[Funland] Xem xếp hạng các trường ĐH trên thế giới

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,333
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Em thấy về kiến thức s VN chẳng có gì là cao siêu so với TG cả. Nội dung môn học cấp ĐH của VN (về lý thuyết) thậm chí thấp hơn nước ngoài. Cụ nào học BK thì biết môn calculus có 2 trình giáo trình được đốt ngón tay, trong khi quyển Calculus của bọn Tây nó như cục gạch. Chưa tính GV và CSVC mình thua sút nó. Một vấn đề khác là các công ty của VN mang tư duy buôn bán là chính trong khi không đầu tư gì mấy cho R&D, nên SV học xong cũng chỉ xài 1 phần kiến thức là đủ. Bảo công ty VN đầu tư cho DH là việc ảo tưởng đa số lấy tí tiếng hợp tác thôi.
À em nói chung về giáo dục thôi. Chứ không nói riêng đại học.
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,317
Động cơ
481,024 Mã lực
Còm của cụ phihanhgia em nghĩ là rất hợp lí và thực tế (có thể chưa có bảng thống kê nào về lĩnh vực này). cụ cairong_2011 có thể thấy những người VN nổi danh trên thới giới đều là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (Toán, Vật lí,..).
Nghiên cứu Toán, lí,.. là những nghiên cứu cơ bản, sớm thì 5-10 năm ứng dụng vào thực tế, muộn thì vài chục năm, nên cụ cairong_2011 phán như trên là không chuẩn


Theo em thấy thì mấy bảng đánh giá này rõ ràng sẽ lợi thế cho khối nói tiếng anh. Vì những bài báo và tạp chí lớn để đánh giá đều là TA.
Có thể một số nc châu Âu, Nhật giờ nó không nhất thiết công bố trên đấy, mà công bố ở tạp chí trong nước nên ít được đánh giá hơn
Em xin lấy từ thời điểm VN bắt đầu đi thi toán quốc tế từ những năm 70 cho đến giờ. Em không rõ có công trình nào và nhà Toán học nào đem toán học áp dụng vào thực tế ở VN ?

Cụ nói bảng đánh giá lợi thế cho Tiếng Anh em nghĩ ko hoàn toàn công bằng. Các tạp chí KH mà được cả thế giới công nhận có "mác mỏ" nó có thể nằm ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có cả Tàu, Nhật ... Chẳng qua ngôn ngữ tiếng Anh là quá thông dụng (kiểu như ngôn ngữ mẹ đẻ trong nghiên cứu KH) nên họ mặc nhiên sử dụng cái đó phổ biến. Còn nếu viết được bằng tiếng Tàu, Nhật,Pháp .... mà đăng trong các tạp chí nổi tiếng tương ứng có ngôn ngữ này chắc cũng tương đương.
 

dogolegia

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-413488
Ngày cấp bằng
29/3/16
Số km
4,658
Động cơ
247,357 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
Website
dogolegia.vn
Vào đọc e mới thấy các cụ nhà mình biết nhiều điều quá ạ. E cái gì cũng mù tịt
 

buivu12

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-546480
Ngày cấp bằng
19/12/17
Số km
1,125
Động cơ
173,913 Mã lực
Nơi ở
TP Bắc Giang
Chuẩn rồi cái này khỏi bàn cãi. Vì vô khối lãnh đạo VN trưởng thành từ hai cái trường đó của ông nên giờ đất nước mới ra nông nỗi này. Đúng là rận.
Ra nông nỗi này là nông lỗi nào? ;))
Như ông gì bên trên nói Vũ Minh Hoàng 26 tuổi đó. Thạc sỹ Thanh Hoa về đó. Giỏi chưa? ;))
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,361
Động cơ
1,000,575 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Nó xét nhiều yếu tố lắm cụ, cơ sở vật chất trang thiết bị,... mình ko phải là dốt đâu ạ mà a Dục nghèo nát quá thôi ạ :D
Dục ko nghèo tí nào đâu cụ nhá chỉ có nát thôi.
Càng nát thì Dục càng giàu.
 

