[Funland] Xin các bác góp ý về du học Đức.

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,211
Động cơ
895,520 Mã lực
Cụ cho em xin tên trường dự bị thì em mới " đoán mò "được
Còn trường ĐH bên Đức thì học trường nào cũng như nhau cả thôi.
Em không biết ở châu Phi thì thế nào, chứ nơi khác thì không có nước nào mà mọi trường ĐH đều như nhau đâu.
Hiện tại thì ở Đức đang có phong trào nâng các trường cao đẳng lên mức ĐH (trước đây ở VN coi các trường FH ở Đức là cao đẳng. Từ dịch là tốt nghiệp kỹ sư thực hành. Bằng được cấp không có chữ Diplom), nhưng ngay cả giữa các trường ĐH, những trường truyền thống vẫn không chỉ dựa mỗi vào danh tiếng đã có, mà thực sự họ vẫn khác biệt.
Khác biệt đầu tiên lại chính là từ danh tiếng nên cách họ lựa chọn giáo sư cho các vị trí giảng dậy. Sinh viên Đức không chỉ đi nghe giảng ở những môn bắt buộc, mà họ còn đi nghe cả những buổi lên lớp của các giáo sư có tiếng ở các trường khác, cả những môn họ không bắt buộc phải thi. Đó là sự khác biệt của họ so với sinh viên nước ngoài và khác biệt giữa các trường với nhau.
Cạnh tranh việc làm ở Đức cũng rất khốc liệt, vì vậy nhà tuyển chọn cũng có rất nhiều lựa chọn. Các phòng lao động ở phố cũng giúp họ rất nhiều với hồ sơ rất cụ thể của từng ứng viên!
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,318
Động cơ
436,272 Mã lực
Em không biết ở châu Phi thì thế nào, chứ nơi khác thì không có nước nào mà mọi trường ĐH đều như nhau đâu.
Hiện tại thì ở Đức đang có phong trào nâng các trường cao đẳng lên mức ĐH (trước đây ở VN coi các trường FH ở Đức là cao đẳng. Từ dịch là tốt nghiệp kỹ sư thực hành. Bằng được cấp không có chữ Diplom), nhưng ngay cả giữa các trường ĐH, những trường truyền thống vẫn không chỉ dựa mỗi vào danh tiếng đã có, mà thực sự họ vẫn khác biệt.
Khác biệt đầu tiên lại chính là từ danh tiếng nên cách họ lựa chọn giáo sư cho các vị trí giảng dậy. Sinh viên Đức không chỉ đi nghe giảng ở những môn bắt buộc, mà họ còn đi nghe cả những buổi lên lớp của các giáo sư có tiếng ở các trường khác, cả những môn họ không bắt buộc phải thi. Đó là sự khác biệt của họ so với sinh viên nước ngoài và khác biệt giữa các trường với nhau.
Cạnh tranh việc làm ở Đức cũng rất khốc liệt, vì vậy nhà tuyển chọn cũng có rất nhiều lựa chọn. Các phòng lao động ở phố cũng giúp họ rất nhiều với hồ sơ rất cụ thể của từng ứng viên!
Băn thân con em từng chạy lên TUM hay RWTH nghe giảng trong Vật lý hạt nhân. Cái khác nhau về giáo sư em công nhận. Nhưng giờ ở Đức Uni cũng bắt đầu chú trọng đến thực hành. Còn FH lại tăng cường thêm cho phần lý thuyết. Chưa kể chọn học ở 2 trường thuộc 2 trường phái khác nhau sẽ cần những thứ khác nhau. Anh học FH xong có thể đi làm luôn, nhưng anh học Uni thường sẽ học lên thạc sĩ. Anh FH kia nếu muốn học thạc sỹ sẽ phải có lộ trình ngay từ đầu để bổ sung những cái còn thiếu ạ.
 

