay có trụ sở chỉ huy cứ điểm, đài chỉ huy sân bay, đài liên lạc...cùng hệ thống công sự phòng ngự dày đặc. Bảo vệ bên ngoài là một hàng rào dây kẽm gài bùng nhùng và những bãi mìn lớn...
Khi quân và dân ta thực hiện cuộc tiến công chiến lược giải phóng Quảng Trị năm 1972 thì toàn bộ tuyến phòng thủ mạnh nhất của Mỹ - ngụy trên đường 9, trong đó có sân bay Tà Cơn bị bão lữa của quân giải phóng đập nát chỉ trong 5 ngày (30/3 - 3/4/1972), kết thúc vị trí và vai trò của các căn cứ quân sự cùng với những tham vọng ngông cuồng của quân đội Mỹ.
Hiện nay, trong khuôn viên di tích sân bay Tà Cơn có một nhà Bảo tàng, một số hầm hào, công sự, đường băng đã được phục dựng lại cùng với các hiện vật thể khối lớn như máy bay, trực thăng, đại bác, xe tăng...được trưng bày để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của khách tham quan trong và ngoài nước. Sân bay Tà Cơn đã và đang trở thành một điểm tham quan thu hút ngày càng đông du khách tuyến du lịch DMZ.

Nguồn Báo Quảng Trị.
Tượng đài chiến thắng tại ngã 3 Khe Sanh



Dấu vết chiến tranh còn lưu lại rõ rệt nhất tại Sân Bay Tà Cơn nên bọn em dành thời gian rẽ vào tham quan.

Bảo tàng chiến thắng Khe Sanh


Nhiều máy bay xe tăng Mỹ bỏ lại còn khá nguyên vẹn



CH-47 Chinookmáy bay trực thăng vận tải hạng nặng đa năng 2 động cơ 2 cánh quạt do Boeing Integrated Defense Systems thiết kế và chế tạo. Công năng thiết kế của máy bay này là chuyển quân, chuyển vũ khí hạng nặng và hỗ trợ hậu cần cho chiến trường. Năm 1965, Sư đoàn Kỵ binh Bay số 1 của Hoa Kỳ sang Việt Nam tham chiến đã biên chế 1 tiểu đoàn máy bay Chinook. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chinook trong Chiến tranh Việt Nam là vận chuyển pháo lên các điểm cao và đảm bảo cung cấp đạn dược cho các khẩu pháo này







Còn khá nguyên vẹn, đồ Mỹ bền thật



Trực thăng Uh-1



Xa xa là một em C130, nằm lặng lẽ nơi này hơn nửa thập kỷ rồi



C-130 là loại máy bay vận tải hạng trung, thân rộng với cánh nâng chính được bố trí ở phía trên thân may báy. Đồng thời cánh chính cũng là nơi thùng chứa nhiên liệu và cũng là nơi đặt 4 động cơ của máy bay. Ở khoảng giữa 2 động cơ của máy bay ở mỗi bên cánh còn có 2 móc treo các móc treo này dùng để treo 2 thùng nhiên liệu phụ hoặc thiết bị ECM, C - 130 được trang bị 1 cánh đuôi đứng lớn và cánh thăng băng đơn được bố trí ở phía trên phần đuôi của máy bay. Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực tuabin cánh quạt với cánh quạt 3 hoặc 4 lá tuy theo phiên bản máy bay, C - 130 được trang bị 3 bộ càng đáp với càng đáp phụ được đặt ngay dưới khoang lái của máy bay, 2 càng đáp chính được bố trí tại phía dưới của gốc cánh. C - 130 có tất 14 bánh đáp với 2 ở càng trước và 12 ở 2 càng sau, điểm đặc biệt là độ cao của thân máy bay so với mặt đất có thể điều chỉnh được việc này tao ra thuận lợi cho việc bốc xếp hàng hóa lên máy bay.












Một em xe tăng Mỹ khá nguyên vẹn, trông rất hầm hố



Em này thì đã thành sắt vụn



Em này là xe gì? M113 chăng?







Hai em nằm lặng lẽ, những thứ còn sót lại bằng chứng cho một thời chiến tranh ác liệt và đẫm máu trên mảnh đất này.



Bom đạn đủ loại, bao nhiêu năm lớp sơn vẫn nguyên







Hầm hào quân sự vẫn còn nguyên







Bảo tàng nhìn từ phía sau



Hiện vật trong bảo tàng














Cây Nhiệt đới



Chào tạm biệt SB Tà Cơn, bọn em lại lên đường, còn hơn 100km nữa mới đến A Lưới mà trời đã xế chiều




Đến ngã 3 Khe Sanh bọn em rẽ trái theo Đường 9 rồi rẽ phải qua cầu Dakrong đi theo đường HCM tây dọc theo sông Dakrong về A Lưới




Đến đèo Pê Kê thì trời đã tối, về đến TT A Lưới -Huế cũng đã gần 7h tối, anh em kết thúc ngày thứ 2 bằng vài lon bia Huda Huế





 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top