Người Trung Quốc có nhiều bộ môn nghệ thuật phát triển vượt bậc.
Nói gì thì nói nhưng không tránh khỏi sự thật phũ phàng là nhiều môn nghệ thuật của Việt Nam ta dẫu có rất đỗi tự hào thì cũng có nguồn gốc từ...Trung Quốc. (Chưa kể đến nhiều ngành nghề sản xuất khác...)
Một trong những môn nghệ thuật đó là Xiếc.
Nói đến Xiếc Trung Quốc lại nhớ đến thời Việt Trung hữu nghị, các đoàn Xiếc Trung Quốc thỉnh thoảng có sang biểu diễn ở Việt Nam. Hồi nhỏ, mình từng được xem Xiếc Trung Quốc biểu diễn ở Nhà máy Phân Đạm Hà Bắc. Khi ấy Trung Quốc đang giúp xây dựng nhà máy này nên thỉnh thoảng còn có đoàn sang diễn...
Đây là màn thăng bằng trên xe đạp cua 19 cô gái...
Đến Bắc Kinh mà không xem Xiếc thì thật phí. Ở Bắc kinh có 3 rạp xiếc. Các tua du lịch thường dẫn khách đến rạp loại thường vì giá vé rẻ, các chương trình ít đổi mới hoặc chương trình không hay, không đầu tư...
Nếu muốn xem chương trình hay thì phải đến rạp ChaoYang (không biết là nó nghĩa là gì nữa).
Rạp này to nhất Bắc Kinh nhưng giá vé cũng đắt gấp 3 lần các rạp khác. Nhưng chương trình thì thật là tuyệt vời.
Hôm chúng tôi đến, ở đây mới đưa vào trình diễn một chương trình có tên là "Flying"...(Bay)...
Những màn trình diễn vừa mạo hiểm, vừa nghệ thuật và hấp dẫn. Khách Tây đến đây khá đông.
Họ muốn chiêm ngưỡng một nền nghệ thuật mang đặc trưng...Trung quốc. Đó là những màn biểu diễn tinh xảo về Uốn dẻo, thăng bằng, Cơ bắp...Sự khéo léo và chính xác đến mạo hiểm.
Đây là màn Uốn dẻo thăng bằng.
Những tiết mục mà chỉ có thể xem trên Ti Vi. Mà trên Ti Vi thì không phải lúc nào cũng được xem.
Thực ra thì ở Hà Nội cũng có thể xem xiếc tại Công viên Thống Nhất.
Cái nhà bạt goc công viên từng là nơi náo nức của trẻ em và người lớn.
Hồi mình mới vào làm báo, phải phấn đấu cả năm đạt lao động tiên tiến mới có xuất đi xem xiếc tại đây. Sau đó cũng có một vài lần vào đây xem nhưng rồi không thể chịu nổi vì những tiết mục quá cũ. Xem từ khi bà Tâm Chính còn là diễn viên thăng bằng với tiết mục đế kiếm đến khi bà làm giám đốc rồi nghỉ hưu mà tiết mục quanh đi quanh lại vẫn chỉ từng ấy. Ví dụ như: Dạy chó đêm gâu gâu một cộng một bằng hai. Mấy chàng hề cũng vẫn diễn đi diễn lại cái tiết mục huân chương để sẵn trong áo, xem mà không thể cười nổi nữa...Tiết mục thăng bằng trên đế kiếm từng bị tai nạn làm mất đi một diễn viên tài năng...
Ai chưa xem thì cũng nên vào rạp xiếc công viên Thống Nhất một lần cho biết.
Còn nếu đã xem xiếc Tàu rồi thì vẫn muốn xem nữa...(Chắc phải vài ba lần mới chán).
Nhưng họ thường thay đổi tiết mục...
Còn đây là thăng bằng và đi trên hai vòng tròn đang quay, vừa chạy vừa tung hứng...
Đây là màn nhào lộn dùng cơ bắp và sự khéo léo...
Màn trình diễn trang phục mang màu sắc các dân tộcTrung Quốc
Hầu hết các diễn viên rất trẻ. Ngay sau xuất diễn, họ xuất hiện cùng trang phục chụo ảnh với du khách và tiếp thị bán đĩa DVD chương trình biểu diễn cho du khách. Mỗi đĩa DVD có giá 100đồng Nhân dân tệ (tương đương 300ngàn đồng VN)
Còn muốn chụp ảnh cùng thì miễn phí vô tư...
Mỗi ngày, tại đây có 2 xuất diễn buổi tối. Mỗi xuất diễn kéo dài một tiếng rưỡi.
Thật là một bữa tiệc nghệ thuật không thể bỏ qua...
Ở Việt Nam, gần đây, Trung Quốc có giúp một số đoàn nghệ thuật của Việt Nam dàn dựng và tập huấn nghệ thuật cho một số tiết mục. Hôm Đoàn nghệ thuật của Nhà hát Ca múa nhạc Việt nam biểu diễn báo cáo tại Nhà hát lớn sau 3 tháng tập huấn tại Nam Ninh (Quảng Tây), mình có vào xem thì thấy gần nửa chương trình đã nhuốm màu Trung Quốc, một số tiết mục như màn Múa Ghế thì đã Tàu đến 100% rồi...
Nhưng mà học được Nghệ thuật xiếc của Trung Quốc là cả một vấn đề...
