[Funland] Xin Lỗi Người Hà Nội !

ban2010

Xe buýt
Biển số
OF-50203
Ngày cấp bằng
5/11/09
Số km
793
Động cơ
422,890 Mã lực
Nơi ở
HaNoi
chủ đề hơi động chạm, em xin lấy VD về người ở HN ở mốc thời gian trước khi kinh tế thị trường
khoảng những năm 1990-1992, lúc ấy em mới bắt đầu nhận thức cuộc sống
Người ở HN không nói người khác "nhà quê", vì như thế sẽ xúc phạm người khác
những người nói người khác "nhà quê", trớ trêu lại chả phải quê HN
 

SUV only

Xe buýt
Biển số
OF-51854
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
581
Động cơ
458,720 Mã lực
Người Hà nội bây giờ là thiểu số rồi. Các cụ xem trong chỗ làm các cụ có bao nhiêu phần trăm người HN.
Em thích câu hỏi của kụ! Chỗ em quân số đông mà chả có ai vào thành trước năm 54, chỉ vài người khai đẻ tại viện c những năm 7x.
Dù sao đây cũng là một bài viết hay, nói đúng tâm tư của hàng vạn con người giờ đây đã trở thành thiểu số trên mảnh đất thân thuộc này.
 

q.s

Xe tải
Biển số
OF-78217
Ngày cấp bằng
18/11/10
Số km
248
Động cơ
420,540 Mã lực
Phải yêu Hà Nội lắm lắm, đã trải qua nhiều thăng trầm, chứng kiến nhiều cuộc bể dâu, thì mới có cảm nhận về Hà Nội đến mức độ như thế này. Em cũng là người nhà quê, sống ở thủ đô được hơn 20 năm rồi, bắt đầu có những cảm nhận như tác giả. Em nghĩ đó là quá trình tự nhận thức của mỗi cá nhân thôi, tranh luận về vấn đề này vô cùng lắm ạ.
 

Yêu Thanh Hóa

Xe tải
Biển số
OF-344759
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
460
Động cơ
274,360 Mã lực
Các đặc điểm về địa hình (núi cao, sông rộng) tạo nên sự ngăn cách tương đối giữa các khu vực. qua thời gian dài sẽ hình thành nên các nhóm dân cư có một số các đặc điểm riêng về giọng nói, phong tục tập quán. Hà Nội không phải là tên gọi của một vùng văn hóa, mà là tên gọi của một đơn vị hành chính có sự thay đổi nhiều lần về địa giới, bao gồm nhiều vùng văn hóa. Bởi vậy nếu nói về đặc điểm văn hóa thì sẽ không có một đặc điểm chung cho đơn vị hành chính Hà Nội.

Kể từ triều vua Nguyễn mới có tên gọi Hà Nội, dùng để chỉ một tỉnh ở khu vực đồng bằng sông hồng. Tỉnh này có bao gồm vùng đất xưa kia là kinh đô triều đại cũ. Khi không còn là một trung tâm chính trị thì trở nên suy sụp, tiêu điều.

Đến thời Pháp thuộc thì lại đặt phủ toàn quyền Đông Dương tại tỉnh Hà Nội. Chuyện này bởi vì nhiều lí do, trong đó có 2 lí do có thể nhận thấy:
- Đông Dương bao gồm 5 xứ. Lào và Campuchia thì dễ cai trị hơn. Nam kì là đất thuộc Pháp, người Nam Kì mang quốc tịch Pháp. Trung Kì cần thiết phải duy trì hệ thống quân chủ biểu tượng. Bắc Kì là đất nửa thuộc địa, nên cần đặt một trung tâm quyền lực để củng cố sự cai trị của Pháp.
- Chiến tranh Pháp - Thanh nổ ra, Trung Quốc là mối đe dọa lớn với sự ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam. Pháp cần có một sự chú ý đặc biệt đối với đất Bắc Kì giáp Trung Quốc.
 

otoboi

Xe tải
Biển số
OF-206463
Ngày cấp bằng
17/8/13
Số km
369
Động cơ
321,809 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nông thôn hóa Hà Lội là cái đúc kết cô đọng nhất phải không cụ.nhưng giờ về nông thôn thì nó cứ dở ông dở thằng kiểu j ý
 

