- Biển số
- OF-870042
- Ngày cấp bằng
- 20/10/24
- Số km
- 5
- Động cơ
- 0 Mã lực
- Tuổi
- 24
Chào các cụ ở đây ạ, người nhà em đang vướng vào một vụ kiện tụng trên tòa, đã được triệu tập lên để lấy ý kiến mà em cũng không rành rọt mấy gì về luật, mong nhận được sự hỗ trợ của các cụ ạ.
Chẳng là chị họ em (gọi là chị A) có cho một người quen (gọi là B) vay mượn nhiều lần với tổng số tiền là 900 triệu. Vì B cũng hay làm ăn với chị A nên đơn thuần B hỏi vay là chị A chuyển khoản, nội dung chuyển khoản không ghi cho vay mượn gì mà chỉ ghi là chuyển tiền. Sau đó vì B không còn khả năng trả nợ nên bố của B là ông C (cũng là người quen chị A) đã đứng ra nhận nợ, cam kết trả nợ thay cho con mình. Chị A và ông C có lập một bản cam kết cho việc này với nội dung: Ông C có vay nợ Chị A số tiền 900 triệu đồng, nay không còn khả năng trả nợ nên ông C sẽ bán nhà đất lấy tiền để trả nợ 900 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng, nếu hết sáu tháng mà không trả được nợ thì chị A có toàn quyền thanh lý nhà đất; Chị A cam kết khi có người mua nhà đất của ông C thì sẽ chuyển nhượng lại nhà đất cho ông C hoặc người mua. Bản cam kết này là hoàn toàn tự nguyện và có 2 người làm chứng cùng ký tên vào bản cam kết. Lập cam kết xong thì 03 ngày sau, ông C làm hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho chị A. Nhà đất đã được sang tên chị A. Bẵng qua 01 năm sau, ông C vẫn không trả được nợ, lại còn khởi kiện ra Tòa yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Liệu bây giờ có bao nhiêu khả năng bị vô hiệu ạ? Nếu bị vô hiệu bây giờ thì có khả năng kiện đòi nợ từ ông C không ạ? Bản chất của giấy cam kết là chuyển nợ từ B sang ông C, nhưng giờ ông C lại bảo con của ông có vay mượn hay không thì không biết còn ông không vay mượn chị A. Có nên khai rằng số nợ 900 triệu đồng là chuyển giao nợ từ B sang ông C hay chỉ khai rằng ông C nợ 900 triệu. Bây giờ bà chị em cũng rối quá mà em thì hiểu biết hạn hẹp, rất mong các cụ giúp đỡ ạ, em xin cảm ơn các cụ nhiều.
Chẳng là chị họ em (gọi là chị A) có cho một người quen (gọi là B) vay mượn nhiều lần với tổng số tiền là 900 triệu. Vì B cũng hay làm ăn với chị A nên đơn thuần B hỏi vay là chị A chuyển khoản, nội dung chuyển khoản không ghi cho vay mượn gì mà chỉ ghi là chuyển tiền. Sau đó vì B không còn khả năng trả nợ nên bố của B là ông C (cũng là người quen chị A) đã đứng ra nhận nợ, cam kết trả nợ thay cho con mình. Chị A và ông C có lập một bản cam kết cho việc này với nội dung: Ông C có vay nợ Chị A số tiền 900 triệu đồng, nay không còn khả năng trả nợ nên ông C sẽ bán nhà đất lấy tiền để trả nợ 900 triệu đồng trong thời hạn 6 tháng, nếu hết sáu tháng mà không trả được nợ thì chị A có toàn quyền thanh lý nhà đất; Chị A cam kết khi có người mua nhà đất của ông C thì sẽ chuyển nhượng lại nhà đất cho ông C hoặc người mua. Bản cam kết này là hoàn toàn tự nguyện và có 2 người làm chứng cùng ký tên vào bản cam kết. Lập cam kết xong thì 03 ngày sau, ông C làm hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho chị A. Nhà đất đã được sang tên chị A. Bẵng qua 01 năm sau, ông C vẫn không trả được nợ, lại còn khởi kiện ra Tòa yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Liệu bây giờ có bao nhiêu khả năng bị vô hiệu ạ? Nếu bị vô hiệu bây giờ thì có khả năng kiện đòi nợ từ ông C không ạ? Bản chất của giấy cam kết là chuyển nợ từ B sang ông C, nhưng giờ ông C lại bảo con của ông có vay mượn hay không thì không biết còn ông không vay mượn chị A. Có nên khai rằng số nợ 900 triệu đồng là chuyển giao nợ từ B sang ông C hay chỉ khai rằng ông C nợ 900 triệu. Bây giờ bà chị em cũng rối quá mà em thì hiểu biết hạn hẹp, rất mong các cụ giúp đỡ ạ, em xin cảm ơn các cụ nhiều.