Xin giúp đỡ !

alexnguyen

Xe tải
Biển số
OF-5162
Ngày cấp bằng
5/6/07
Số km
212
Động cơ
546,724 Mã lực
Em đang gặp rắc rối về chuyện nhà cửa , Bác nào am hiểu về luật giúp em tý với ạ ? ( em ở Hà Nội ạ )
 

xebuyt

Xe tăng
Biển số
OF-1989
Ngày cấp bằng
16/10/06
Số km
1,935
Động cơ
584,411 Mã lực
Bác không trình bày ai biết thế nào mà giúp bác đây...
 

alexnguyen

Xe tải
Biển số
OF-5162
Ngày cấp bằng
5/6/07
Số km
212
Động cơ
546,724 Mã lực
Bác không trình bày ai biết thế nào mà giúp bác đây...
Chuyện là thế này ạ !
Gia đình em có 3 chi em , mình em là con trai ,chị gái và em gái đã lập gia đình và về ở nhà chồng. Em cũng đã lấy vợ, có 2 con trai và vẫn ở chung với ông bà ( thực ra là cùng 1 số nhà nhưng 2 căn hộ khác nhau và cả 2 căn hộ đều có sổ đỏ mang tên ông già em vì khi mua căn hộ thứ 2 em còn nhỏ )
Sự việc sảy ra khi 2 căn hộ trên đều đã bán và mua 1 căn nhà mới khang trang hơn và gia đình em vẫn ở cùng ông bà nhưng khi đó 2 người con gái lại quay lại đòi quyền lợi ( vì nhà cũ là bán tổng thể cả số nhà nhiều căn hộ nên được giá cao ).
Em muốn hỏi là vậy gia đình em theo luật định thì được hưởng gì trên ngôi nhà mới mua ( hộ khẩu em đã chuyển sang nhưng sổ đỏ vẫn mang tên ông già em )? Em có quyền yêu cầu bán đi mua thành 2 căn hộ riêng biệt ( để tránh rắc rối ) không?
Có người nói rằng : Tài sản chung ( nhà ,đất ) của cả gia đình được chia làm 2 phần bằng nhau , 1 phần là của ông bà , 1 phần chia đều cho tất cả con cái ( bất luận là trai hay gái ). như vậy có đúng không ạ? về khoản này em chẳng biết gì cả mong các bác chỉ giáo..
 

Primera

Xe tăng
Biển số
OF-167
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,787
Động cơ
597,806 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 7
Nếu 2 cụ thân sinh còn khỏe mạnh cả (mong là như thế), thì 2 cô con gái kia chưa có quyền lợi gì cả, ngay bản thân bác cũng vậy (nếu cả 3 người đều >18 tuổi và có khả năng lao động). Quyền định đoạt tài sản hoàn toàn thuộc về 2 cụ.

Tuy nhiên, do ở đời rất phức tạp (đặc biệt mấy tay con rể chuyên phá thối), nên mới sinh ra cái lệ, là các cụ chia của trước, cho đỡ lằng nhằng. 2 bà con gái kia tưởng lệ là luật. Đã đến mức này thì nên làm rõ ràng, kẻo sau rắc rối lắm !!!
 

dongnn

Xe tăng
Tưởng nhớ
Biển số
OF-38
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,258
Động cơ
594,779 Mã lực
Nơi ở
HAN
Tài sản của ông bà, ông bà nói sao thì nó là vậy, ông bà bảo là ko cho đứa nào thì tất cả cũng đành chịu thôi, chỉ khi nào (nói dại) ông/bà về với tổ tiên mà không kịp di chúc thì mới phải viện dẫn đến luật. Theo phong kiến ngày trước thì con gái đi lấy chồng rồi thì quên luôn, nhưng bây giờ nó cứ bị lai lai tây - ta nên mới sinh ra như vậy, anh chị em với nhau, không khéo rồi chẳng còn tình nghĩa gì nữa
 
Biển số
OF-12
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
4,165
Động cơ
624,235 Mã lực
Nơi ở
InterState Highway
Cái này thì chả ai tư vấn cho bác được đâu vì nếu đã phải nhờ đến tư vấn pháp lý thì tình cảm chả còn giề nữa, những thứ khác quan trọng là bao.
 

