- Biển số
- OF-17152
- Ngày cấp bằng
- 8/6/08
- Số km
- 9,644
- Động cơ
- 1,127,561 Mã lực
Đua nhau đòi xem chuyên đề khi bị CSGT dừng xe.
Nhiều tài xế tỏ thái độ khó chịu với CSGT khi bị dừng xe, yêu cầu lực lượng chức năng phải xuất trình kế hoạch, chuyên đề mới hợp tác.
Gần đây, dự luận bức xúc về việc nam tài xế ôtô ở Lạng Sơn không mang theo giấy tờ, từ chối kiểm tra nồng độ cồn và livestream việc xử phạt. Khi xuống xe, tài xế có biểu hiện sử dụng rượu bia, yêu cầu tổ công tác mang các chuyên đề, kế hoạch công tác để xem và chụp ảnh. Nam tài xế liên tục sử dụng điện thoại ghi hình, phát trực tiếp trên Facebook hơn một giờ với lời lẽ thiếu tôn trọng lực lượng làm nhiệm vụ.
Hiện nay, khi bị dừng xe để kiểm tra hành chính, chưa cần biết đúng sai thế nào, rất nhiều tài xế đã lập tức tỏ thái độ khó chịu với CSGT, thậm chí yêu cầu lực lượng chức năng phải xuất trình kế hoạch, chuyên đề tuần tra, kiểm soát thì mới chịu hợp tác. Điều đáng nói, hành vi này không chỉ diễn ra nhỏ lẻ mà ngày một xuất hiện nhiều hơn.
Tất cả bắt nguồn từ một vài video ghi lại cảnh người điều khiển phương tiện cãi lý với CSGT được lan truyền trên mạng xã hội thời gian qua. Coi vậy là hay, không ít người đã học theo như một câu "thần chú hộ mệnh" mỗi khi bị CSGT dừng xe. Họ không ngần ngại cãi tay đôi với lực lượng chức năng, rút điện thoại ra quay phim, ghi hình để gây sức ép với những người thi hành công vụ.
Sở dĩ nhiều người có yêu cầu này là bởi tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 67/2019/TT-BCA về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có quy định về nội dung công khai của Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: "Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện...".
Theo quy định trên, đây là những nội dung bắt buộc phải công khai với người dân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người vi phạm có thể vin vào quy định này để gây sức ép, đòi lực lượng CSGT xuất trình chuyên đề, kế hoạch. Điều 6 Thông tư 67 quy định các hình thức công khai của Công an nhân dân.
1. Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
2. Đăng Công báo.
3. Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
4. Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
5. Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Vì thế, thay vào đòi xem trực tiếp, công dân có thể tìm hiểu về các kế hoạch, chuyên đề qua các kênh khác như tại: cổng thông tin điện tử; trang thông tin điện tử của cơ quan công an; công báo; trụ sở cơ quan công an; các phương tiện thông tin đại chúng; khi tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí...
Hãy là một công dân hiểu biết pháp luật trước khi nghĩ đến chuyện lách luật để chống đối. Ranh giới giữa một người biết luật và "ngáo luật" đôi khi rất mong manh, nếu không tỉnh táo, bạn rất có thể tự biến mình thành một kẻ vô pháp. Và đương nhiên, chẳng có luật pháp nào lại bảo vệ những hành vi sai trái như vậy cả.
Em trích lại bài báo của tranh tin vnexpress.net. Em cũng vai lần bị "tuýt" rồi nhưng chưa bao giờ đòi xem chuyên đề hoặc kế hoạch. Trong bài có viết " tìm hiểu về các kế hoạch, chuyên đề qua các kênh khác như tại: cổng thông tin điện tử; trang thông tin điện tử của cơ quan công an; công báo; trụ sở cơ quan công an; các phương tiện thông tin đại chúng; khi tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí..." . Đã cụ nào xem được chưa cho em xin cái đường link.
Nhiều tài xế tỏ thái độ khó chịu với CSGT khi bị dừng xe, yêu cầu lực lượng chức năng phải xuất trình kế hoạch, chuyên đề mới hợp tác.
Gần đây, dự luận bức xúc về việc nam tài xế ôtô ở Lạng Sơn không mang theo giấy tờ, từ chối kiểm tra nồng độ cồn và livestream việc xử phạt. Khi xuống xe, tài xế có biểu hiện sử dụng rượu bia, yêu cầu tổ công tác mang các chuyên đề, kế hoạch công tác để xem và chụp ảnh. Nam tài xế liên tục sử dụng điện thoại ghi hình, phát trực tiếp trên Facebook hơn một giờ với lời lẽ thiếu tôn trọng lực lượng làm nhiệm vụ.
Hiện nay, khi bị dừng xe để kiểm tra hành chính, chưa cần biết đúng sai thế nào, rất nhiều tài xế đã lập tức tỏ thái độ khó chịu với CSGT, thậm chí yêu cầu lực lượng chức năng phải xuất trình kế hoạch, chuyên đề tuần tra, kiểm soát thì mới chịu hợp tác. Điều đáng nói, hành vi này không chỉ diễn ra nhỏ lẻ mà ngày một xuất hiện nhiều hơn.
Tất cả bắt nguồn từ một vài video ghi lại cảnh người điều khiển phương tiện cãi lý với CSGT được lan truyền trên mạng xã hội thời gian qua. Coi vậy là hay, không ít người đã học theo như một câu "thần chú hộ mệnh" mỗi khi bị CSGT dừng xe. Họ không ngần ngại cãi tay đôi với lực lượng chức năng, rút điện thoại ra quay phim, ghi hình để gây sức ép với những người thi hành công vụ.
Sở dĩ nhiều người có yêu cầu này là bởi tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 67/2019/TT-BCA về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có quy định về nội dung công khai của Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: "Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện...".
Theo quy định trên, đây là những nội dung bắt buộc phải công khai với người dân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người vi phạm có thể vin vào quy định này để gây sức ép, đòi lực lượng CSGT xuất trình chuyên đề, kế hoạch. Điều 6 Thông tư 67 quy định các hình thức công khai của Công an nhân dân.
1. Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
2. Đăng Công báo.
3. Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
4. Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
5. Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Vì thế, thay vào đòi xem trực tiếp, công dân có thể tìm hiểu về các kế hoạch, chuyên đề qua các kênh khác như tại: cổng thông tin điện tử; trang thông tin điện tử của cơ quan công an; công báo; trụ sở cơ quan công an; các phương tiện thông tin đại chúng; khi tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí...
Hãy là một công dân hiểu biết pháp luật trước khi nghĩ đến chuyện lách luật để chống đối. Ranh giới giữa một người biết luật và "ngáo luật" đôi khi rất mong manh, nếu không tỉnh táo, bạn rất có thể tự biến mình thành một kẻ vô pháp. Và đương nhiên, chẳng có luật pháp nào lại bảo vệ những hành vi sai trái như vậy cả.
Em trích lại bài báo của tranh tin vnexpress.net. Em cũng vai lần bị "tuýt" rồi nhưng chưa bao giờ đòi xem chuyên đề hoặc kế hoạch. Trong bài có viết " tìm hiểu về các kế hoạch, chuyên đề qua các kênh khác như tại: cổng thông tin điện tử; trang thông tin điện tử của cơ quan công an; công báo; trụ sở cơ quan công an; các phương tiện thông tin đại chúng; khi tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí..." . Đã cụ nào xem được chưa cho em xin cái đường link.
Đua nhau đòi xem chuyên đề khi bị CSGT dừng xe
Nhiều tài xế tỏ thái độ khó chịu với CSGT khi bị dừng xe, yêu cầu lực lượng chức năng phải xuất trình kế hoạch, chuyên đề mới hợp tác.
vnexpress.net