Em thì em cho rằng ở môi trường nào cũng thế, dù gia đình, công ty hay xã hội, rốt cục ai có khả năng hơn hoặc đóng góp nhiều hơn thì sẽ nắm quyền lãnh đạo.
Đây là quy luật cạnh tranh muôn đời, không một định chế, phong tục hay văn hoá nào ngăn cản nổi. Cơ chế cạnh tranh sẽ tự tôn những người đủ khả năng cầm chịch lên. Càng ngăn cản thì cái giá phải trả càng cao.
Nhiều cụ nói làm vợ phải thế này thế nọ nhưng thực tế là chẳng "phải" gì cả. Chỉ có thông lệ, truyền thống, ... đôi chỗ là pháp luật, bạo lực nó bắt các mợ phải thế này thế kia. Như em đã trình bày, những cơ chế kìm hãm này sẽ chỉ làm vấn đề trầm trọng hơn.
(Ví dụ: những nước Hồi giáo phải trả giá rất cao là kìm hãm một nửa lực lượng lao động sản xuất trong nước. Cái giá phải trả nhiều khi là mất nước).
Lại có cụ nói "bản năng phụ nữ" là thế này thế nọ, em cũng xin bổ sung là cái "bản năng" đấy còn có thêm đặc điểm là nếu có con đực mạnh hơn đến nhà nó thì nó đợi hai bên đánh nhau xong, thằng nào thắng thì nó theo. Các cụ có chấp nhận được cái bản năng đấy của các mợ không? Hay là riêng cái bản năng này thì ta cho qua, ta chỉ áp đặt bản năng khác cho các mợ thôi? :-D
Về phía các mợ, em nghĩ là nếu các mợ không muốn bị phụ thuộc thì bản thân các mợ phải có khả năng độc lập cái đã. Độc lập về thu nhập, về kỹ năng, kiến thức trong các vấn đề quan trọng của cuộc sống các mợ. Nếu các mợ (và con gái các mợ) từ bé đã được định hướng chỉ thích thú quần áo, son phấn, mỹ thuật, âm nhạc... mà không quan tâm khoa học kỹ thuật, quản lý, tổ chức, tài chính, thể thao... thì các mợ và các em gái sẽ khó mà bắt kịp các cụ và các em trai về sau.