[Funland] Xe ngựa: ô tô của những năm từ thế kỷ 19 về trước: đi sướng hơn BMW, Mercedes 100 lần

lx125_black

Xe lăn
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
12,754
Động cơ
643,591 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
Xe ngựa ngày bé ở HN e vẫn thấy, vẫn nhảy lên đi nhờ bình thường - đầu thập kỉ 90
E nhớ là đến tận những năm 2000 thì HN mới cắm biển cấm xe súc vật kéo ở chỗ ngã ba Giải Phóng - Kim Đồng.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Em chưa hiểu sướng chỗ nào? Chắc vì được mọi người nhìn chứ quả bánh xe kia ngồi xóc lóc ca lóc cóc, chưa kể mùi hôi của ngựa!
Năm 1980, cái Simson xanh ngọc còn oách hơn con Honda CRV bây giờ ạ.
 
Biển số
OF-298555
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
4,598
Động cơ
343,386 Mã lực
Ai chứ VN mà quay lại dùng xe ngựa thì có mà mứt ngựa ngập đường.
 

minhtranslator

Xe tải
Biển số
OF-499226
Ngày cấp bằng
20/3/17
Số km
355
Động cơ
190,567 Mã lực
Xin lỗi nếu làm cụ chủ mất hứng:

Đại khủng hoảng phân ngựa năm 1894 (trithucvn.net)



Đến cuối những năm 1800, các thành phố lớn trên toàn thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ: “chết chìm” trong phân ngựa. Vấn đề xảy ra vì các đô thị bị lệ thuộc hoàn toàn vào hàng ngàn con ngựa giúp vận chuyển người và hàng hóa.

Năm 1900, có hơn 11.000 xe ngựa hai bánh trên đường phố London. Ngoài ra còn có vài nghìn xe buýt ngựa kéo, mỗi chiếc cần 12 con ngựa mỗi ngày, tạo ra tổng cộng tới hơn 50.000 con ngựa vận chuyển người dân quanh thành phố mỗi ngày. Thêm vào đó là rất nhiều xe ngựa thồ hàng hóa xung quanh những đô thị lớn nhất thế giới.



Số lượng lớn ngựa này tạo ra vấn đề lớn. Mối quan tâm chính là lượng lớn phân bị bỏ lại trên đường phố. Trung bình một con ngựa thời đó sẽ thải ra từ 6 đến 15 kg phân và 0,95 lít nước tiểu mỗi ngày, chúng ta có thể tưởng tượng được quy mô kinh khủng của vấn đề. Phân trên đường phố London đã thu hút số lượng lớn ruồi muỗi đến tạo ra sự lan truyền bệnh thương hàn và các loại bệnh khác.

Và để làm cho mọi thứ tồi tệ hơn, tuổi thọ trung bình cho một con ngựa làm việc chỉ khoảng 3 năm. Do đó, xác ngựa cũng phải được đưa ra khỏi đường phố. Nhưng các xác này thường bị bỏ lại cho thối rữa để dễ cưa nhỏ rồi mới chuyển đi.

Đường phố London đã bắt đầu trở nên độc hại đối với người dân.

Nhưng đây không chỉ là cuộc khủng hoảng của nước Anh, New York của Mỹ cũng có 100.000 con ngựa và chúng sản xuất khoảng 11 triệu kg phân mỗi ngày.

Ở thời điểm đó không có cách nào để giải quyết vấn đề. Vì người ta chỉ có thể dùng chính xe ngựa để vận chuyển phân và xác chết ra khỏi thành phố, mà sức vận chuyển của số xe ngựa này không bù kịp cho lượng phân và xác chết sinh ra bởi số xe ngựa có sẵn cộng thêm chính số xe ngựa dùng để giải quyết vấn đề.

Khi mọi thứ lên đến đỉnh điểm vào năm 1894, báo The Times đã dự đoán: “Trong 50 năm, mọi con đường ở London sẽ bị chôn vùi dưới 2,7 mét phân.”

Điều này đã được biết đến như là “Cuộc đại khủng hoảng phân ngựa năm 1894”.



Tình hình khủng khiếp đã được tranh luận vào năm 1898 tại hội nghị quy hoạch đô thị quốc tế đầu tiên trên thế giới tại New York, nhưng không có giải pháp nào có thể được tìm thấy. Dường như nền văn minh đô thị sẽ bị tiêu diệt.

Tuy nhiên, có vẻ sự cấp thiết chính là mẹ đẻ của sáng chế, và phát minh trong trường hợp này là vận chuyển cơ giới. Henry Ford đã đưa ra một quy trình chế tạo xe ô tô với giá cả phải chăng. Xe điện và xe buýt xuất hiện trên đường phố, thay thế cho xe ngựa kéo.

