Em đọc ở đây
http://www.dongnamstore.vn/gout-la-luong trích lại đoạn này giải thích băn khoăn của cụ:
Đối với bệnh nhân gút, nồng độ axit uric uric trong máu là một chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng bệnh. Axit uric là vốn một axit yếu thường tồn tại dưới dạng muối monosodium urat (được hình thành do axit uric kết hợp với natri trong cơ thể tạo thành) hòa tan trong huyết tương , chỉ khi có các yếu tố ảnh hưởng đến sự bão hòa và kết tủa muối urat mới gây nên tình trạng muối urat kết tủa thành các vi tinh thể hình kim gây ra biến chứng của bệnh. Các yếu tố đó bao gồm:
1. Nồng độ axit uric tăng cao
Muối monosodium urat có giới hạn hòa tan khoảng 420M/l ở nhiệt độ 37 độ C. Nếu nồng độ axit uric trong máu tăng cao (do gia tăng lượng axit uric tạo mới hoặc giảm thải axit uric) có thể gây ra hiện tượng muối urat kết tủa tạo thành các tinh thể sắc nhọn gây ra cơn đau và các biến chứng tại vị trí chúng lắng đọng
2. Nhiệt độ cơ thể giảm
Nhiệt độ cơ thể càng thấp thì càng tạo điều kiện cho muối urat kết tủa tạo thành các vi tinh thể. Điều này giải thích tại sao bệnh nhân gút hay bị đau nhiều về đêm và sáng sớm hoặc đau khi trời trở lạnh.
3. Độ pH trong cơ thể giảm
Ngoài nồng độ axit uric, độ pH trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới khả năng kết tủa của muối urat . Nếu pH trong cơ thể < 5, axit uric sẽ bão hòa và kết tủa thành tinh thể urat với nồng độ 390 – 900 M/l. Như vậy khi pH cơ thể <5 thậm chí bệnh nhân có nồng độ axit uric là 390 M/L vẫn có thể xảy ra cơn đau gút cấp do tinh thể urat kết tủa.
Trường hợp người bệnh có độ pH> 7, muối urat bão hòa với nồng độ 9480 – 12000 M/l, điều này giải thích tại sao nhiều bệnh nhân có nồng độ axit uric trong máu cao >700 nhiều năm cũng chưa xuất hiện cơn đau gút cấp.