buivu12

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-546480
Ngày cấp bằng
19/12/17
Số km
1,125
Động cơ
173,913 Mã lực
Nơi ở
TP Bắc Giang
Giáo dục VN hỏng ở chỗ:
1. đào tạo theo phương pháp truyền thụ kiến thức học sinh học kiểu nhồi nhét kiến thức chứ không như các quốc gia phát triển họ đào tạo theo kiểu lấy học sinh làm trung tâm. Chỉ hướng dẫn và kích thích sự tự học, tự tìm tòi, tự nghiên cứu nên họ có nhiều phát minh, sáng chế.
2. Giáo trình dạy học: quá tham lam nhồi nhét kiến thức cao siêu nhưng tính ứng dụng thấp. Nhiều kiến thức học xong, thi xong là hết tác dụng. Lãng phí rất lớn về thời gian, tiền bạc, công sức của cả thày và trò.
Nói tào lao, thế cái hoạt động NCKH trong trường ĐH chả nhẽ vứt xó ;))
Chẳng qua về VN bị méo mó đi nhiều thôi, điển hình là cái hình thức học theo tín chỉ và cái phương pháp giảng dạy theo Mô-đun lấy của Tây nhưng đến khi thì áp dụng máy móc hình thức lừa nhau thôi
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,333
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Nói tào lao, thế cái hoạt động NCKH trong trường ĐH chả nhẽ vứt xó ;))
Chẳng qua về VN bị méo mó đi nhiều thôi, điển hình là cái hình thức học theo tín chỉ và cái phương pháp giảng dạy theo Mô-đun lấy của Tây nhưng đến khi thì áp dụng máy móc hình thức lừa nhau thôi
Không vứt thì cụ cứ ra các hàng photo mua vài cuốn về áp dụng. Đảm bảo chả mấy lại giào :))
 

dongconhiet

Xe tải
Biển số
OF-347174
Ngày cấp bằng
17/12/14
Số km
480
Động cơ
259,227 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em xin lấy từ thời điểm VN bắt đầu đi thi toán quốc tế từ những năm 70 cho đến giờ. Em không rõ có công trình nào và nhà Toán học nào đem toán học áp dụng vào thực tế ở VN ?

Cụ nói bảng đánh giá lợi thế cho Tiếng Anh em nghĩ ko hoàn toàn công bằng. Các tạp chí KH mà được cả thế giới công nhận có "mác mỏ" nó có thể nằm ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có cả Tàu, Nhật ... Chẳng qua ngôn ngữ tiếng Anh là quá thông dụng (kiểu như ngôn ngữ mẹ đẻ trong nghiên cứu KH) nên họ mặc nhiên sử dụng cái đó phổ biến. Còn nếu viết được bằng tiếng Tàu, Nhật,Pháp .... mà đăng trong các tạp chí nổi tiếng tương ứng có ngôn ngữ này chắc cũng tương đương.
Như em nói. Các môn khoa học cơ bản rất khó để chỉ ra một ứng dụng trực tiếp.
Toán thuần túy em nghĩ giờ là những nghiên cứu liên ngành ứng dụng co Vật lí,... Còn chủ yếu giờ người ta nghiên cứu Toán ứng dụng: như toán kinh tế, tối ưu,.. Viêt nam em nghĩ kể đến các nhà toán học: Hoàng Tụy, Lê Văn Thiêm, sau này ở nước ngoài thì như Ngô Bảo Châu, e nghĩ rải rác trên khắp nơi em nghĩ vẫn còn nhiều ạ.
Vật lí thì rõ ràng hơn, như cụ nhì thấy sự tiến bộ của bộ nhớ máy tính, chíp... khoa học vật liệu như màn hình,...

Còn các tạp chí TA cũng không đúng hoàn toàn nhưng em nghĩ nó ảnh hưởng cũng khá. vì các tạp chí đánh giá cao đều viết tiếng Anh. Còn tạp chí ở các nước chỉ số sẽ thấp
 

Bèo Bọt

Xe tăng
Biển số
OF-173168
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
1,977
Động cơ
355,224 Mã lực
muốn thăng hạng đầu tiên biết lắng nghe và thay đổi chữ viết theo nghiên cíu mới công bố. tiếng việt cũ khó bỏ bu đi dc, ai oánh giá được!
 

