Xuất xứ tên xe và những điều cực thú vị

leducanh2010

Xe tăng
Biển số
OF-104982
Ngày cấp bằng
6/7/11
Số km
1,326
Động cơ
408,444 Mã lực
;)
E-class và chữ “E” được lấy từ thuật ngữ “Einspritz” trong tiếng Đức, có nghĩa là “phun xăng”, “Touareg” của Volkswagen chỉ những người một bộ tộc cư trú tại vùng phụ cận sa mạc Sahara, Corolla có nghĩa là tràng hoa hay Gentra là từ ghép của gentleman – người đàn ông thanh lịch và transport – phương tiện đi lại…



Đó là những điều chúng ta chưa biết hoặc ít biết về xuất xứ của những tên xe đã trở nên khá thông dụng. Có muôn vàn cách đặt tên xe và những gì dưới đây chỉ là một phần nhỏ trong lịch sử ngành công nghiệp xe hơi thế giới.

Cách đặt tên xe của BMW

Do những khó khăn trong cách đặt tên nên BMW đã sớm khôn ngoan chọn mã dung tích xi-lanh để gọi các sản phẩm của mình. Series 5 là mẫu xe BMW đầu tiên đánh tên theo dung tích xi-lanh vào năm 1972. Nếu một chiếc xe mang tên 525 có nghĩa nó thuộc series 5 và có dung tích 2.5 lít.


Sau này, khi BMW trang bị cả máy dầu và máy xăng thì sau mã tên xe còn có chữ “d” chỉ xe chạy dầu và chữ “i” chỉ xe chạy xăng. Còn chữ “L” trong series 7 có độ dài lớn để chỉ từ “long wheelbase – trục cơ sở dài”.

Mercedes-Benz

Các sản phẩm của Mercedes-Benz cũng tương tự như BMW tuy có một chút khác biệt. Dòng A-class, C-class của Mercedes liên quan tới cách phân hạng xe châu Âu, nhưng chúng bắt nguồn từ sự ra đời của dòng E-class năm 1986. Khi đó, sau hàng loạt tên, Mercedes quyết định đặt dòng xe mang mã số W124 là E-class và chữ “E” được lấy từ thuật ngữ “Einspritz” trong tiếng Đức, có nghĩa là “phun xăng”. E-class là sản phẩm đầu tiên của Mercedes sử dụng công nghệ phun xăng cho động cơ 6 xi-lanh.


Khi mới ra đời, các xe trong E-class có chữ E đứng sau mã số dung tích chứ không đứng trước như hiện nay. Đến năm 1994, khi giới thiệu C-class, Mercedes mới đưa chúng lên đầu. Vì vậy, một chiếc xe 300E có nghĩa nó thuộc dòng E-class và đời trước 1994.

Sau E-class, dòng xe ở phân hạng thấp hơn được ký hiệu theo bảng chữ cái như C-class năm 1994 và A-class năm 1997. Còn sản phẩm cao cấp có ký hiệu “SEL”, “SEC”, “SE” trước đó chuyển thành S-class vào năm 1994.

Khởi đầu, Mercedes cũng lấy dung tích xi-lanh để đánh số cho các sản phẩm của mình. Nhưng sau đó, do thay đổi động cơ và các nguyên nhân khác mà số trên tên không trùng với dung tích máy. Ví như C240 có dung tích là 2.6 lít thay vì 2.4 lít.

Toyota

Toyota đặc biệt thích những chiếc vương miện nên những mẫu xe như Corolla, Crown hay Camry đều xuất xứ từ đây. Trong các mẫu xe bình dân, Toyota Corolla nên được nhắc tới đầu tiên vì nó là mẫu xe bán chạy. Trong tiếng Anh, Corolla có nghĩa là tràng hoa. Cùng với Corolla, hãng xe Nhật Bản này còn một mẫu khác cũng liên quan đến vương miện là Crown, dòng xe sang hơn Corolla và đương nhiên vương miện cũng đắt hơn nguyệt quế. Trước đây, Toyota Crown được sử dụng để chuyên chở các quan chức cấp cao của nhà nước.


Hết vốn từ tiếng Anh để thể hiện cho thứ mà hoa hậu nào cũng muốn đội, Toyota đành phiên âm từ Kanmuri (có nghĩ là vương miện) trong tiếng Nhật ra tiếng Anh để đặt cho mẫu xe sau này mang lại thành công ngoài mong đợi, Camry. Tuy nhiên, trên thế giới, người tiêu dùng và đặc biệt là cánh nhân viên bán hàng vẫn thích gọi Camry theo tiếng “lóng” bằng cách đảo chữ “Camry” thành “My Car” hơn.

Ford

Nếu tính tới xu hướng lấy chữ cái đầu công ty thì không thể không kể tới Ford Motor. Hãng xe lớn thứ hai nước Mỹ có những sản phẩm bắt đầu bằng chữ “F” như: Fairlane, Falcon, Fiesta, Five Hundred, Freestar, Freestyle, Frontenac, Fusion và Focus – mẫu xe thành công của Ford ở châu Âu.


Không nhiều hàm ý như Toyota nhưng cái tên Laser của Ford rất dễ nhớ bởi nó làm nhiều người liên tưởng tới loại ánh sáng rất thông dụng – “tia la-de”. Escape lại thể hiện cho khả năng giải thoát, linh hoạt và mạnh mẽ.

Honda

So với các hãng trên, Honda có cách đặt tên xe thực tế hơn nhiều. Ví dụ như mẫu Civic, với từ “Civic” được lấy bằng cách giản lược thuật ngữ Civilization (văn minh hóa) với ý nghĩa nó sẽ là mẫu xe ôtô hóa các làng quê cùng công cuộc đô thị hóa. Civic đã làm đúng theo hy vọng đó của Honda khi trở thành mẫu xe bán chạy nhất của nhà sản xuất này.