tkmoi

Xe tải
Biển số
OF-799345
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
249
Động cơ
20,258 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Hanoi
Dai vâng, đứng là hiên tại cun chưa dúi cho ai đi học nghề hết. Nhưng cụ bảo tùy quan điểm và suy nghĩ mỗi người thi em cũng khó nghĩ quá. Em nhớ không lầm chính em đã nói với cụ ngày trước ông xã nhà em đi hỏi thông tin về du học ĐH Đức thì toàn được tư vấn du học nghề. Như vậy là điều này không hề hiếm tại các trưng tâm. May mà F1 em tìm hiểu và tụi em nắm sơ sơ. Chứ nếu là gia đình ít tiếp xúc thông tin du học Đức sẽ không biết đâu mà lần.
Cụ nhầm em với ai đó chứ. Vì sao em chưa bao giờ lái khách sang học nghề? Tại vì thù lao em nhận được của cả 2 dịch vụ đều như nhau. Có thể cụ nhìn giá dịch vụ chênh nhau nhiều đúng không?. Vì đơn giản đi du học đại học không phải mất phí cho bên thứ 3. Đi học nghề thì mất khá nhiều đó cụ.
Hoá ra là nhớ nhầm nên định kiến như vậy. Dùng từ ngữ cay nghiệt thế. Cụ tưởng đi học mấy nghề văn phòng mà dễ đấy à. Đừng ảo tưởng thế cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,318
Động cơ
436,272 Mã lực
Cụ nhầm em với ai đó chứ. Hoá ra là nhớ nhầm nên định kiến như vậy. Dùng từ ngữ cay nghiệt thế. Cụ tưởng đi học mấy nghề văn phòng mà dễ đấy à. Đừng ảo tưởng thế cụ ạ.
Hình như em không hề dùng từ gì thái quá. Em không thấy học gì mà dễ cả. Em cũng không ảo tưởng chút nào về du học ĐH Đức nói chung hay du học DH hay nghề nói riêng. Em có bảo là cụ tư vấn cho gia đình em đâu. Đây em chỉ nói về chuyện gia đình em gặp phải thôi.
Thôi, em không tranh luận với cụ nữa, chúc cụ ngay cuối tuần vui vẻ.
 

tkmoi

Xe tải
Biển số
OF-799345
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
249
Động cơ
20,258 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Hanoi
Hình như em không hề dùng từ gì thái quá. Em không thấy học gì mà dễ cả. Em cũng không ảo tưởng chút nào về du học ĐH Đức nói chung hay du học DH hay nghề nói riêng. Em có bảo là cụ tư vấn cho gia đình em đâu. Đây em chỉ nói về chuyện gia đình em gặp phải thôi.
Thôi, em không tranh luận với cụ nữa, chúc cụ ngay cuối tuần vui vẻ.
Cụ bảo em sẽ dúi học sinh, rồi không có tâm. Cụ tự nghĩ đi nhé.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,211
Động cơ
895,520 Mã lực
Băn thân con em từng chạy lên TUM hay RWTH nghe giảng trong Vật lý hạt nhân. Cái khác nhau về giáo sư em công nhận. Nhưng giờ ở Đức Uni cũng bắt đầu chú trọng đến thực hành. Còn FH lại tăng cường thêm cho phần lý thuyết. Chưa kể chọn học ở 2 trường thuộc 2 trường phái khác nhau sẽ cần những thứ khác nhau. Anh học FH xong có thể đi làm luôn, nhưng anh học Uni thường sẽ học lên thạc sĩ. Anh FH kia nếu muốn học thạc sỹ sẽ phải có lộ trình ngay từ đầu để bổ sung những cái còn thiếu ạ.
Fachhochschule là từ ghép của Fach = chuyên môn và Hochschule trước đây họ xếp là cao đẳng.
Họch xong Fachhochschule thường cũng có gắn thêm Ingenieur trong các vi sít. Nhưng chỉ độc chữ Ingenieur, thiếu mất chữ Diplom ở đầu, nên muốn làm lên tiến sỹ phải quay lại trường (hoặc đến các trường ĐH khác nếu trường không đào tạo để xim làm và bảo vệ xong luận án).
Học từ Universitaet ra (Universitaet = đại học tổng hợp hay Technische Universitaet = đại học bách khoa) để tốt nghiệp sẽ phải làm và bảo vệ xong luận án nên nghiễm nhiên có cái chữ Diplom.
Em đã viết trước đây Bộ ĐH và GDCN chỉ công nhận Fachhochschule là cao đẳng. Bây giờ cả ở Đức đã thay đổi và ở VN thì người ta đã chính thức coi bằng hàm thụ, tai chức như bằng chính quy (về mặt Nhà nước để các COCC vào cơ quan quản lý, chứ các doanh nghiệp không coi như vậy).
Trước đây VN cũng coi các trường Berufsschule là trường dậy nghề, nhưng thực ra có nhiều trường thuộc nhóm trung cấp kỹ thuật!

