Ngày càng ít xe sử dụng hộp số sàn, cái chết của cần số trong cabin đang trở thành nỗi đau đớn cho những người mê công nghệ truyền động này.
"Tin xấu: Bạn không thể tìm thấy số sàn trên BMW serie 4 convertible. Thật đau tim, tin dữ này chẳng khác gì khi Toyota quyết định loại bỏ chân côn trên Camry tại thị trường Mỹ". Roadandtrack mở đầu chuỗi thở dài vì không thể làm gì khi đứng nhìn số sàn dần dần bị loại bỏ.
Sự thật, không may mắn là, hầu hết không có ai mua BMW serie 3 hay chiếc sedan cỡ trung của Toyota với phiên bản có cần số, vì thế các nhà sản xuất dừng chế tạo chúng. Đó là chuyện bình thường trong kinh doanh. Nhưng, đó cũng đóng góp một tiếng nói vào nhận định trong ngành công nghiệp ôtô: số sàn đang dần bị loại bỏ một cách hợp lý.
"Cái chết cận kề".
Bầu trời đã sụp xuống 50 năm nay, kể từ tháng 12/1965, khi tạp chí Playboy cho đăng tải bài viết của nhà báo ôtô huyền thoại Ken Purdy với tựa đề "Bye-Bye Stick Shift" (tạm biệt cần sang số) cùng hình ảnh chiếc Chevrolet Corvette có cần số được bọc kín bởi mạng nhện như đã cất lâu ngày trong kho.
Điểm mấu chốt của vấn đề rất đơn giản, số tự động giúp những chiếc xe đua tăng tốc nhanh hơn. Số sàn à, thành đồ chơi cho những kẻ bảo thủ đi nhé!. Nhưng khổ nỗi, số kẻ bảo thủ như thế không phải ít.
Nửa thế kỷ sau, luận điểm mà Purdy đưa ra dường như đang dần trở thành sự thật. Hầu hết những mẫu xe ăn khách, như Camry, không còn sử dụng. Lượng bán của xe dùng số sàn rất ít, chỉ dành cho những kẻ bảo thủ. Nhưng lại một lần nữa đặt ra câu hỏi, thế những kẻ mê xe cực đoan thường mua loại xe gì?
Volkswagen GTI có lẽ là ví dụ điển hình nhất, chỉ sử dụng hộp số sàn. Đến năm 2006, chiếc hatchback nổi tiếng có thêm ba chữ cái DSG ở đuôi cho thế hệ thứ năm. Hộp số tự động ly hợp kép tùy chọn, chân côn biến mất. Nhà sản xuất thì cho rằng hộp số mới giúp xe tăng cường hiệu suất, và thực tế thì đúng như vậy, thời gian tăng tốc lên 100 km/h nhanh hơn trước, dễ dàng hơn để điều khiển ở tốc độ cao trên đường đua. Lúc này người ta nói phiên bản 2006 số tự động đã đóng chiếc đinh cuối cùng, đậy kín nắp quan tài cho công nghệ số sàn như thế.
Nhưng thực tế, không có chiếc quan tài nào cả. Lượng bán của Volkswagen GTI tăng gấp đôi, nhưng một nửa số khách hàng vẫn chọn số sàn. Sự ra đời của phiên bản số tự động chỉ để làm đúng một nhiệm vụ, tìm ra những người mê số sàn, 50%.
Trong phiên bản thứ 9 kể từ khi DSG ra đời, tỷ lệ khách hàng mua số sàn giảm xuống. Năm 2012, khoảng 7.830 chiếc GTI MT bán ra, nhiều hơn khoảng 500 xe so với con số bình quân lượng GTI MT bán ra hàng năm kể từ 1983 tới nay. Vậy, chính xác thì số sàn đã chết như thế nào?
Số sàn chắc chắn không phải là một tùy chọn đưa ra để phong phú danh mục sản phẩm mà có lượng khách hàng nhất định, chỉ có điều tỷ lệ người mê số sàn đang giảm đi. Trong 25 năm qua, lượng BMW serie 3 số sàn bán ra ở Bắc Mỹ không hề giảm. Nhưng thực tế, lượng khách ngày càng tăng lên, khiến tỷ lệ tương đối người mua số sàn ngày càng giảm. Thế số còn lại là ai, là những khách hàng ưa sự đơn giản trong cách lái xe, nhưng lại thích vẻ đẹp của hình thức. Những người có thể bỏ ra hàng nghìn USD mỗi tháng để chăm sóc xe, nhưng lại ngại thêm một vài thao tác khi điều khiển.
Rõ ràng, sự khác nhau cơ bản ở số sàn và số tự động chính là niềm vui khi lái. Số tự động có thể khiến những chiếc xe đua nhanh hơn, nhưng không khiến việc vận hành thêm thú vị. Mà những người mê xe đích thực, hơn nhau một vài giây đâu phải vấn đề, vấn đề là niềm vui. Vậy, số sàn liệu có chết?
