Cụ chủ thớt cũng là sales mà các cụ sales còn tư vấn gì nữa. Còn về bất động sản nghĩ dưỡng theo quan điểm cá nhân của em ntnay.
1 - Mua bất động sản du lịch là một động thái sở hữu bất động sản mang hình thái đầu tư > sử dụng. Chính vì được coi là 1 hoạt động đầu tư nên cần nhà đầu tư lên kế hoạch khảo sát thị trường kỹ lưỡng, đánh giá tiềm năng của sản phẩm mình định đầu tư rồi đưa ra quyết định có nên đầu tư hay ko. Còn nếu nói đến rủi ro, em nghĩ ko có bất cứ một hoạt động kinh doanh, đầu tư nào ko có cả. Mấu chốt của thành công trong đầu tư là DỰ BÁO và QUẢN LÝ rủi ro tố. 2 - Đối với việc đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng, em nghĩ nên đánh giá bằng những yếu tố sau
- Đầu tiên phải tìm hiểu chủ trương, chính sách của đơn vị hành chính trung ương về việc phát triển vùng du lịch trọng điểm xem dự án mình định tìm hiểu nằm trong vùng du lịch ntn, được ưu tiên ra sao (thường thì đơn vị chủ đầu tư cũng đã nghiên cứu rất kỹ vấn đề này, đôi khi được bật đèn xanh từ khối nhà nước). Đặc biệt lưu ý đến những vùng du lịch được quy hoạch gần sân bay, có kế hoạch phát triển lâu dài, có xu hướng quốc tế hóa.
- Tự mình check những kênh thông tin khác nhau về những số liệu tổng quan liên quan đến ngành du lịch tại vị trí dự án : số khách du lịch trong 3 năm gần nhất tăng hay giảm, lượng khách tổng trong năm so với những vùng du lịch khách trong nước.....
- Những thông tin chi tiết : Vị trí dự án ntn, thuận lợi về giao thông ntn, ưu điểm để cạnh tranh với những dự án đã hiện hữu, ưu điểm về thiêt kế có đặc điểm gì nổi trội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc marketing, Đơn vị quản lý vận hành...(Chủ đầu tư thì thời điểm này ko cần phải đánh giá năng lực tài chính nữa vì ông ngân hàng đã thẩm định rồi và cũng đứng ra bảo lãnh hoàn toàn cho người mua từ Quý III/2015).
3 - Nghiên cứu những điều khoản chủ chốt trên hợp đồng, yêu cầu phân tích rõ những khoản chi phí phát sinh xuyên suốt quá trình tài sản được ủy quyền vận hành khai thác.
Đó, chừng đó em nghĩ đã đủ đế đưa ra quyết định cho 1 bđs nghỉ dưỡng. Em thấy một số cụ phản hồi như kiểu chủ đầu tư lừa đảo. Thực ra lừa hay không lừa là do sự chủ động của mỗi khách hàng cho việc đầu tư của mình. Nếu trước khi quyết định 1 giao dịch bất kỳ mà ngay cả hợp đồng CCCM cũng chưa đọc kỹ và chưa hiểu hết tất cả những điều khoản trong đó mà lại ko thắc mắc thì tỉ lệ gặp Rủi ro của CCCM sẽ cao. Đơn giản được gọi là : YẾU KÉM TRONG KHÂU QUẢN LÝ RỦI RO. Em nghĩ CCCM đừng nên chê trách , mắng chửi chủ đầu tư. Vì thực tế, Họ đang giàu hơn chính CC, những khách hàng chọn mua sản phẩm của họ lại cũng có nhiều cá nhân sở hữu khối tài sản rất lớn. Không thể nói họ quyết định mua là Dại dột hoặc Sai lầm. Vì em nghĩ, đầu óc của họ chắc cũng không thua kém ai cả. Còn có một số cụ cứ muốn Được nhiều mà Rủi ro ít thậm chí còn muốn ko phải bỏ ra nhiều Chất Xám nữa thì chắc chắn chưa thành công. Em khẳng định. Những người thành công ở tầm vĩ mô em chưa thấy ai ko quyết đoán và ko đối mặt với Rủi ro lớn cả.
Một nguyên tắc kinh điển của Đầu tư : LỢI NHUẬN LUÔN TỶ LỆ THUẬN VỚI RỦI RO !
Chính vì vậy, em thấy mức lợi nhuận cam kết ~10% của dòng nghỉ dưỡng thì rủi ro đem lại ko hề lớn. Rủi ro lớn là những Nhà đầu tư dám lên kế hoạch đầu tư, xây dựng cả 1 dự án hoặc 1 tổ hợp dự án. Lợi nhuận khủng họ có được cũng từ sự quản lý rủi ro tốt.
Thanks!