Năm nào em cũng phi Bắc - Nam một vài lần. Đọc qua thớt này, kinh nghiệm đường trường thấy các cụ nói đủ cả rồi. Tuy nhiên, có lẽ các cụ toàn ở thành phố Nhớn, quen chạy xe đường đông, giao thông hỗn loạn nên cảm thấy bình thường chứ nhưng cánh lái xe tỉnh lẻ bọn em, tài xế ít chạy đường trường - vào thành phố lớn hay bị hội chứng "tâm lý" cóng chân ga lắm. Có lần vào Sì gòn, em đành phải dành lái vì tài xế run kg lái nổi nữa (vừa sợ xxx, vừa sợ va người đi đường....).
Vì thế, cụ chủ thớt cũng cần phải chuẩn bị tâm lý vững chắc cho mình. Tốt nhất, để giảm căng thẳng trên đường thì người ngồi ghế phụ phải có vai trò như một "hoa tiêu" nhắc tài trên suốt đoạn đường (và em thì chơi ngon vị trí này nên tài CQ rất khoái đi với em).
Nhiệm vụ của "hoa tiêu" (HT):
* Đường trường:
- Đọc tất cả biển chỉ dẫn phía trước và báo cho tài xế biết (đặc biệt kg được lơ là bỏ sót biển hạn chế tốc độ....).
Để không bỏ sót biển thì HT cũng phải quan sát từ xa, tránh trường hợp khi vượt xe tải, container, giường nằm (nói chung là xe to - dài) lại vượt đúng chỗ có biển, xe bên sẽ che mất biển.
- Quan sát rìa đường bên phải để nhắc tài xế về người đi xe máy, người đi bộ, trâu bò/người chuẩn bị cắt ngang đường hoặc cố tình đi lấn tuyến.... Đặc biệt để ý lúc đường cong về bên phải (tài xế khó quan sát bên phải hơn), nhìn xa xem có xe ngược chiều không và nhắc tài xế.
* Trong thành phố:
- Nếu HT không thuộc đường thì nên đọc bản đồ trước để xác định nơi mình sẽ qua; nhớ tên đường, ngã rẽ để xác định và báo cho lái xe biết sắp đến đoạn đường phải rẽ (đừng có ỷ VietMap nó cũng hay nhắc trước xa quá nên hay bị rẽ trước). Khi đến ngã rẽ thì phải nhanh mắt đọc biển ở hướng đi tiếp để tránh chui vào đường cấm, đường ngược chiều...
- Khi vào thành phố luôn quan sát đèn giao thông, biển chỉ dẫn từ xa để lái xe chủ động tăng giảm tốc độ khi qua giao lộ. Nhìn thành xe phải khi xe cua phải để tài xế yên tâm.
* Hỏi đường:
- Hỏi đường ở nông thôn nên nhấn mạnh "xe có đi được không" vì dân toàn đi xe máy là chính, lại kg biết đọc biển ... nên họ toàn chỉ theo cảm tính (đi là được rồi). Có khi họ chỉ vào đường xấu, đường hẹp, cầu hẹp, cầu yếu... xe máy đi được nhưng ô tô kg qua được lại phải quay lui.
Tốt nhất, khi hỏi mà người trả lời ú ớ hay ngập ngừng thì chạy thêm một đoạn rồi dừng lại hỏi tiếp cho chắc.
- Một kinh nghiệm là khi đến hotel nghỉ đêm, nên làm quen với tài xế xe du lịch để hỏi thăm về đoạn đường mình sẽ đi ngày tiếp theo. Cụ sẽ được chỉ cách đi nhanh và an toàn nhất.
Em có từng đó kinh nghiệm. Chúc cụ chủ thớt thượng lộ bình an.
Vì thế, cụ chủ thớt cũng cần phải chuẩn bị tâm lý vững chắc cho mình. Tốt nhất, để giảm căng thẳng trên đường thì người ngồi ghế phụ phải có vai trò như một "hoa tiêu" nhắc tài trên suốt đoạn đường (và em thì chơi ngon vị trí này nên tài CQ rất khoái đi với em).
Nhiệm vụ của "hoa tiêu" (HT):
* Đường trường:
- Đọc tất cả biển chỉ dẫn phía trước và báo cho tài xế biết (đặc biệt kg được lơ là bỏ sót biển hạn chế tốc độ....).
Để không bỏ sót biển thì HT cũng phải quan sát từ xa, tránh trường hợp khi vượt xe tải, container, giường nằm (nói chung là xe to - dài) lại vượt đúng chỗ có biển, xe bên sẽ che mất biển.
- Quan sát rìa đường bên phải để nhắc tài xế về người đi xe máy, người đi bộ, trâu bò/người chuẩn bị cắt ngang đường hoặc cố tình đi lấn tuyến.... Đặc biệt để ý lúc đường cong về bên phải (tài xế khó quan sát bên phải hơn), nhìn xa xem có xe ngược chiều không và nhắc tài xế.
* Trong thành phố:
- Nếu HT không thuộc đường thì nên đọc bản đồ trước để xác định nơi mình sẽ qua; nhớ tên đường, ngã rẽ để xác định và báo cho lái xe biết sắp đến đoạn đường phải rẽ (đừng có ỷ VietMap nó cũng hay nhắc trước xa quá nên hay bị rẽ trước). Khi đến ngã rẽ thì phải nhanh mắt đọc biển ở hướng đi tiếp để tránh chui vào đường cấm, đường ngược chiều...
- Khi vào thành phố luôn quan sát đèn giao thông, biển chỉ dẫn từ xa để lái xe chủ động tăng giảm tốc độ khi qua giao lộ. Nhìn thành xe phải khi xe cua phải để tài xế yên tâm.
* Hỏi đường:
- Hỏi đường ở nông thôn nên nhấn mạnh "xe có đi được không" vì dân toàn đi xe máy là chính, lại kg biết đọc biển ... nên họ toàn chỉ theo cảm tính (đi là được rồi). Có khi họ chỉ vào đường xấu, đường hẹp, cầu hẹp, cầu yếu... xe máy đi được nhưng ô tô kg qua được lại phải quay lui.
Tốt nhất, khi hỏi mà người trả lời ú ớ hay ngập ngừng thì chạy thêm một đoạn rồi dừng lại hỏi tiếp cho chắc.
- Một kinh nghiệm là khi đến hotel nghỉ đêm, nên làm quen với tài xế xe du lịch để hỏi thăm về đoạn đường mình sẽ đi ngày tiếp theo. Cụ sẽ được chỉ cách đi nhanh và an toàn nhất.
Em có từng đó kinh nghiệm. Chúc cụ chủ thớt thượng lộ bình an.
Chỉnh sửa cuối: