Cụ bàn nhiều vấn đề quá.Nếu trân trọng cái gì mà phải từ bỏ nó mà bảo tôi chẳng tiếc là nói dối. Hôn nhân cũng vậy, thế nên ai đó sau khi ly hôn mà lải nhải tôi trân trọng cuộc sống gia đình, tôi yêu các con, tôi abc nhưng tôi vẫn dễ dàng và từ bỏ nó thì tôi không tin.
Đàn bà hay đàn ông mà dễ dàng ly hôn và ngay sau khi ly hôn nhanh chóng có 1 cuộc hôn nhân mới thì tôi khẳng định họ dễ dàng có thêm những lần ly hôn nữa.
Chăm con là trách nhiệm, nhưng sống tốt với vợ mới, con mới cũng là trách nhiệm, cái khó là sự cân bằng.
Ít người bố sau ly hôn không quan tâm đến con là bao nhiêu, cứ cho là ít đi thì có phài vì thế mà các mẹ phải tranh cướp về mình để nuôi con và cho con hay không mà cứ phải "đàn ông ra đi tay trắng mới là cao thượng".
Có quá ít thông tin để có thể coi case đó là đại diện và là điều những thằng đàn ông sắp ly hôn nên làm theo. Tôi chỉ đưa ra vài nhận định cho thấy rằng case này đầy góc khuất và người trong cuộc không chia sẻ thêm thì tôi khẳng định cái hào quang tử tế kia nên che lại thôi.
Cuộc ly hôn nào chả có góc khuất mà người trong cuộc không muốn nói ra hả cụ.
Có rất nhiều người vào thời điểm ly hôn thì thấy người chồng hay vợ là không chịu nổi nhưng sau đó một thời gian, khi đã tích lũy thêm nhiều va vấp, nhiều đổi thay của lòng người, nhìn lại mới thấy hoá ra cái kia, ngừoi kia cũng không tệ đến thế hoặc nay bình an hạnh phúc rồi cũng thấy bao dung hơn cho người kia. Ra ngoài làm ăn kẻ hại mình, kẻ lừa tiền mình, người nói xấu gièm pha sau lưng cũng đầy nhóc có làm gì được họ đâu, mà người cũ còn đang nuôi con mình, thế thì ôm hận mãi với người cũ làm gì. Đây là em bàn về diễn biến tâm lý người ly hôn.
Cụ nói tranh cướp về mình để nuôi con gì em không hiểu luôn. Nếu có người thứ ba thì dĩ nhiên là người thứ ba tranh cướp nhưng tất nhiên không phải vì thấy anh ta, cô ta chăm con tốt rồi. Còn đến với một người đã ly hôn thì không gọi là tranh cướp được.
Còn tay trắng ra đi sau ly hôn thì kệ, có gì đã có pháp luật. Ngoài phần pháp luật thêm bớt gì là do thỏa thuận hai bên.