buivu12

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-546480
Ngày cấp bằng
19/12/17
Số km
1,125
Động cơ
173,913 Mã lực
Nơi ở
TP Bắc Giang
Không vứt thì cụ cứ ra các hàng photo mua vài cuốn về áp dụng. Đảm bảo chả mấy lại giào :))
Ý chết các ngành xã hội, kinh tế toàn chữ hàn lâm thì mới cắt gọt, đc thôi ;)) còn các ngành kỹ thuật , y dược thì có mà đạo vào mắt :))
 

buivu12

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-546480
Ngày cấp bằng
19/12/17
Số km
1,125
Động cơ
173,913 Mã lực
Nơi ở
TP Bắc Giang
Quan điểm giáo dục lúc nào cũng đòi giảm tải chương trình, đi thi cho đề dễ để học sinh-sinh viên đạt điểm cao để trường lấy thành tích thì còn lâu mới đạt đc bằng với TG :))
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,949
Động cơ
534,093 Mã lực
Vấn đề vị trí hiện tại của các trường đại học VN trên bản đồ thế giới quả là đáng lo ngại.
Ở trên đã có mấy cụ đưa thông tin về cách đánh giá xếp hạng, tiêu chí, so sánh kết quả đào tạo, nghiên cứu,... Em nghĩ các cụ, mợ không trong ngành phần nhiều chưa quan tâm sâu hoặc có khi mang sự tự ti, auto-chê vào suy nghĩ mà đánh giá có phần tiêu cực.
Theo em: mặt bằng đào tạo ĐH của ta không quá tệ, nhưng do nhiều yếu tố mà có tình trạng như hiện nay. Trong đào tạo, độ trễ của kết quả tích cực khá lớn, ít nhất là 5-10 năm, trong khi độ trễ của ảnh hưởng tiêu cực lại ngắn, chỉ cần 1-2 năm là đủ để thấy hậu quả - những tổn hại cho nền tảng, cơ sở đã mất công xây dựng hàng chục năm.
Trong nhiều điều thì có mấy điều đã được nhắc đến nhiều là phải có sự đầu tư xứng đáng và phải có môi trường tốt. Hiện nay ở ta mấy điều này còn kém, vì thế việc các trường ĐH không có tên trong tốp 100, 500, 1000 ở bảng xếp hạng thế giới là điều có thể hiểu được.
Tiền không phải là tất cả, nhưng thiếu tiền đầu tư thì đừng mong có kết quả ở tầm này, tầm kia. Ví dụ trong khối các trường kỹ thuật: các trường ĐH ở ta, giỏi lắm tổng thu một năm còn lâu mới được 100 triệu USD, trong khi một trường trung bình khá ở ĐL, HQ chỉ đầu tư cho NCKH đã hơn 100 triệu USD/năm, không kể các chi phí khác. Không có nguồn lực hợp lý thì làm sao có thể "nuôi quân", làm sao để có kết quả đào tạo tốt, kết quả nghiên cứu tốt,...
Vấn đề là các nước đã đi trước ta như HQ, ĐL, gần đây là TL, In-đô,... đều đã trải qua giai đoạn khó khăn ban đầu. Cách nào để họ đạt được kết quả như hiện nay - đáng lẽ chúng ta phải học tập được và phải làm cho thật tốt. Đáng tiếc, mấy chục năm rồi...
 

anchoisadoa

Xe tăng
Biển số
OF-141145
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
1,409
Động cơ
374,082 Mã lực
VN ko được xếp hạng vì VN chẳng theo chuẩn mực chung mà tự đi theo chuẩn mực của riêng mình. Cũng giống như kinh tế thị trường định hướng XHCN thôi, ko biết xếp vào loại gì :))
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,411
Động cơ
607,018 Mã lực
Em xin lấy từ thời điểm VN bắt đầu đi thi toán quốc tế từ những năm 70 cho đến giờ. Em không rõ có công trình nào và nhà Toán học nào đem toán học áp dụng vào thực tế ở VN ?