Đến năm 1912, vấn đề dường như không thể vượt qua này đã được giải quyết; tại các thành phố trên toàn cầu, ngựa đã được thay thế và bây giờ phương tiện cơ giới là nguồn vận chuyển và chuyên chở chính.

Đến ngày nay, người ta vẫn trích dẫn “cuộc đại khủng hoảng phân ngựa năm 1894” với hàm ý vấn đề gì đó không có giải pháp bởi vì đã bị chọn sai cách tiếp cận, hoặc kêu gọi mọi người đừng tuyệt vọng, kỳ tích rồi sẽ xuất hiện thôi – như sách xưa đã dạy “cùng tắc biến, biến tắc thông”.
 

revolutions

Xe buýt
Biển số
OF-576719
Ngày cấp bằng
30/6/18
Số km
745
Động cơ
647,078 Mã lực
Xe ngựa từng là phương tiện cực phổ biến trong nhiều ngàn năm trc khi bị thay thế bởi xe động cơ xăng dầu vào thế kỷ 20. đi sướng hơn BMW, Mercedes 100 lần
Có cụ mợ nào từng trải nghiệm dòng xe lẫy lừng 1 thời này ko?









Đóng giả 1 phụ nữ tk 19
Nếu sướng thì đã không bị thay thế, nói thật với cụ là sốc lộn ruột, được mỗi cái là đủng đỉnh ngắm cảnh thú vị hơn thôi.
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,809
Động cơ
271,737 Mã lực
Nhớ hồi còn nhỏ, đi học mà được nhảy ké lên xe ngựa ngồi: Cảm giác phê hơn ngồi ô tô bây giờ các cụ ạ.
 

Hana Cao

Xe hơi
Biển số
OF-729931
Ngày cấp bằng
21/5/20
Số km
124
Động cơ
72,822 Mã lực
Tuổi
30
em dc leo lên xe ngựa 1 lần rồi, cảm giác nó lâng lâng ^^
 

TsarPutin

Xe tăng
Biển số
OF-732456
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
1,804
Động cơ
89,451 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
hồi bé e khóc mãi mới dc ngồi xe bò, cảm xúc dc ngồi xe bò thật đặc biệt mỗi lần ra đồng kéo lúa về
 

automobilechecker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698427
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
106
Động cơ
97,970 Mã lực
Xe ngựa em tin chắc giảm xóc hơn Bim và Mẹc bây giờ nhưng khoản cách âm em nghĩ là ko bằng :))
Mỗi tội ngửi trực tiếp s hit từ lỗ nhị ngựa :))
 

thienlv01

Xe buýt
Biển số
OF-189133
Ngày cấp bằng
10/4/13
Số km
829
Động cơ
337,019 Mã lực
Nói về Ngựa e lại nhớ chuyện này, hồi đó chắc khoảng năm 2008 bọn e làm thầu phụ cho bọn Nhật, 1 hôm cần chuyển ít hàng với quãng đường ngắn do đi hỏi mãi mà không có bác xe tải nào nhận thế là cậu kỹ thuật nhìn thấy 1 bác xe ngựa lên thuê, khi hàng được chuyển về văn phòng khi 1 ô Nhật nhìn thấy liền chạy vào văn phòng gọi những đồng nghiệp chạy ra xem như kiểu lạ lẫm và bất ngờ kg nghĩ ở VN mìn còn tồn tại loại xe đó.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Xe ngựa ngày bé ở HN e vẫn thấy, vẫn nhảy lên đi nhờ bình thường - đầu thập kỉ 90
E nhớ là đến tận những năm 2000 thì HN mới cắm biển cấm xe súc vật kéo ở chỗ ngã ba Giải Phóng - Kim Đồng.
Cụ nhớ kỹ thế, giờ em mới nhớ đến cái biển cấm xe súc vật kéo.
 

xemay_oto89

Xe điện
Biển số
OF-437878
Ngày cấp bằng
17/7/16
Số km
3,424
Động cơ
236,366 Mã lực
Nó đánh rắm cái thì thối lắm
 

DPFashionWomen

Xe buýt
Biển số
OF-708123
Ngày cấp bằng
20/11/19
Số km
634
Động cơ
96,232 Mã lực
Website
chaca.com.vn
Nhân tiện các cụ cho em xin ít mã lực :D

via OTOFUN for iPhone
 

lsakvn

Xe tăng
Biển số
OF-354971
Ngày cấp bằng
21/2/15
Số km
1,469
Động cơ
276,834 Mã lực
Được biết, Mã Racer Justify vẫn còn đang kém Mã Vương Dubawi của nước Anh. Hiện tại, chi phí cho mỗi lần phối giống của chú ngựa vua giống Ả Rập này đang là 334.000 USD (tương đương 7 tỷ 620 triệu đồng)! =))
Tính ra là gấp bao nhiêu lần giá hlv thể hình vậy cụ
 

yêudaewoogentra

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733436
Ngày cấp bằng
21/6/20
Số km
43
Động cơ
68,830 Mã lực
Tuổi
37
Xin lỗi nếu làm cụ chủ mất hứng:

