Ba tôi vừa trải qua một ca phẫu thuật cực kỳ phức tạp và thành công mĩ mãn. 2 tuần vừa rồi, gia đình chưa báo cho bà con và bạn bè biết vì không muốn mọi người lo lắng. Do tình hình vẫn còn dịch nên bệnh viện cũng hạn chế người đến thăm. Quyết định phẫu thuật được ba tôi đưa ra nhanh chóng sau khi gặp bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Kết quả chụp MRI kết luận : Trượt C7/T1 ra trước độ II, gây hẹp ống sống, chèn ép tủy, gây phù tăng tín hiệu tủy, hẹp lỗ liên hợp 2 bên. Lồi đĩa đệm C3/C4, C5/C6 ra sau, gây hẹp ống sống, tiếp xúc tủy, tầng C5/C6 tiếp xúc rễ C6. Thoái hóa cột sống cổ. Bấy nhiêu thôi đã quá phức tạp, nhưng ba tôi còn vấn đề tuổi cao, 1 cái stent trong tim, mạch vành, tiểu đường, từng mổ cắt khối ung thư trực tràng giai đoạn III... Vậy nên 10 năm qua, các bệnh viện và bác sĩ hàng đầu Sài Gòn đều thăm khám mà chưa ai dám mổ. Nhóm của Bác sĩ Tâm Anh khẳng định ca mổ có 70% đến 80% cơ hội thành công. Có sự tham gia của robot và các thiết bị hiện đại để đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và giảm nhẹ phần nào công việc của bác sĩ. Ca mổ phải dời nửa ngày do máy khoan mài cao tốc về chậm. Ca mổ được dự kiến tiến hành trong 6 tiếng và đã hoàn thành trong 5 tiếng 30 phút. Toàn bộ dây chằng, sụn, nhân nhầy xơ hóa của đĩa đệm bị bệnh được xử lý. Các mảnh vỡ của khối thoát vị được lấy ra, các chồi xương phải mài bằng mũi khoan kim cương. Tủy sống và các dây thần kinh được giải phóng. Các đầu xương được làm sạch, mảnh ghép nhân tạo được thay cho đĩa đệm. 2 thanh nẹp cột sống cổ được đặt và bắt vít cố định vĩnh viễn..... Ba tôi tỉnh táo suốt quá trình mổ. Ông xem đồng hồ phòng mổ từ lúc được đưa vào phòng. Ông nhận biết được quy trình làm việc của kíp mổ, so sánh họ với kíp mổ ở Singapore trong ca đại phẫu cách đây 20 năm. Ông biết bác sĩ Nam Anh ra ngoài giải lao, biết robot làm gì...còn kể : " Tới lúc họ mài văng tùm lum, cái họ lau, lau, lau...." Mổ xong ông hướng dẫn y tá xuống phòng bệnh lấy thuốc huyết áp ông để trong túi nào, màu gì. Má tôi được vào thăm ba ngay sau đó. Chắc là vuốt má, thơm trán gì đó vì nguyên người của ông được bọc kín với máy sưởi. Tôi gặp bác sĩ trực, hỏi thăm và đề nghị nếu cần để khối mổ ổn định, bác sĩ có thể giữ ba nằm phòng hồi sức lâu, vì về đến khoa là " Ông sẽ chỉ huy hết đấy." Bác sĩ phì cười và bảo anh ta hiểu các bệnh nhân này mà. Thế nhưng mới có 12 tiếng sau mổ là ba được cho về phòng bệnh vì các hệ thống đã ổn định. 18 tiếng sau mổ, ông đã lướt facebook và bình loạn các kiểu. 24 tiếng sau mổ, ống dẫn lưu được rút ra, vết mổ khô và sạch. 45 tiếng sau mổ, ông lái xe lăn điện chạy vòng vòng sân bệnh viện mặc dù mỗi lần di chuyển khỏi giường là đau không thể tả nổi. 10 ngày sau mổ, ông xuất viện. Ý chí và cơ thể con người luôn là điều kỳ diệu và nhiều bí ẩn. 30% rủi ro của ca mổ là những điều có thể phát sinh ngoài dự đoán của bác sĩ. Những dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày khi được trở lại vị trí trong ống sống sẽ từ từ phục hồi và thực hiện chức năng của mình. Bệnh nhân ngày càng già đi nhưng những thiết bị mới được phát minh giúp có cơ hội cải thiện chất lượng sống. Ba tôi ngay lập tức bắt đầu quy trình luyện tập và cảm nhận sự chuyển biến mỗi ngày. Và dĩ nhiên đồng hành cùng ba luôn là Giám đốc nhà dưỡng lão 2 thành viên Hao Lam. Gia đình tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ bác sĩ Tăng Hà Nam Anh và kíp mổ !
Đây là bài thực của bà chị em !! Cụ chủ đọc thử nếu cụ cần thông tin em cụ đánh đây thép vào chỗ kín cho em để em hỏi bà chị!! Bài này bà chị em viết trên FB chế độ công khai. Em bạn bè gì với bà chị trên FB nhưng vẫn đọc được chắc cụ chủ sửa chữa sẽ ra