Cụ nói bảng đánh giá lợi thế cho Tiếng Anh em nghĩ ko hoàn toàn công bằng. Các tạp chí KH mà được cả thế giới công nhận có "mác mỏ" nó có thể nằm ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có cả Tàu, Nhật ... Chẳng qua ngôn ngữ tiếng Anh là quá thông dụng (kiểu như ngôn ngữ mẹ đẻ trong nghiên cứu KH) nên họ mặc nhiên sử dụng cái đó phổ biến. Còn nếu viết được bằng tiếng Tàu, Nhật,Pháp .... mà đăng trong các tạp chí nổi tiếng tương ứng có ngôn ngữ này chắc cũng tương đương.
Các cụ tranh luận thế này thì chết :). Có cụ ở trên nói rồi, từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng thực tế là tương đối xa. Mà em nói thật, đến lúc ứng dụng rồi thì dân ngoài ngành cũng chẳng biết được cũng như chẳng quan tâm. Nói đơn giản như mấy con robot, hay các hệ thống cảm biến & tự cân bằng ... trong ô tô..., áp dụng đầy toán với vật lý.

Còn viết lách bằng tiếng Anh lợi hơn thật đấy chứ. Cụ nào tò mò thử tìm mấy danh sách tạp chí ISI hay SCOPUS xem tiếng Anh chiếm phần lớn như thế nào.

Nói cho cùng, nêu được chính xác vấn đề đã khó, tìm được hướng giải quyết còn khó hơn, còn auto chửi là dễ nhất. Xem ra đối với nhiều cụ, giải pháp duy nhất là kiếm thật nhiều tiền để có thể gửi con đi học ở nước ngoài từ sớm. Chứ đọc nhiều post trong này em thấy tình hình tăm tối lắm, em thật :).
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Em nghĩ phải có đầu tư đột phá, tạo một trường ĐH hàng đầu, đạt chuẩn quốc tế về nhiều mặt, đặc biệt thày giỏi mới có trò giỏi. Mời các thày nổi tiếng thế giới về làm giảng viên, và gs thỉnh giảng, mời các nhà quản lý giáo dục lớn về làm quản lý. Ví dụ, mời hiệu trưởng một trường Mỹ tốp 20 về làm hiệu trưởng, để ông ta tổ chức trường ĐH theo chuẩn, có quan hệ có thể mời các chuyên gia lớn về giảng dạy.
Từ một trường hiện đại, thì mới nhân giống ra nhiều trường được, kéo trình độ các trường khác lên theo.
Cái khó là tiền:
Một là phải có đầu tư của các nhà tư bổn trong nước, hai là có đầu tư và chính sách của NN tạo đk thông thoáng.
Tại sao các học viện bóng đá, golf có thể được các nhà tư bản đầu tư, mời các chuyên gia hàng đầu thế giới về làm quản lý mà giáo dục ĐH lại không?
NN phải đầu tư, nhưng các trường phải có nhiều cách thu hút đầu tư của các cty, vừa giúp cho trường có tiền, vừa nâng cao chất lượng và tính thiết thực của đào tạo.
Các trường ĐH trên thế giới thường có sự hợp tác của nhiều cty lớn, cho sv đến thực tập, sau tốt nghiệp có thể làm việc luôn. Họ cũng đặt hàng trường các đề tài nghiên cứu. Các cty này thường có các giải thưởng thường niên cho sp nghiên cứu khoa học của cán bộ trong trường và cho sv học giỏi.
Ví dụ, xem danh sách các học bổng thường niên của một trường ĐH, ta có thể thấy hàng mấy trăm học bổng cho sv của các quỹ và đặc biệt là của các cty khác nhau, có khi chỉ 1-2000 đô la/học kì, tuy cũng gọi là scholarship, mà giống như một phần thưởng nhỏ của một cty nào đó.
 

buivu12

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-546480
Ngày cấp bằng
19/12/17
Số km
1,125
Động cơ
173,913 Mã lực
Nơi ở
TP Bắc Giang
VN ko được xếp hạng vì VN chẳng theo chuẩn mực chung mà tự đi theo chuẩn mực của riêng mình. Cũng giống như kinh tế thị trường định hướng XHCN thôi, ko biết xếp vào loại gì :))
Cụ này chắc trong ngành giáo giống em :))
Thế cho nên Tây nó mới gọi Việt Nam là Quốc gia ko biết xếp hàng :))
Nói 1 ví dụ là 1 trường ĐH phải có diện tích tối thiểu là 10ha. Các cụ rà soát xem các trường ĐH đóng trên địa bàn HN có bao nhiêu trường đạt được chuẩn này ;))
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
VN còn tồn tại các DH một ngành như NT, TC, NH thì còn lâu mới xếp hạng nổi. Mấy cái DH nó chỉ đáng một khoa thuộc một college trong một DH thôi.

