xe oto chay ga?

tomny

Đi bộ
Biển số
OF-3381
Ngày cấp bằng
14/2/07
Số km
6
Động cơ
555,960 Mã lực


Công nghệ chuyển đổi từ chạy xăng sang chạy khí hóa lỏng (LPG) dành cho xe ô-tô đã được đội ngũ kỹ sư, công nhân của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự (thuộc Tổng công ty công nghiệp ô-tô Việt Nam) nghiên cứu thành công. Kết quả ứng dụng tại hơn 100 xe taxi cho thấy, công nghệ này giúp tiết kiệm chi phí từ 15-30% so với dùng xăng và không gây ô nhiễm môi trường.



Cụ thể Công ty cơ khí Ngô Gia Tự đã tiến hành lắp đặt bộ chuyển đổi này cho 30 chiếc xe taxi của công ty đồng thời lắp đặt cho gần 100 xe của Công ty cổ phần Taxi Petrolimex hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo ông Lê Bá Thạnh, Phụ trách xí nghiệp ô-tô xe máy công trình (Công ty cơ khí Ngô Gia Tự), ngoài ưu điểm tiết kiệm chi phí so với dùng xăng, không gây ô nhiễm tới môi trường sinh thái, công nghệ chuyển đổi còn giúp tạo hòa khí tốt, không làm ăn mòn các thiết bị sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm cháy không tạo muội, tạo cặn cac-bon nên làm tăng thời gian sử dụng dầu nhờn và tránh mài mòn xi-lanh.

Kết quả lắp đặt và chạy thử bộ chuyển đổi trên xe Toyota Corolla 1.6 với hệ thống phun nhiên liệu nhiều cổng (loại MFI) cho thấy, với 21 kg LPG, xe chạy trong thành phố được 350 km, xe chạy đường dài được 436 km. Khảo sát trên xe Corolla 1.6 với 10 lít xăng kết quả cho thấy: xe chạy trong thành phố 100 km, chạy đường dài: 122 km. Với kết quả này, rõ ràng là việc sử dụng LPG mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với dùng xăng.

LPG là loại nhiên liệu sạch, sản phẩm cháy chỉ có CO2 và hơi nước, hàm lượng các khí NOx thấp. LPG là tên viết tắt của khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas). Đây là hỗn hợp hydrocarcbon với thành phần chính là butan, propan chiếm 90%. LPG được phát hiện và sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 19, đến những năm 50 của thế kỷ 20. Ngày nay, LPG được sử dụng thay thế cho các loại nhiên liệu truyền thống như than, củi điện... Việc sử dụng sản phẩm này mang đến nhiều ưu điểm thiết thực như chất lượng sản phẩm đồng đều, tiện lợi và tiết kiệm.

Ông Nguyễn Khắc Trí, Giám đốc Công ty cổ phần taxi Petrolimex cho biết, khí hóa lỏng LPG đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng để thay thế cho xăng. Tuy nhiên ở nước ta vẫn chưa có một lộ trình cụ thể để sử dụng rộng rãi sản phẩm này. Cũng theo ông Trí, Nhà nước nên có những chính sách trợ giá thích hợp để khuyến khích người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp sử dụng và kinh doanh sản phẩm khí hóa lỏng LPG. Việc khuyến khích sử dụng gas trong phương tiện giao thông càng cần thiết hơn trong bối cảnh số lượng phương tiện tham gia giao thông đang ngày một tăng, cùng với đó là lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện này cộng với nồng độ bụi, tiếng ồn... khiến tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nhức nhối.


Theo các nghiên cứu về chuyển đổi LPG trên thế giới, hiệu quả LPG đem lại là quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ có hiệu suất cao, nhiên liệu phun vào động cơ được thực hiện dưới dạng khí, do đó mức tiêu hao nhiên liệu khi chạy cùng một khoảng cách với 1 lít xăng sẽ hết 1,25 lít LPG (khoảng cách khi dùng 1 lít LPG = 0,8 khoảng cách khi dùng 1 lít xăng).


Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ nhiệm đề tài "ứng dụng chuyển đổi LPG thay cho xăng cho các xe ô-tô chạy trong thành phố", hiện nay chi phí ban đầu để lắp đặt sử dụng loại nhiên liệu này chỉ ở mức từ 5-10 triệu đồng. Điều khá đặc biệt là các xe sau khi lắp đặt hệ thống sử dụng LPG vẫn có thể sử dụng hệ thống dùng xăng sẵn có để có thể dùng khi cần thiết với việc chuyển đổi cực kỳ đơn giản.


Bộ chuyển đổi cung cấp LPG cho động cơ không làm thay đổi tính chất và hoạt động của xe và không làm ảnh hưởng gì tới các đặc tính kỹ thuật của xe. LPG ở trạng thái lỏng từ bình gas được đưa tới động cơ qua đường ống chịu áp suất cao. LPG lỏng từ bình chứa đi qua van điện từ để điều khiển đóng ngắt (LPG solenoid valve) khi không sử dụng và chuyển sang dùng xăng. Sau van điện từ, LPG lỏng được đưa tới bộ hóa hơi hoàn toàn và được điều chỉnh xuống áp suất phù hợp rồi đưa vào buồng trộn. Gas hơi cấp cho động cơ theo cơ chế hút. Toàn bộ các chi tiết được thiết kế an toàn và dễ dàng sử dụng.


Bình gas được chế tạo bảo đảm an toàn với bề dày 3-4 mm, được làm từ thép qua xử lý nhiệt cho phép chịu được kéo nén và tránh nứt ngay cả khi bị móp lúc va chạm. Quá trình tồn chứa gas để bảo đảm an toàn là bình không bao giờ được chứa 100% LPG lỏng, do vậy trong bình được lắp thiết bị chống nạp quá mức cho phép (80% thế tích).


Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội mới chỉ có một trạm nạp LPG duy nhất ở 171/Xuân Thủy. Điều này sẽ hạn chế rất nhiều tới việc khuyến khích cũng như đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Chính vì vậy, ông Lê Bá Thạnh cho rằng, để có thể ứng dụng rộng rãi LPG trên địa bàn cả nước thì rất cần phải có sự tham gia của nhiều phía, cả Nhà nước, các công ty sản xuất, kinh doanh và phân phối LPG.


Theo đề xuất của Công ty Gas Petrolinex, Nhà nước cần sớm có chính sách về thuế nhập khẩu, thuế VAT ưu đãi đối với các thiết bị sử dụng LPG, giảm phí cầu đường cho xe chạy gas, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất thiết bị ô-tô sử dụng LPG. Về phía các nhà sản xuất kinh doanh và phân phối LPG, cần có kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lưới bán lẻ, bán tại kho, trạm di động để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.


Theo Thời báo kinh tế Việt Nam
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top