"Tin xấu: Bạn không thể tìm thấy số sàn trên BMW serie 4 convertible. Thật đau tim, tin dữ này chẳng khác gì khi Toyota quyết định loại bỏ chân côn trên Camry tại thị trường Mỹ". Roadandtrack mở đầu chuỗi thở dài vì không thể làm gì khi đứng nhìn số sàn dần dần bị loại bỏ.
Sự thật, không may mắn là, hầu hết không có ai mua BMW serie 3 hay chiếc sedan cỡ trung của Toyota với phiên bản có cần số, vì thế các nhà sản xuất dừng chế tạo chúng. Đó là chuyện bình thường trong kinh doanh. Nhưng, đó cũng đóng góp một tiếng nói vào nhận định trong ngành công nghiệp ôtô: số sàn đang dần bị loại bỏ một cách hợp lý.
Bầu trời đã sụp xuống 50 năm nay, kể từ tháng 12/1965, khi tạp chí Playboy cho đăng tải bài viết của nhà báo ôtô huyền thoại Ken Purdy với tựa đề "Bye-Bye Stick Shift" (tạm biệt cần sang số) cùng hình ảnh chiếc Chevrolet Corvette có cần số được bọc kín bởi mạng nhện như đã cất lâu ngày trong kho.
Điểm mấu chốt của vấn đề rất đơn giản, số tự động giúp những chiếc xe đua tăng tốc nhanh hơn. Số sàn à, thành đồ chơi cho những kẻ bảo thủ đi nhé!. Nhưng khổ nỗi, số kẻ bảo thủ như thế không phải ít.
Nửa thế kỷ sau, luận điểm mà Purdy đưa ra dường như đang dần trở thành sự thật. Hầu hết những mẫu xe ăn khách, như Camry, không còn sử dụng. Lượng bán của xe dùng số sàn rất ít, chỉ dành cho những kẻ bảo thủ. Nhưng lại một lần nữa đặt ra câu hỏi, thế những kẻ mê xe cực đoan thường mua loại xe gì?
Volkswagen GTI có lẽ là ví dụ điển hình nhất, chỉ sử dụng hộp số sàn. Đến năm 2006, chiếc hatchback nổi tiếng có thêm ba chữ cái DSG ở đuôi cho thế hệ thứ năm. Hộp số tự động ly hợp kép tùy chọn, chân côn biến mất. Nhà sản xuất thì cho rằng hộp số mới giúp xe tăng cường hiệu suất, và thực tế thì đúng như vậy, thời gian tăng tốc lên 100 km/h nhanh hơn trước, dễ dàng hơn để điều khiển ở tốc độ cao trên đường đua. Lúc này người ta nói phiên bản 2006 số tự động đã đóng chiếc đinh cuối cùng, đậy kín nắp quan tài cho công nghệ số sàn như thế.
Nhưng thực tế, không có chiếc quan tài nào cả. Lượng bán của Volkswagen GTI tăng gấp đôi, nhưng một nửa số khách hàng vẫn chọn số sàn. Sự ra đời của phiên bản số tự động chỉ để làm đúng một nhiệm vụ, tìm ra những người mê số sàn, 50%.
Trong phiên bản thứ 9 kể từ khi DSG ra đời, tỷ lệ khách hàng mua số sàn giảm xuống. Năm 2012, khoảng 7.830 chiếc GTI MT bán ra, nhiều hơn khoảng 500 xe so với con số bình quân lượng GTI MT bán ra hàng năm kể từ 1983 tới nay. Vậy, chính xác thì số sàn đã chết như thế nào?
Số sàn chắc chắn không phải là một tùy chọn đưa ra để phong phú danh mục sản phẩm mà có lượng khách hàng nhất định, chỉ có điều tỷ lệ người mê số sàn đang giảm đi. Trong 25 năm qua, lượng BMW serie 3 số sàn bán ra ở Bắc Mỹ không hề giảm. Nhưng thực tế, lượng khách ngày càng tăng lên, khiến tỷ lệ tương đối người mua số sàn ngày càng giảm. Thế số còn lại là ai, là những khách hàng ưa sự đơn giản trong cách lái xe, nhưng lại thích vẻ đẹp của hình thức. Những người có thể bỏ ra hàng nghìn USD mỗi tháng để chăm sóc xe, nhưng lại ngại thêm một vài thao tác khi điều khiển.
Rõ ràng, sự khác nhau cơ bản ở số sàn và số tự động chính là niềm vui khi lái. Số tự động có thể khiến những chiếc xe đua nhanh hơn, nhưng không khiến việc vận hành thêm thú vị. Mà những người mê xe đích thực, hơn nhau một vài giây đâu phải vấn đề, vấn đề là niềm vui. Vậy, số sàn liệu có chết?