Primera

Xe tăng
Biển số
OF-167
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,787
Động cơ
597,806 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 7
Tài sản của các cụ gồm có:
- Tài sản chung
- Tài sản riêng

Nếu có di chúc thì thực hiện theo di chúc. Nên lập ở phòng công chứng, hoặc mời công chứng viên về nhà cũng được.

Nếu không có di chúc, thì tài sản được định đoạt:
- Phần tài sản riêng được chia đều cho những người ở cùng hàng thừa kế (ở đây có 4 suất, gồm cụ ông hoặc cụ bà, và các con).
- Phần tài sản chung được chia đôi:
+ Cụ ông hoặc cụ bà hưởng 1 nửa.
+ Nửa còn lại chia 4 suất cho cụ ông hoặc cụ bà, và các con.
 

hon nhien

Xe điện
Biển số
OF-202
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
2,010
Động cơ
600,880 Mã lực
Em chỉ biết qua qua (vì lâu rồi, không nhớ chính xác con số):
Nếu không có di chúc, một trong hai cụ đi trước thì một nửa trong tổng tài sản của hai cụ (xác định được) chia đều cho người thân: bố, mẹ và con.
Còn nếu có di chúc thì tài sản để cho người thân có thể khác nhau nhưng không vượt qua một mức quy định nào đó trong luật (em quên mất rồi :P )
 

alexnguyen

Xe tải
Biển số
OF-5162
Ngày cấp bằng
5/6/07
Số km
212
Động cơ
546,724 Mã lực
Như vậy là em phải trả 2/3 giá trị của nửa căn nhà mới cho 2 cô con gái thì mới được ở đúng danh chính ngôn thuận phải không các bác?
 

Bluebloa

Xe điện
Biển số
OF-1613
Ngày cấp bằng
31/8/06
Số km
3,370
Động cơ
606,156 Mã lực
Nơi ở
@$#$@#$ @#!@$#^@ (!*$@!$^(!@$!@$
Website
www.lol.com
Như vậy là em phải trả 2/3 giá trị của nửa căn nhà mới cho 2 cô con gái thì mới được ở đúng danh chính ngôn thuận phải không các bác?
bác cứ nịnh các cụ nhiều vào, cụ hứng lên làm cái hợp đồng cho tặng nhà và đất là xong :))
 

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,391
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
về luật thì em cho rằng mọi người (dù là trai hay gái) đều như nhau, nhưng đã là máu mủ ruột già mà cứ mang luật ra thì ko còn gì để nói, nên em chỉ bàn với bác về khía cạnh tình cảm.
Bác có thể tham khảo cái lệ ở bên nhà vợ ẹm Đó là tài sản của bố mẹ chia cho con cái theo tỷ lệ gái 1, trai 2, với lý do con trai còn phải lo nhà cửa, gia đình, còn con gái đã lấy chồng thì có nhà chồng lo là chính. Nhưng đó cũng chỉ là về nguyên tắc, thực tế còn phải tính đến những trường hợp như con gái chưa lấy chồng hoặc đã lấy chồng như hoàn cảnh còn khó khăn, nhà cửa chật chội...
Tóm lại là mọi người trong gia đình phải thực sự thương yêu lẫn nhau thì mới giả quyết thấu tình đạt lý.
Hy vọng gia đình bác nhanh chóng có được giải pháp ổn thỏa.
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,198
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Bác đừng chưởi em, nhà bác thía là mất phúc rồi, bố mẹ còn sống sờ sờ mà đòi chia, chia cái gì, mong bố mẹ chết à, bác cứ in cái thớt này cho hai cụ đọc đê
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,586
Động cơ
501,567 Mã lực
Tài sản của các cụ gồm có:
- Tài sản chung
- Tài sản riêng

Nếu có di chúc thì thực hiện theo di chúc. Nên lập ở phòng công chứng, hoặc mời công chứng viên về nhà cũng được.

