Không có gì là bí mật khi hầu hết vũ khí trong quân đội Việt nam là của Nga và Nga - Belarus sản xuất.
Xe tăng T-90S/SK
Gần đây, Việt Nam đã sở hữu của
xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK do nhà máy chế tạo khổng lồ «Uralvagonzavod» của Nga sản xuất. Mẫu xe tăng này phát triển từ
tăng T-72 thời Liên Xô. Cả hai loại xe đều có ngoại hình tương tự nhau, nhưng nếu đặt cạnh nhau, chúng ta sẽ thấy rõ ràng có những điểm khác biệt. Ngay cả thân xe và tháp pháo cũng khác nhau.
Bảo vệ bầu trời Việt Nam
Lực lượng phòng không quân đội Việt Nam được trang bị
hệ thống tên lửa phòng không di động S-300PMU1 (SAM) do
công ty «Almaz-Antey» của Nga phát triển. Mặc dù thực tế hệ thống này không phải sản phẩm "mới nhất" (xuất hiện từ đầu những năm 1990), nhưng vẫn còn khá phù hợp trong điều kiện ngày nay. Được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước mọi loại vũ khí tấn công đường không. Có thể chống lại máy bay (tầm bắn tới 150 km), tên lửa hành trình chiến lược (ở độ cao 6-100 m, tầm bắn 28-38 km), tên lửa đạn đạo chiến thuật (ở tầm bắn tới 40 km) và các mục tiêu trên không khác bay với tốc độ lên đến 2800 m/s.
S-300PMU1 có khả năng hoạt động trong một cuộc tập kích đường không lớn, kể cả khi bị can thiệp điện tử dữ dội. Sử dụng đạn tên lửa phòng không 48N6E, tuổi thọ của
hệ thống S-300PMU1 ít nhất là 25-30 năm và có thể gia hạn đáng kể sau khi đại tu. Hệ thống này dựa trên khung gầm MAZ-537 8x8 do Belarus sản xuất.
Phòng thủ trước các cuộc tấn công từ biển
Giống như bất kỳ quốc gia có biển nào khác, Việt Nam buộc phải quan tâm đến việc bảo vệ bờ biển một cách đáng tin cậy. Và Việt Nam đã có phương tiện như vậy -
hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển K-300 ("Bastion P") của Nga, được trang bị
tên lửa chống hạm P-800 "Yakhont" (mã NATO-SS-N-26 Strobile).
Tên lửa tác chiến — chiến thuật "Elbrus" vẫn đang trực chiến
Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu
hệ thống tên lửa tác chiến — chiến thuật 9K72 Elbrus (OTRK) với tên lửa đạn đạo một tầng nhiên liệu lỏng R-17E (R-300) (mã NATO - SS-1C Scud B/C), được phát triển tại Liên Xô.
Tên lửa này hoạt động từ đầu những năm 1960, tham gia nhiều cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới.
© SPUTNIK