(1) What is the difference between 'Diplom Ingenieur' and 'Ingenieur Diplom' in Germany? - Quora
 
Chỉnh sửa cuối:

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,318
Động cơ
436,272 Mã lực
Fachhochschule là từ ghép của Fach = chuyên môn và Hochschule trước đây họ xếp là cao đẳng.
Họch xong Fachhochschule thường cũng có gắn thêm Ingenieur trong các vi sít. Nhưng chỉ độc chữ Ingenieur, thiếu mất chữ Diplom ở đầu, nên muốn làm lên tiến sỹ phải quay lại trường (hoặc đến các trường ĐH khác nếu trường không đào tạo để xim làm và bảo vệ xong luận án).
Học từ Universitaet ra (Universitaet = đại học tổng hợp hay Technische Universitaet = đại học bách khoa) để tốt nghiệp sẽ phải làm và bảo vệ xong luận án nên nghiễm nhiên có cái chữ Diplom.
Em đã viết trước đây Bộ ĐH và GDCN chỉ công nhận Fachhochschule là cao đẳng. Bây giờ cả ở Đức đã thay đổi và ở VN thì người ta đã chính thức coi bằng hàm thụ, tai chức như bằng chính quy (về mặt Nhà nước để các COCC vào cơ quan quản lý, chứ các doanh nghiệp không coi như vậy)!

(1) What is the difference between 'Diplom Ingenieur' and 'Ingenieur Diplom' in Germany? - Quora
Em không rõ các trường FH khác như nào nhưng ngành con em học ngay từ đầu là 3,5 năm( trong đó có 6 tháng thực tập + bảo vệ đồ án). F1 có hỏi bên trường thì được biết là với bằng đó sẽ được lên học thạc sĩ và tiến sĩ. Nhưng tiến sĩ trường không đào tạo mà học ở trường khác. Tất nhiên bậc ĐH và thạc sĩ sẽ phải học bổ sung 1 số tín chỉ bằng cách đk học bên Viện.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,211
Động cơ
895,520 Mã lực
Em không rõ các trường FH khác như nào nhưng ngành con em học ngay từ đầu là 3,5 năm( trong đó có 6 tháng thực tập + bảo vệ đồ án). F1 có hỏi bên trường thì được biết là với bằng đó sẽ được lên học thạc sĩ và tiến sĩ. Nhưng tiến sĩ trường không đào tạo mà học ở trường khác. Tất nhiên bậc ĐH và thạc sĩ sẽ phải học bổ sung 1 số tín chỉ bằng cách đk học bên Viện.
Để làm tiến sỹ ở Đức, trước tiên để được chấp nhận thì bằng ĐH phải tương đương với bằng ĐH có chữ Diplom của Đức.
Sau khi được chấp nhận thì tùy ngành, họ có các môn học bắt buộc phải đã được thi. Nếu không học trong trường của họ, dù đã học rồi, thì môn học sẽ được đánh giá tương đương. Khi học nơi khác mà môn học không tương đương sẽ phải học và thi lại. Dù đã làm và viết xong luận án thì hội đồng cũng chỉ cho phép bảo vệ khi đã có đầy đủ các môn bắt buộc đã thi xong (tất nhiên cả yêu cầu về số lương các bài đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành - thể loại tạp chí này cũng có danh sách được chấp nhận). Bảo vệ luận án xong, phải in sách gửi đi các thư viện lớn và các trường ĐH. Với người nước ngoài thì chỉ 1 tháng sau mà không có ý kiến phản đối sẽ được nhận bằng, còn với người Đức thì thời gian chờ là 1 năm.
Hình như người Đức cũng quy định thời gian học với bằng không có chữ Diplom là 8 học kỳ, có Diplom từ 9 học kỳ trở lên cho các trường.
Ngày xưa hệ giáo dục VN khá giống với hệ của Đức, bây giờ có trường đào tạo xong ĐH có 3 năm!
 
Chỉnh sửa cuối:

tkmoi

Xe tải
Biển số
OF-799345
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
249
Động cơ
20,258 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Hanoi
Cái Bachelor và Master bây giờ là chuẩn châu âu. Do Đức bắt buộc phải theo từ năm 2010. Tức là trước đó hầu như chỉ có Diplom. Và nếu học ở Uni thì là 5 năm, Ở FH là 4 năm. Trên chức danh người ta vẫn ghi FH Diplom.
Nếu từ FH Diplom lên Diplom ( của TU hay Uni) thì phải học 1,5 năm nữa, tiếng Đức là das Ergänzungsstudium. Đó, giống hệt hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học nhà mình.
Nhưng khi chuyển thành mô hình Bachelor 3 năm và Master 2 năm thì rõ là ở FH hay Uni thì đều như nhau.
Còn điểm nữa là 1 số ngành ko được đào tạo ở FH, rồi không làm tiến sĩ ở FH ( cái này trước là vậy, giờ thì ko rõ)
 