glare

Xe điện
Biển số
OF-27971
Ngày cấp bằng
29/1/09
Số km
2,742
Động cơ
506,020 Mã lực
-Chắc bọn "ngắt hoa bẻ cành" chúng nó "về quê" hết roài bác nhẩy?:))
:) Ngay mùng 1 Tết thì người HN gốc trc 1954 cũng chiếm phần ko lớn đâu ạ. Chả nói đâu xa những năm 70 đằng sau nhà thờ Hàng bột toàn ao và ruộng, Ô chợ Dừa, Kim liên... cũng thế vậy người ở đâu ra :P Còn xa tý nữa nhà ông ngoại em ở Hàng gai bị HTX lấy nửa phía trc, nhà bà trẻ Hàng bông bị công tư hợp doanh mất nhà chạy về xin ở cùng, chật quá lại chạy về 155 Hàng Bông ở cùng nhà ông trẻ ( cũng bị công tư hợp doanh nhưng chỉ bị mất cửa hàng phía trc, nay là cửa hàng Mai châu )...người của HTX, gia đình ở 3 cùng để cải tạo ts hầu hết là từ ngoại thành vào hoặc gia đình bộ đội về gp Thủ đô... những chuyện nt HN đầy, 3 ngày Tết họ cũng có về quê đâu :)
 

Yêu Thanh Hóa

Xe tải
Biển số
OF-344759
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
460
Động cơ
274,360 Mã lực
Các đặc điểm về địa hình (núi cao, sông rộng) tạo nên sự ngăn cách tương đối giữa các khu vực. qua thời gian dài sẽ hình thành nên các nhóm dân cư có một số các đặc điểm riêng về giọng nói, phong tục tập quán. Hà Nội không phải là tên gọi của một vùng văn hóa, mà là tên gọi của một đơn vị hành chính có sự thay đổi nhiều lần về địa giới, bao gồm nhiều vùng văn hóa. Bởi vậy nếu nói về đặc điểm văn hóa thì sẽ không có một đặc điểm chung cho đơn vị hành chính Hà Nội.

Kể từ triều vua Nguyễn mới có tên gọi Hà Nội, dùng để chỉ một tỉnh ở khu vực đồng bằng sông hồng. Tỉnh này có bao gồm vùng đất xưa kia là kinh đô triều đại cũ. Khi không còn là một trung tâm chính trị thì trở nên suy sụp, tiêu điều.

Đến thời Pháp thuộc thì lại đặt phủ toàn quyền Đông Dương tại tỉnh Hà Nội. Chuyện này bởi vì nhiều lí do, trong đó có 2 lí do có thể nhận thấy:
- Đông Dương bao gồm 5 xứ. Lào và Campuchia thì dễ cai trị hơn. Nam kì là đất thuộc Pháp, người Nam Kì mang quốc tịch Pháp. Trung Kì cần thiết phải duy trì hệ thống quân chủ biểu tượng. Bắc Kì là đất nửa thuộc địa, nên cần đặt một trung tâm quyền lực để củng cố sự cai trị của Pháp.
- Chiến tranh Pháp - Thanh nổ ra, Trung Quốc là mối đe dọa lớn với sự ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam. Pháp cần có một sự chú ý đặc biệt đối với đất Bắc Kì giáp Trung Quốc.
Pháp xây dựng các đô thị lớn tại Việt Nam với đặc trưng kiến trúc Pháp, xuất hiện tầng lớp người Việt làm việc cho người Pháp, đưa văn hóa Pháp xâm nhập vào đời sống thuộc địa.

Người dân thường, ở khu vực tỉnh Hà Nội thời Pháp thuộc:


Chợ Đồng Xuân:




Phố Hàng Đào:


Cầu Long Biên:


Phố Cầu Gỗ:


Phố Lò Rèn:


Phố Hàng Lọng:


Hồ Hoàn Kiếm:


Phố Chợ Gạo:


Phố Hàng Mắm:


Phố Hàng Điếu:


Đền Quán Thánh:


Vẫn là đất Kẻ Chợ:




 
Chỉnh sửa cuối:

Alexandre Ciskob

Xe điện
Biển số
OF-4827
Ngày cấp bằng
18/5/07
Số km
4,240
Động cơ
580,560 Mã lực
Đọc từ đầu đến cuối thấy hơn nửa là tóm tắt lại giúp em, là dài quá em ko đọc được... Thật chứ em cực ghét những cái cmt kiểu đấy, đánh dấu cho nhiều bài ah, hay cái văn hóa đọc của em nó khác người nhở nên em khó tính L-)

Đọc bài này nghĩ về hình ảnh Hà Nội những năm 80 nhẹ nhàng, chầm chậm như phim đen trắng. Em ko sinh ra ở thời có đấu tố, nhưng giờ sách vở thông tin nhiều thì cái nhìn của mình về lịch sử nó cũng chân thật hơn. Vấn đề người HN thì chẳng tranh cãi đc, vì mỗi người một quan điểm. Thèm một HN vắng vẻ như 1-2 ngày Tết, thèm quay lại cái cách ông ngoại em sáng sáng uống tách cafe và nghe đọc truyện đêm khuya lúc 10.30... Anw dù giờ có thế nào thì em vẫn yêu HN. Có lẽ bởi những hình ảnh và con người từ lâu đã ăn vào đầu.