Đại khủng hoảng phân ngựa năm 1894 (trithucvn.net)



Đến cuối những năm 1800, các thành phố lớn trên toàn thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ: “chết chìm” trong phân ngựa. Vấn đề xảy ra vì các đô thị bị lệ thuộc hoàn toàn vào hàng ngàn con ngựa giúp vận chuyển người và hàng hóa.

Năm 1900, có hơn 11.000 xe ngựa hai bánh trên đường phố London. Ngoài ra còn có vài nghìn xe buýt ngựa kéo, mỗi chiếc cần 12 con ngựa mỗi ngày, tạo ra tổng cộng tới hơn 50.000 con ngựa vận chuyển người dân quanh thành phố mỗi ngày. Thêm vào đó là rất nhiều xe ngựa thồ hàng hóa xung quanh những đô thị lớn nhất thế giới.



Số lượng lớn ngựa này tạo ra vấn đề lớn. Mối quan tâm chính là lượng lớn phân bị bỏ lại trên đường phố. Trung bình một con ngựa thời đó sẽ thải ra từ 6 đến 15 kg phân và 0,95 lít nước tiểu mỗi ngày, chúng ta có thể tưởng tượng được quy mô kinh khủng của vấn đề. Phân trên đường phố London đã thu hút số lượng lớn ruồi muỗi đến tạo ra sự lan truyền bệnh thương hàn và các loại bệnh khác.

Và để làm cho mọi thứ tồi tệ hơn, tuổi thọ trung bình cho một con ngựa làm việc chỉ khoảng 3 năm. Do đó, xác ngựa cũng phải được đưa ra khỏi đường phố. Nhưng các xác này thường bị bỏ lại cho thối rữa để dễ cưa nhỏ rồi mới chuyển đi.

Đường phố London đã bắt đầu trở nên độc hại đối với người dân.

Nhưng đây không chỉ là cuộc khủng hoảng của nước Anh, New York của Mỹ cũng có 100.000 con ngựa và chúng sản xuất khoảng 11 triệu kg phân mỗi ngày.

Ở thời điểm đó không có cách nào để giải quyết vấn đề. Vì người ta chỉ có thể dùng chính xe ngựa để vận chuyển phân và xác chết ra khỏi thành phố, mà sức vận chuyển của số xe ngựa này không bù kịp cho lượng phân và xác chết sinh ra bởi số xe ngựa có sẵn cộng thêm chính số xe ngựa dùng để giải quyết vấn đề.

Khi mọi thứ lên đến đỉnh điểm vào năm 1894, báo The Times đã dự đoán: “Trong 50 năm, mọi con đường ở London sẽ bị chôn vùi dưới 2,7 mét phân.”

Điều này đã được biết đến như là “Cuộc đại khủng hoảng phân ngựa năm 1894”.



Tình hình khủng khiếp đã được tranh luận vào năm 1898 tại hội nghị quy hoạch đô thị quốc tế đầu tiên trên thế giới tại New York, nhưng không có giải pháp nào có thể được tìm thấy. Dường như nền văn minh đô thị sẽ bị tiêu diệt.

Tuy nhiên, có vẻ sự cấp thiết chính là mẹ đẻ của sáng chế, và phát minh trong trường hợp này là vận chuyển cơ giới. Henry Ford đã đưa ra một quy trình chế tạo xe ô tô với giá cả phải chăng. Xe điện và xe buýt xuất hiện trên đường phố, thay thế cho xe ngựa kéo.

Đến năm 1912, vấn đề dường như không thể vượt qua này đã được giải quyết; tại các thành phố trên toàn cầu, ngựa đã được thay thế và bây giờ phương tiện cơ giới là nguồn vận chuyển và chuyên chở chính.

Đến ngày nay, người ta vẫn trích dẫn “cuộc đại khủng hoảng phân ngựa năm 1894” với hàm ý vấn đề gì đó không có giải pháp bởi vì đã bị chọn sai cách tiếp cận, hoặc kêu gọi mọi người đừng tuyệt vọng, kỳ tích rồi sẽ xuất hiện thôi – như sách xưa đã dạy “cùng tắc biến, biến tắc thông”.
oto thì môi trg ô nhiễm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top