GM

GM Daewoo có lẽ là hãng “trọng nam khinh nữ” nhất. Cho ra đời Gentra, chủ ý của GM Daewoo là gắn nó với hình ảnh của một chủ nhân lịch lãm (Gentra là từ ghép của gentleman – người đàn ông thanh lịch và transport – phương tiện đi lại). Còn với Lacetti, hãng này muốn ám chỉ hình ảnh nhanh nhẹn, cường tráng, trẻ trung và bền bỉ khi chuyển từ chữ Latin Lacertus.

Các hãng xe khác

Bên cạnh cách lấy tên viết tắt như CTS, DTS của Cadillac, một vài hãng lại khăng khăng đặt theo thực tế mà Volkswagen là một ví dụ. Hãng xe lớn nhất châu Âu lấy từ “Touareg” chỉ những người một bộ tộc cư trú tại vùng phụ cận sa mạc Sahara để đặt cho chiếc thể thao đa dụng. Hyundai, hãng xe lớn nhất Hàn Quốc, cũng có cách đặt tên tương tự như Tucson (thành phố của bang Arizona, Mỹ) hay Tiburon (một thị trấn của California, Mỹ).


Acura, mác xe sang độc lập của Honda tại Bắc Mỹ từng có những cái tên đẹp như Integra (hoàn hảo), Legend (huyền thoại), Vigor (mạnh mẽ). Nhưng sau này, Acura hay thêm chữ “X” như MDX, TSX, RSX. Xu hướng thêm hậu tố “X” cũng phổ biến ở Infiniti. Hãng xe sang của Nissan tại Mỹ thường dùng số để chỉ dung tích như “35″, “45″ và các chữ cái G, M, Q, QX hay FX. Không ai biết tại sao Infiniti lại dùng những chữ cái này để đặt tên cho sản phẩm của mình. Một giả thuyết đặt ra là do lúc đó không còn chữ cái nào khả dĩ nên Infiniti đành lấy những chữ chưa được sử dụng.

Cho dù cuộc chiến tên xe làm hầu hết các hãng xe đau đầu thì thỉnh thoảng cũng có những copy “hợp lý” như trường hợp hậu tố “lander”. Lần đầu tiên nó được sử dụng trên mẫu xe Land Rover Freelander. Sau đó là Outlander của Mitsubishi, Uplander của Chevrolet hay Highlander của Toyota. Chắc hẳn, ngoài các tiền tố đó sẽ không còn mẫu xe nào mang hậu tố “lander” nữa.


Cách đặt tên đôi khi lại do thị trường mà hãng xe đó hướng tới. Jeep chuyên sản xuất xe quân dụng nên mẫu đầu tiên của hãng mang tên Liberty (tự do), sau đó là Commander (người chỉ huy), Patriot (nhà ái quốc) hay “chất chơi” hơn là Wrangler (cao bồi). Suzuki thì tập trung vào xe hạng nhỏ nên sản phẩm của họ hay có tên như “Swift -chim én”, “Aerio – tổ chim”. Tuy nhiên, có những ngoại lệ như Grand Vitara.
 
Chỉnh sửa cuối:

leducanh2010

Xe tăng
Biển số
OF-104982
Ngày cấp bằng
6/7/11
Số km
1,326
Động cơ
408,444 Mã lực
@Hellomysun: UAZ ( U OAT) : UAZ (Ulyanovskiy Avtomobilnyi Zavod - có nghĩa là Nhà máy ôtô của Ulyanovs,được thành lập năm 1941

 

dngduc

Xe điện
Biển số
OF-1299
Ngày cấp bằng
14/8/06
Số km
2,625
Động cơ
598,020 Mã lực
Uaz là viết tắt của nhà máy ô tô ulyanovsk gì đó, không có ý nghĩa gì lớn lao lắm :)

Con hàng đời cao nhất bây giờ đây




http://www.uaz.ru/eng/
 

kiemchacsu

Xe máy
Biển số
OF-154126
Ngày cấp bằng
26/8/12
Số km
82
Động cơ
354,690 Mã lực
thanks cụ chủ, thông tin rất thú vị
 

trunggenius

Xe điện
Biển số
OF-76355
Ngày cấp bằng
26/10/10
Số km
2,298
Động cơ
443,826 Mã lực
Topic này hay quá cụ ạ :)
 

Venus

Xe buýt
Biển số
OF-44774
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
519
Động cơ
468,510 Mã lực
Em thắc mắc chút là Bỉm 3 series thì mấy chấm? 7 series thì mấy chấm theo cách luận của cụ ah?
 

otolythuongkiet

Xe đạp
Biển số
OF-209757
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
22
Động cơ
316,020 Mã lực
Nơi ở
188 LÊ TRỌNG TẤN, Q. TÂN PHÚ, TP HỒ CHÍ MINH
Website
www.toyotatanphu.com.vn
Em thắc mắc chút là Bỉm 3 series thì mấy chấm? 7 series thì mấy chấm theo cách luận của cụ ah?
Mình không nhớ rõ thời điểm, nhưng các dòng BMW đời trước thường sử dụng 3 chữ số.
- Chữ số đầu là chỉ dòng xe ( series 1, series 3, series 5,......), để phân theo kích thước của xe, từ nhỏ đến lớn
- 2 chữ số tiếp theo để chỉ dung tích xy lanh (320: Series 3, dung tích xy lanh là 2.0)
Hiện tại nếu dựa vào 2 chữ số phía sau để biết được dung tích xy lanh không còn đúng nữa,
 

incubusvn

Xe tải
Biển số
OF-2970
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
277
Động cơ
562,646 Mã lực
Cảm ơn sự chia sẻ của cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top