Vừa đọc bên vnexpress có bài lỗi đánh máy, sang gặp thread này thấy thương HN của em quá :(
 

Yêu Thanh Hóa

Xe tải
Biển số
OF-344759
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
460
Động cơ
274,360 Mã lực
Tầng lớp tây học và người Đông Dương làm việc cho Pháp, khi tiếp xúc với người phương tây đã phải tuân theo qui định về trang phục gọn gàng và giao tiếp lịch sự. Trang phục và cách giao tiếp này chính là điều mà ngày nay hay nhắc đến bằng từ thanh lịch.

Hãy so sánh với trang phục của người bản xứ. Ở đền Quán Thánh:


Ở khu chợ:


Có thể thấy trang phục của người dân Hà Nội thời kì đầu Pháp thuộc vẫn theo kiểu truyền thống.

Tuy nhiên sau đó đã có sự thay đổi rõ rệt, học tập trang phục gọn gàng của người Pháp. Gần giống như trang phục phổ cập trên toàn đất nước hiện tại. Hà Nội trước 1954:











 
Chỉnh sửa cuối:

Yêu Thanh Hóa

Xe tải
Biển số
OF-344759
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
460
Động cơ
274,360 Mã lực
Trang phục của người Pháp tại tỉnh Hà Nội thời bấy giờ:











 
Chỉnh sửa cuối:

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
14,489
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
ở các tỉnh thành khác kô có hả cụ ,em thấy mấy ngày nghỉ tết tai nạn chết nhiều lắm ,chắc toàn dân hà nội chết :-"
Ý em là Hà nội cũng như các tỉnh khác thôi, ý thức lởm khởm giống nhau cả vì cùng 1 nền giáo dục, tư duy giáo dục nên không có gì khác. Tết em gần như du xuân gần chục tỉnh nhưng thấy tình trạng ý thức giao thông không khác gì nhau cả. Hà nội cũng thế thôi
 

Trung DHNV

Xe buýt
Biển số
OF-320708
Ngày cấp bằng
22/5/14
Số km
757
Động cơ
296,970 Mã lực
Nơi ở
Ngõ 36 Xuân La Tây Hồ HN
Ko lan tỏa đc đâu cụ ! Sau tiếp quản, trong quá trình cải tạo công thương, cải tạo ts các cửa hàng 36 phố đc chuyển cho các gia đình CM về, các gia chủ chuyển vào trong, lên gác. Các nhà ttsản ở biệt thự thì đc ghép với vài hộ công, nông, binh để cải tạo... Quá trình cải tạo đó ghê gớm ko kém cải cách ruộng đất đâu. Ko biết cụ bao nhiêu tuổi chứ ở thời kỳ đó chắc gần giống thời Hông vệ binh bên Tàu, ngược dòng là chết đó ạ.
Chính xác cụ ợ! Những "nông nỗi" của Hn đã được NS Trần Tiến bày tỏ trong Hà Nội năm 2000 rùi đó các cụ ợ! Ôi HN của tôi xưa đâu rùi???:-?:-?>:P
 

hongminhphat

Xe điện
Biển số
OF-295360
Ngày cấp bằng
9/10/13
Số km
3,859
Động cơ
347,190 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Ý em là Hà nội cũng như các tỉnh khác thôi, ý thức lởm khởm giống nhau cả vì cùng 1 nền giáo dục, tư duy giáo dục nên không có gì khác. Tết em gần như du xuân gần chục tỉnh nhưng thấy tình trạng ý thức giao thông không khác gì nhau cả. Hà nội cũng thế thôi
Ở đâu cũng có người nọ ngườ kia ko tránh được ,văn hóa du nhập lung tung mà Cụ ,nhưng người Hà Nội xưa rất điềm đạm và nhẹ nhàng .Họ nói rất đàng hoàng nhưng thấm thía
 

DenLedRangDong

Xe tải
Biển số
OF-335947
Ngày cấp bằng
23/9/14
Số km
424
Động cơ
281,330 Mã lực
Nơi ở
56 Trường Chinh - Đống Đa - HN
E thấy do cách viết và cách nhìn thôi, điều đó lý giải vì sao cụ chủ nghe hát lại thấy lâng lâng hơn xem hội. Bây h nếu có aiii viết tốt, viết lại 10 ngày đại lễ thì có khi cụ chủ lại thấy lâng lâng. Hoặc giả sử cụ chủ sống trg thời kỳ trc, chưa chắc đã thấy lâng lâng như nghe hát. Phỏng ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top