Nếu không có di chúc, thì tài sản được định đoạt:
- Phần tài sản riêng được chia đều cho những người ở cùng hàng thừa kế (ở đây có 4 suất, gồm cụ ông hoặc cụ bà, và các con).
- Phần tài sản chung được chia đôi:
+ Cụ ông hoặc cụ bà hưởng 1 nửa.
+ Nửa còn lại chia 4 suất cho cụ ông hoặc cụ bà, và các con.
Sao lại 4 suất hở bác, e nghĩ là 5 chứ??
 
Chỉnh sửa cuối:

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,586
Động cơ
501,567 Mã lực
Chuyện là thế này ạ !
Gia đình em có 3 chi em , mình em là con trai ,chị gái và em gái đã lập gia đình và về ở nhà chồng. Em cũng đã lấy vợ, có 2 con trai và vẫn ở chung với ông bà ( thực ra là cùng 1 số nhà nhưng 2 căn hộ khác nhau và cả 2 căn hộ đều có sổ đỏ mang tên ông già em vì khi mua căn hộ thứ 2 em còn nhỏ )
Sự việc sảy ra khi 2 căn hộ trên đều đã bán và mua 1 căn nhà mới khang trang hơn và gia đình em vẫn ở cùng ông bà nhưng khi đó 2 người con gái lại quay lại đòi quyền lợi ( vì nhà cũ là bán tổng thể cả số nhà nhiều căn hộ nên được giá cao ).
Em muốn hỏi là vậy gia đình em theo luật định thì được hưởng gì trên ngôi nhà mới mua ( hộ khẩu em đã chuyển sang nhưng sổ đỏ vẫn mang tên ông già em )? Em có quyền yêu cầu bán đi mua thành 2 căn hộ riêng biệt ( để tránh rắc rối ) không?
Có người nói rằng : Tài sản chung ( nhà ,đất ) của cả gia đình được chia làm 2 phần bằng nhau , 1 phần là của ông bà , 1 phần chia đều cho tất cả con cái ( bất luận là trai hay gái ). như vậy có đúng không ạ? về khoản này em chẳng biết gì cả mong các bác chỉ giáo..
Theo e bác nên khuyên các cụ lập di chúc trước, nói dại nếu các cụ có ván đề bất ngờ thì tình hình nội bộ nhà bác sẽ gay đấy !! tình hình nhà bác chắc các cụ cũng hiểu cả. Nhà e cũng có thể gặp trường hợp giống của bác, nhưng phải chia đến 7 người con cơ!! nên e đã khuyên các cụ nhà e lập di chúc sẵn rồi !!!
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,586
Động cơ
501,567 Mã lực
Bác tham khảo cái này nhé:
PHÁP LỆNH

THỪA KẾ

Để bảo hộ quyền thừa kế của công dân;

Căn cứ vào Điều 27 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Pháp lệnh này quy định quyền thừa kế của công dân.



CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Quyền thừa kế của công dân

Công dân có quyền lập di chúc đề định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều 2

Quyền bình đẳng về thừa kế của công dân

Công dân không phân biệt nam, nữ đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật, quyền hưởng di sản.

Điều 3

Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc được Toà án xác định là đã chết.

2- Địa điểm mở thừa kế là nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Điều 4

Di sản

1- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại.

Tài sản gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp.

2- Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản chung của vợ chồng thuộc về di sản của người chết.

Điều 5

Người thừa kế

1- Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.

Người thừa kế theo di chúc là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Người sinh ra sau khi người lập di chúc chết, nhưng đã thành thai trước khi người lập di chúc chết cũng là người thừa kế di chúc.

Người thừa kế là cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế phải là cơ quan, tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2- Người thừa kế theo pháp luật phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Con của người để lại di sản sinh ra sau khi người để lại di sản chết cũng là người thừa kế theo pháp luật của người chết.

