Cảm ơn cụ rất rất nhiều ạ.Em ghé vào thớt xem thấy mợ giới thiệu con gái thích vẽ. Nhưng em đọc qua thì cháu có vẻ mới thích thế thôi chứ chưa phải là say mê. Em đoán là portfolio của cháu cũng chưa có gì nhiều, đang ở thế bị động chờ đợi bên tư vấn hướng dẫn chứ chưa phải là chủ động vẽ. Em từng có một cháu học sinh mê vẽ thực sự, lại được bố mẹ tạo điều kiện đi học thêm từ sớm, lúc cháu đến trung tâm tư vấn du học thì portfolio đã dày cả một xấp rồi.
Nếu đang còn mông lung thế, cháu gái cần lựa chọn giữa một số hướng sau đây:
- Mỹ thuật (studio arts, fine arts) vs. thiết kế (design): design dễ xin việc hơn nhưng ra làm việc sẽ vất vả đấy. Còn mỹ thuật thì gần như không có cơ hội ở lại Mỹ; cháu nào học phần lớn là vì đam mê hoặc xác định là học kiến thức mỹ thuật, nhiếp ảnh... nền tảng, sau đó tự học thêm kỹ năng design bên ngoài. Thực ra học thêm ngoài không khó nhưng đòi hỏi cháu phải tự lập hơn.
- Bằng BA (Bachelor of Arts) vs. bằng BFA (Bachelor of Fine Arts): BFA là bằng chuyên sâu hơn về Arts, thể hiện qua số tiết học môn chuyên ngành vs. môn đại cương là 2:1. Ngược lại BA, thường xuất hiện ở các trường dạy theo kiểu liberal arts, có tỷ lệ môn chuyên ngành bắt buộc vs. (đại cương + tự chọn) là 1:2. Dĩ nhiên khi học hết phần bắt buộc rồi học sinh có thể học thêm các môn tự chọn cũng thuộc ngành mỹ thuật, nhưng tùy trường, ko phải trường nào cũng có môn tự chọn hợp ý để mà học.
Do cấu trúc chương trình khác nhau như vậy nên BA có tính linh động, mở hơn, có thể học thêm nhiều thứ ngoài mỹ thuật. Ví dụ học BA về Fine Arts thì có thể học double major về Marketing để tốt nghiệp ra làm marketing, brand management. Phù hợp với các bạn có đầu óc nghệ thuật nhưng lại không định chuyên sâu về nghệ thuật. Còn BFA thì dành cho những bạn tương đối biết rõ mình muốn theo nghiệp mỹ thuật / thiết kế rồi.
Nói thêm, các ngành thiết kế (Design) sẽ cấp bằng BFA mợ nhé.
- Trường: sẽ có 3 loại trường cho con chọn:
1) LAC: tất cả LAC và những NU dạy đại học theo kiểu LAC như Harvard đều chỉ cấp bằng BA, và chỉ dạy studio arts thôi mợ. Design được coi là "học để làm nghề", không phù hợp với tôn chỉ của LAC rồi.
2) Arts School: các trường này, ngược lại, chỉ cấp bằng BFA. Tuy nhiên các trường rank cao nhất về nghệ thuật và thiết kế đều thuộc nhóm này.
3) Universities: như em đã nói ở trên, trường có hơi hướng LAC sẽ chỉ có bằng BA (bằng chuyên sâu hơn họ để dành đến bậc masters, gọi là MFA). Tuy nhiên đa số universities sẽ có đào tạo cả BA lẫn BFA. Và khi em nói universities, em không giới hạn ở NU theo cách phân loại của USNews mà cả regional universities nữa. Có một vài trường regional đào tạo nghệ thuật rất tốt.
- Ranking: Học arts thì nên nhìn xem chất lượng chuyên ngành chứ không nhìn rank chung mợ ạ. Cái khổ là rank chuyên ngành mỹ thuật ở Mỹ rất hiếm, vì thực sự chỉ đánh giá được mười mấy trường có tiếng tăm, còn lại thì không thể nào làm được. (Em nhìn cái rank của bọn College Factual xếp hạng tận mấy trăm trường mà em cười ra nước mắt, nó đưa cả debt amount của sinh viên sau khi tốt nghiệp vào để tính ranking).
Em đồ rằng các trung tâm sẽ đưa mợ một trong 3 rank chuyên ngành này:
1) USNews: rank của USNews nói chung là bước khởi đầu tốt trong việc tìm kiếm. Tuy nhiên lưu ý USNews chỉ xếp hạng ngành mỹ thuật bậc SAU đại học, nên sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nghiên cứu. Em lấy ví dụ, có trường nó nhồi cho nhiều paper kiểu "xem xét tác động của hội họa đến tâm trí con người" chẳng hạn là đã lên rank rồi. Rank của USNews bao gồm một rank chính mấy chục trường và một vài speciality ranks cho các chuyên ngành hẹp, chỉ hơn 10 trường mỗi chuyên ngành thôi. Speciality rank em thấy khá là ổn, còn rank chính thì phải cẩn thận từ thứ 25 trở ra, vì yếu tố nghiên cứu em nói ở trên. Ví dụ, Syracuse rank 53 nhưng tiếng tăm về giảng dạy nghệ thuật tốt hơn nhiều so với University of Illinois at Chicago (UIC) rank 42.