Nói gì thì nói nhưng không tránh khỏi sự thật phũ phàng là nhiều môn nghệ thuật của Việt Nam ta dẫu có rất đỗi tự hào thì cũng có nguồn gốc từ...Trung Quốc. (Chưa kể đến nhiều ngành nghề sản xuất khác...)
Một trong những môn nghệ thuật đó là Xiếc.
Nói đến Xiếc Trung Quốc lại nhớ đến thời Việt Trung hữu nghị, các đoàn Xiếc Trung Quốc thỉnh thoảng có sang biểu diễn ở Việt Nam. Hồi nhỏ, mình từng được xem Xiếc Trung Quốc biểu diễn ở Nhà máy Phân Đạm Hà Bắc. Khi ấy Trung Quốc đang giúp xây dựng nhà máy này nên thỉnh thoảng còn có đoàn sang diễn...
Đây là màn thăng bằng trên xe đạp cua 19 cô gái...
Đến Bắc Kinh mà không xem Xiếc thì thật phí. Ở Bắc kinh có 3 rạp xiếc. Các tua du lịch thường dẫn khách đến rạp loại thường vì giá vé rẻ, các chương trình ít đổi mới hoặc chương trình không hay, không đầu tư...
Nếu muốn xem chương trình hay thì phải đến rạp ChaoYang (không biết là nó nghĩa là gì nữa).
Rạp này to nhất Bắc Kinh nhưng giá vé cũng đắt gấp 3 lần các rạp khác. Nhưng chương trình thì thật là tuyệt vời.
Hôm chúng tôi đến, ở đây mới đưa vào trình diễn một chương trình có tên là "Flying"...(Bay)...
Những màn trình diễn vừa mạo hiểm, vừa nghệ thuật và hấp dẫn. Khách Tây đến đây khá đông.
Họ muốn chiêm ngưỡng một nền nghệ thuật mang đặc trưng...Trung quốc. Đó là những màn biểu diễn tinh xảo về Uốn dẻo, thăng bằng, Cơ bắp...Sự khéo léo và chính xác đến mạo hiểm.
Đây là màn Uốn dẻo thăng bằng.
Những tiết mục mà chỉ có thể xem trên Ti Vi. Mà trên Ti Vi thì không phải lúc nào cũng được xem.
Thực ra thì ở Hà Nội cũng có thể xem xiếc tại Công viên Thống Nhất.
Cái nhà bạt goc công viên từng là nơi náo nức của trẻ em và người lớn.
Hồi mình mới vào làm báo, phải phấn đấu cả năm đạt lao động tiên tiến mới có xuất đi xem xiếc tại đây. Sau đó cũng có một vài lần vào đây xem nhưng rồi không thể chịu nổi vì những tiết mục quá cũ. Xem từ khi bà Tâm Chính còn là diễn viên thăng bằng với tiết mục đế kiếm đến khi bà làm giám đốc rồi nghỉ hưu mà tiết mục quanh đi quanh lại vẫn chỉ từng ấy. Ví dụ như: Dạy chó đêm gâu gâu một cộng một bằng hai. Mấy chàng hề cũng vẫn diễn đi diễn lại cái tiết mục huân chương để sẵn trong áo, xem mà không thể cười nổi nữa...Tiết mục thăng bằng trên đế kiếm từng bị tai nạn làm mất đi một diễn viên tài năng...
Ai chưa xem thì cũng nên vào rạp xiếc công viên Thống Nhất một lần cho biết.
Còn nếu đã xem xiếc Tàu rồi thì vẫn muốn xem nữa...(Chắc phải vài ba lần mới chán).
Nhưng họ thường thay đổi tiết mục...
Còn đây là thăng bằng và đi trên hai vòng tròn đang quay, vừa chạy vừa tung hứng...
Đây là màn nhào lộn dùng cơ bắp và sự khéo léo...
Màn trình diễn trang phục mang màu sắc các dân tộcTrung Quốc
Hầu hết các diễn viên rất trẻ. Ngay sau xuất diễn, họ xuất hiện cùng trang phục chụo ảnh với du khách và tiếp thị bán đĩa DVD chương trình biểu diễn cho du khách. Mỗi đĩa DVD có giá 100đồng Nhân dân tệ (tương đương 300ngàn đồng VN)
Còn muốn chụp ảnh cùng thì miễn phí vô tư...
Mỗi ngày, tại đây có 2 xuất diễn buổi tối. Mỗi xuất diễn kéo dài một tiếng rưỡi.
Thật là một bữa tiệc nghệ thuật không thể bỏ qua...
Ở Việt Nam, gần đây, Trung Quốc có giúp một số đoàn nghệ thuật của Việt Nam dàn dựng và tập huấn nghệ thuật cho một số tiết mục. Hôm Đoàn nghệ thuật của Nhà hát Ca múa nhạc Việt nam biểu diễn báo cáo tại Nhà hát lớn sau 3 tháng tập huấn tại Nam Ninh (Quảng Tây), mình có vào xem thì thấy gần nửa chương trình đã nhuốm màu Trung Quốc, một số tiết mục như màn Múa Ghế thì đã Tàu đến 100% rồi...
Nhưng mà học được Nghệ thuật xiếc của Trung Quốc là cả một vấn đề...