Điều 6

Việc thừa kế của những người được coi là chết trong cùng một thời điểm

Trong trường hợp những người có quyền thừa kế tài sản của nhau đều chết mà không xác định được người nào chết trước, thì họ không được thừa kế tài sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng.

Điều 7

Những người thừa kế không có quyền hưởng di sản

1- Những người thừa kế sau đây không có quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế khác có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép người có tài sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người có tài sản.

2- Những người nói tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người có tài sản thể hiện ý chí vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Điều 8

Nghĩa vụ về tài sản của người thừa kế

Người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.

Điều 9

Di sản thuộc về Nhà nước

Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc những người thừa kế đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì di sản thuộc về Nhà nước.

CHƯƠNG II

THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Điều 10

Quyền lập di chúc

Công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.

Điều 11

Quyền của người lập di chúc

1- Khi lập di chúc người có tài sản có quyền:

a) Chỉ định người thừa kế;

b) Phân định tài sản cho người thừa kế;

c) Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

d) Truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do.

2- Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập, thay thế di chúc đã lập bằng di chúc khác, huỷ bỏ di chúc.

Điều 12

Di chúc hợp pháp

1- Di chúc hợp pháp là di chúc do người từ đủ mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẵn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

Di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu do người từ đủ mười sáu tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tám tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẵn, được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

2- Di chúc do công dân Việt Nam lập ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài, nếu có nội dung không trái với pháp luật của Việt Nam, cũng được coi là di chúc hợp pháp.

Điều 13

Nội dung bản di chúc

1- Trong bản di chúc phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi thường trú của người lập di chúc; họ, tên người được hưởng di sản; tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; tài sản, quyền về tài sản để lại cho người, cơ quan tổ chức được hưởng; nơi có tài sản đó. Nếu người lập di chúc giao nghĩa vụ cho người thừa kế thì phải nêu rõ là giao cho ai, nghĩa vụ gì.

2- Trong bản di chúc phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Điều 14

Di chúc viết được cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân chứng thực

1- Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực bản di chúc.

2- Người lập di chúc có thể tự viết hoặc nhờ người khác viết bản di chúc, nhưng người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3- Trong trường hợp người lập di chúc không đọc bản di chúc được, không ký hoặc điểm chỉ được, thì phải nhờ người chứng kiến. Người chứng kiến đọc bản di chúc cho người lập di chúc nghe và ký vào bản di chúc trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

4- Người có trách nhiệm của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân chứng thực vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc, người chứng kiến.

Điều 15

Di chúc viết được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực

Công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực di chúc theo thủ tục như quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh này.

Điều 16

Di chúc viết có giá trị như di chúc được chứng thực

Các di chúc sau đây cũng có giá trị như di chúc được chứng thực:

1- Di chúc của quân nhân có xác nhận của thủ trưởng đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc cấp tương đương trở lên trong trường hợp quân nhân không thể yêu cầu cơ quan công chứng, Uỷ ban nhân dân chứng thực;

2- Di chúc của người đang đi trên tầu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó;

3- Di chúc của người đang điều trị tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở điều dưỡng có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó;

4- Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị đó;

5- Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang cải tạo ở trại cải tạo có xác nhận của người phụ trách cơ sở giam giữ, cải tạo đó.

Điều 17

Di chúc viết không có chứng thực, xác nhận

Di chúc viết không có chứng thực, xác nhận như quy định tại các Điều 14, 15, 16 của Pháp lệnh này chỉ được coi là di chúc hợp pháp, nếu đúng là do người để lại di sản tự nguyện lập trong khi minh mẵn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

Điều 18

Di chúc miệng

1- Trong trường hợp tính mạng bị đe doạ nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được thì có thể lập di chúc miệng.

2- Di chúc miệng cũng là di chúc hợp pháp nếu đúng là do người để lại di sản tự nguyện lập trong khi minh mẵn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

3- Sau ba tháng kể từ ngày lập di chúc miệng, nếu người lập di chúc còn sống và minh mẵn, thì coi như di chúc miệng đó bị huỷ bỏ.