2) Niche hoặc College Factual: bởi vì rank USNews chỉ xếp hạng bậc sau đại học nên sẽ chẳng có trường LAC nào trong đó. Do đó các trung tâm sẽ sử dụng rank ngành của Niche hoặc College Factual, tùy trường hợp nào lợi cho họ. Cá nhân em thấy Niche tốt hơn CF, tuy nhiên đừng trông cậy quá nhiều. Trường rank 40 vs 100 sẽ khác nhau về chất lượng, nhưng 40 với 50 thì thằng 50 khéo lại tốt hơn thằng 40. Nên em nói thật, nếu không vào được top mười mấy trường đầu bảng về nghệ thuật thì mợ chọn thoáng thôi, theo các tiêu chí này:
- rank chung của trường: top 40 NU, top 20 LAC, và chấp nhận học BA, có thể học thêm major nữa. Uy tín chung của trường và chất lượng tương đối đồng đều giữa các ngành học khác nhau sẽ đảm bảo cháu có lựa chọn rộng mở sau này.
- địa điểm: với các trường ngoài top chuyên ngành và top chung trên, mợ nên để ý đến địa điểm. Dù university to, xịn nhưng ở vùng sâu vùng xa thì khả năng kết nối với các trung tâm nghệ thuật (cũng là các thành phố lớn, các trung tâm thiết kế, thời trang, điện ảnh) kém, không có lợi cho networking và triển lãm sản phẩm.
- xem quy mô của khoa/trường nghệ thuật so với các khoa khác. Nếu khoa Arts hoặc khoa Design to, một năm nhiều sinh viên tốt nghiệp, nhiều giáo sư, nhiều phân ngành nghệ thuật, nhiều building, nhiều galleries và trên website lại khoe tung tóe triển lãm portfolio của các cháu mới tốt nghiệp, khoe career placement tốt thì yên tâm, trường đó tốt về Arts. Nếu không thì trường đó mạnh về ngành nảo ngành nào chứ Arts chả có gì.
Em lấy ví dụ luôn một cái tên, Bard College. Tất cả các trường LAC đều có quy mô khoa arts sàn sàn nhau (vài giáo sư, một năm có vài đến mười mấy sinh viên tốt nghiệp), không là gì so với bên Uni (mười mấy giáo sư, mấy chục đến mấy trăm sinh viên). Tuy nhiên riêng với Bard College, ngành Arts là ngành quy mô lớn thứ 2 của trường, một năm phát ra 146 bằng tốt nghiệp. Tự quy mô đấy đã cho thấy "trường phải thế nào mới được vậy": Bard là một trong nhưng LAC hiếm hoi được có mặt trong top đầu về fine arts, có cả trong USNews (do trường có cấp bằng Tiến sĩ).
Cuối cùng, khi mợ chọn trung tâm du học, em khuyên là nên check xem họ đã từng app cho cháu nào thành công về Arts and Design chưa. Vì ngành arts / design (BFA) rất coi trọng portfolio, bằng BA thì đỡ hơn nhưng vẫn khuyến khích có. Mà chỉ những người đã từng có kinh nghiệm nhìn portfolio thì mới đánh giá được cháu giỏi ở mức nào, khả năng sẽ vào được trường nào và học bổng bao nhiêu. Mợ cũng nên hỏi xin xem portfolio của cháu nào đã app trước, xem cháu có được thành tích ra sao, từ đó đối chiếu sang con mình. Rồi sau mợ cho con đi học vẽ thêm và làm portfolio theo gợi ý của bên tư vấn.
Con em cũng đã đi học vẽ được mấy tháng, theo 1 trung tâm du học chuyên về Art, nhưng hiện tại con nói dù con vẫn thích nhưng con thấy có thể con ko đủ khả năng. Hôm trc em vừa qua trung tâm, thầy thù nói là vẫn okie theo được, nhưng nhà em và cháu đnag thiên về việc chọn học vẽ là nghề thứ 2 và đang cân nhắc nghề đầu tiên là gì cho phù hợp, cháu đang cân nhắc Marketing (chưa chốt) và đang xem 1 số những lựa chọn khác.
Hiện tại theo offer của trung tâm thì em tập trung vào top 50 NU và Top 20 LAC, trong đó sẽ app khoảng 3-4 trường TOP 20.
Em đang cân nhắc thêm liệu có nên tập trung vào các trường TOP 30 hay ko.
Hiện tại trung tâm cũng gửi cho nhà em tham khảo một số Profile của mấy cháu đc vào Top 20 LAC, thấy có vẻ cũng phù hợp con nhà em.
Một chị bạn em khuyên là nếu con em hơi rụt rè, lại học C3 ở VN thì LAC là lựa chọn hợp lý vì quy mô nhỏ hơn và đc hỗ trợ tốt hơn, cũng như con em thích học 2 ngành, hiện tại cũng đang khám phá bản thân nên học LAC cũng phù hợp.
Em vẫn còn ngu ngơ lắm, đọc nhiều nhưng còn hiểu ít nên mong cụ chia sẻ thêm.