tkmoi

Xe tải
Biển số
OF-799345
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
249
Động cơ
20,258 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Hanoi
Để làm tiến sỹ ở Đức, trước tiên để được chấp nhận thì bằng ĐH phải tương đương với bằng ĐH có chữ Diplom của Đức.
Sau khi được chấp nhận thì tùy ngành họ có các môn học bắt buộc phải đã được thi. Nếu không học trong trường của họ, dù đã học rồi, thì môn học sẽ được đánh giá tương đương. Khi học nơi khác mà môn học không tương đương sẽ phải học và thi lại. Dù đã làm và viết xong luận án thì hội đồng cũng chỉ cho phép bảo vệ khi đã có đầy đủ các môn bắt buộc đã thi xong (tất nhiên cả yêu cầu về số lương các bài đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành - thể loại tạp chí này cũng có danh sách được chấp nhận). Bảo vệ luận án xong, phải in sách gửi đi các thư viện lớn và các trường ĐH. Với người nước ngoài thì chỉ 1 tháng sau mà không có ý kiến phản đối sẽ được nhận bằng, còn với người Đức thì thời gian chờ là 1 năm.
Hình như người Đức cũng quy định thời gian học với bằng không có chữ Diplom là 8 học kỳ, có Diplom từ 9 học kỳ trở lên cho các trường!
Để làm tiến sĩ ở Đức quan trọng nhất là có 1 ông giáo sư nhận cụ ạ. Mấy người em quen ở Dresden sang TU Dresden để làm tiến sĩ và học chỉ mới tốt nghiệp cử nhân toán ở Việt Nam đó ạ.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
3,673
Động cơ
49,845 Mã lực
Tuổi
24
Dai vâng, đứng là hiên tại cun chưa dúi cho ai đi học nghề hết. Nhưng cụ bảo tùy quan điểm và suy nghĩ mỗi người thi em cũng khó nghĩ quá. Em nhớ không lầm chính em đã nói với cụ ngày trước ông xã nhà em đi hỏi thông tin về du học ĐH Đức thì toàn được tư vấn du học nghề. Như vậy là điều này không hề hiếm tại các trưng tâm. May mà F1 em tìm hiểu và tụi em nắm sơ sơ. Chứ nếu là gia đình ít tiếp xúc thông tin du học Đức sẽ không biết đâu mà lần.
Thực ra thì học nghề cũng là địa chỉ tốt, mợ ạ.
Và, nó phù hợp hơn với đa số học sinh.

Bản thân tụi teilon cũng có tỷ lệ học nghề thấp hơn nhiều so với đại học.
Bác xem tỷ lệ Kỹ sư và Thợ trong số lao động là thấy.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,211
Động cơ
895,520 Mã lực
Để làm tiến sĩ ở Đức quan trọng nhất là có 1 ông giáo sư nhận cụ ạ. Mấy người em quen ở Dresden sang TU Dresden để làm tiến sĩ và học chỉ mới tốt nghiệp cử nhân toán ở Việt Nam đó ạ.
Có giáo sư nhận là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Có rất nhiều trường ĐH ở VN, không chỉ bằng mà cả các môn học được người Đức chấp nhận tương đương.
Không có giáo sư nhận thì sang Đức sẽ không có tiền để làm đề tài.
Ở các trường ĐH Đức, trong bộ môn chỉ có ông giáo sư và bà thư ký cho ông ấy có lương chính thức, còn lại ăn theo tiền đề tài (họ gọi là dự án nghiên cứu).
Thời em, các ông giáo sư chỉ được ký hợp đồng làm việc với trường 2 năm một. Ông ấy phải đi tìm đề tài về nuôi trường, nuôi nhân viên trong bộ môn. Chính các đề tài ông ấy kéo về trong đó không chỉ chi phí làm đề tài, mà có cả các suất lương kèm theo. Khi không kéo đủ tiền, ông ấy sẽ chẳng có nhân viên và hết 2 năm trường phải tìm người khác (nhưng chính các đề tài sẽ làm nên tên tuổi của ông ấy để có thể kéo các đề tài tiếp theo). Trường cũng nối tiếng nhờ các ông giáo sư!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top