Điều 19

Người không được chứng thực, xác nhận di chúc, chứng kiến việc chứng thực di chúc

1- Người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người nào thì không được chứng thực hoặc xác nhận di chúc của người đó.

2- Người dưới mười sáu tuổi, người không minh mẵn không được làm người chứng kiến việc chứng thực di chúc.

Điều 20

Những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng ít nhất là hai phần ba suất đó, trừ trường hợp họ là người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này:

a) Cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không đủ khả năng lao động và túng thiếu;

b) Con chưa thành niên.

Điều 21

Di sản dùng vào việc thờ cúng

Nếu người lập di chúc có để di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản đó được coi như di sản chưa chia. Khi việc thờ cúng không được thực hiện theo di chúc thì những người thừa kế của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng có quyền hưởng di sản đó. Nếu những người thừa kế đó đều đã chết, thì di sản thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này.

Điều 22

Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc

1- Trong trường hợp người lập di chúc sửa đổi di chúc thì phần của di chúc không bị sửa đổi vẫn hợp pháp.

2- Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và điều bổ sung di chúc đều hợp pháp.

3- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc thì coi như không có di chúc trước.

Điều 23

Hiệu lực của di chúc

1- Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp di chúc do nhiều người lập chung, mà có người chết trước, thì chỉ phần di chúc có liên quan đến tài sản của người chết trước có hiệu lực.

2- Di chúc không có hiệu lực, nếu người thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, thì chỉ phần của di chúc có liên quan đến người chết trước, liên quan đến cơ quan, tổ chức không còn tồn tại đó không có hiệu lực.

3- Di chúc không có hiệu lực nếu tài sản, quyền về tài sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Nếu tài sản, quyền về tài sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần của di chúc về phần còn lại đó vẫn có hiệu lực.

4- Nếu di chúc có phần không hợp pháp thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

CHƯƠNG III

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Điều 24

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1- Người thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Người thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản.

2- Các phần di sản sau đây cũng do người thừa kế theo pháp luật hưởng:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực;

c) Phần di sản có liên quan đến người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản hoặc chết trước người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 25

Những người thừa kế theo pháp luật

1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:

a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

b) Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

c) Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.

3- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng di sản.

4- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thứ hai hoặc những người thừa kế thuộc cả hai hàng này đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ ba hưởng di sản.

Điều 26

Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Điều 27

Quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi và gia đình cha, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này.

Điều 28

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha kế, mẹ kế

Con riêng và cha kế, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau; ngoài ra họ vẫn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này.

Điều 29

Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung,

đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác

1- Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung theo Điều 18 của Luật hôn nhân và gia đình mà sau đó một người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế tài sản của người đã chết.

2- Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế tài sản của người đã chết.

3- Vợ goá hoặc chồng goá người đã chết dù kết hôn với người khác cũng vẫn được thừa kế tài sản của người đã chết.
 

hon nhien

Xe điện
Biển số
OF-202
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
2,010
Động cơ
600,880 Mã lực
Như vậy là em phải trả 2/3 giá trị của nửa căn nhà mới cho 2 cô con gái thì mới được ở đúng danh chính ngôn thuận phải không các bác?
Đại loại thế, nhưng ý kiến của các cụ (di chúc) mới là quan trọng nhất.
 

ferrari360

Xe buýt
Biển số
OF-5032
Ngày cấp bằng
30/5/07
Số km
940
Động cơ
554,826 Mã lực
các cụ đang còn sống thì quyền quyết định vẫn ở các cụ mà.
 

alexnguyen

Xe tải
Biển số
OF-5162
Ngày cấp bằng
5/6/07
Số km
212
Động cơ
546,724 Mã lực
Cảm ơn tất cả các bác về những đóng góp ý kiến quí báu ! Em đã hiểu ra nhiều về vấn đề.
Nhờ Mod Del giùm em threat này với ạ !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top