Đợt này đang có ý kiến sát nhập bộ KHCN vào bộ GD-DT. Chính xác nên là giải thể bộ KHCN cho đỡ tốn tiền, chức năng quản lí KHCN chỉ cần quy mô 2 sở (cỡ hơn 100 nhân viên) thường trực và các cộng tác viên chuyên môn.
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Vấn đề vị trí hiện tại của các trường đại học VN trên bản đồ thế giới quả là đáng lo ngại.
Ở trên đã có mấy cụ đưa thông tin về cách đánh giá xếp hạng, tiêu chí, so sánh kết quả đào tạo, nghiên cứu,... Em nghĩ các cụ, mợ không trong ngành phần nhiều chưa quan tâm sâu hoặc có khi mang sự tự ti, auto-chê vào suy nghĩ mà đánh giá có phần tiêu cực.
Theo em: mặt bằng đào tạo ĐH của ta không quá tệ, nhưng do nhiều yếu tố mà có tình trạng như hiện nay. Trong đào tạo, độ trễ của kết quả tích cực khá lớn, ít nhất là 5-10 năm, trong khi độ trễ của ảnh hưởng tiêu cực lại ngắn, chỉ cần 1-2 năm là đủ để thấy hậu quả - những tổn hại cho nền tảng, cơ sở đã mất công xây dựng hàng chục năm.
Trong nhiều điều thì có mấy điều đã được nhắc đến nhiều là phải có sự đầu tư xứng đáng và phải có môi trường tốt. Hiện nay ở ta mấy điều này còn kém, vì thế việc các trường ĐH không có tên trong tốp 100, 500, 1000 ở bảng xếp hạng thế giới là điều có thể hiểu được.
Tiền không phải là tất cả, nhưng thiếu tiền đầu tư thì đừng mong có kết quả ở tầm này, tầm kia. Ví dụ trong khối các trường kỹ thuật: các trường ĐH ở ta, giỏi lắm tổng thu một năm còn lâu mới được 100 triệu USD, trong khi một trường trung bình khá ở ĐL, HQ chỉ đầu tư cho NCKH đã hơn 100 triệu USD/năm, không kể các chi phí khác. Không có nguồn lực hợp lý thì làm sao có thể "nuôi quân", làm sao để có kết quả đào tạo tốt, kết quả nghiên cứu tốt,...
Vấn đề là các nước đã đi trước ta như HQ, ĐL, gần đây là TL, In-đô,... đều đã trải qua giai đoạn khó khăn ban đầu. Cách nào để họ đạt được kết quả như hiện nay - đáng lẽ chúng ta phải học tập được và phải làm cho thật tốt. Đáng tiếc, mấy chục năm rồi...
Mấy nước làm thế nào thì họ chẳng giấu, thực tế cũng chẳng có gì bí mật cả. Vấn đề là VN không chịu học tử tế lại bày thêm trò thay đổi kết quả là ra dạng quái thai. Thay vì cải cách ĐH thì VN “liên tục” đi cải cách mầm non, phổ thông một việc mà làm một lần còn được, làm liên tục không khác gì “động mả” thế hệ tương lai.

Còn riêng GDDH em chỉ thấy đào tạo cơ bản Toán Lý còn tạm được, một số ngành như IT cũng không tệ vì nó liên lạc nhiều với thế giới. Còn ngành khác thì chán lắm, nội dung môn học, cách thức giảng dạy, chất lượng GV đều thấp. VN không có một cuộc CM cho GDDH từ quản lí đến NCKH, giảng dạy thì càng tụt hậu. Nhất là cấp quản lí cần thay máu triệt để, cho các ông 50-60 về hết đi !
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Em tưởng xứ mình học thì khớ nhưng hành thì ác chứ cụ, hahaha
Em phải công nhận các cháu SV ra trường vào làm các cơ quan hành chính NN, chuyên môn thì không rõ có tiến bộ hay không chứ chiêu trò hành hạ người dân thì học sáng dạ lắm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top