- Biển số
- OF-470778
- Ngày cấp bằng
- 16/11/16
- Số km
- 3,626
- Động cơ
- 248,268 Mã lực
- Tuổi
- 48
Thấy bảo trạm xạc tc thì 1h30' , cắm điện ở nhà phải overnightEm đi dọc đường 1 thấy nhiều trạm sạc phết, chỉ là sạc bao lâu đầy thì ko biết
Thấy bảo trạm xạc tc thì 1h30' , cắm điện ở nhà phải overnightEm đi dọc đường 1 thấy nhiều trạm sạc phết, chỉ là sạc bao lâu đầy thì ko biết
Em đi dọc đường 1 thấy nhiều trạm sạc phết, chỉ là sạc bao lâu đầy thì ko biết
Dạ, các cụ cứ nắm thế này: đầy bình xe VF e34 là 42 số điện. Nếu giả sử bình ở mức 0% pin thì sạc theo dây ở nhà sẽ đạt 2,2 số/giờ. Vị chi 42 : 2,2 = 19 giờ sẽ đầy bình.Thấy bảo trạm xạc tc thì 1h30' , cắm điện ở nhà phải overnight
Chúc cụ có chuyến đi thành công. Em chỉ băn khoăn là cụ đi đường ven biển thì việc sạc pin như thế nào???Ngày 3 (thứ Tư, 29/6/2022): Trung tâm Móng Cái - Cẩm Phả - Hạ Long
Sáng em đi thăm các điểm Cửa khẩu quốc tế, Chợ trung tâm, sông Ka Long, cầu Ka Long, đường biên... Do Trung Quốc đóng cửa biên giới nên Móng Cái vắng vẻ, hoạt động giao thương buồn tẻ. Mấy trung tâm buôn bán hàng cạnh cửa khẩu phải đóng cửa im lìm.
View attachment 7230371
Im lìm chợ trung tâm Móng Cái do ảnh hưởng của việc đóng biên.
View attachment 7230503
Các toà nhà thương mại cạnh Cửa khẩu đều đóng cửa.
Trước dịch thì người Trung sang bên mình bán hàng rất đông, cứ sáng đi chiều về như đi làm công sở. Người Việt cũng sang đánh hàng về. Có người chỉ làm shipper lấy hàng về mà kiếm được cả tiền triệu mỗi ngày.
View attachment 7230255
Phía bên kia là Trung Quốc các bác ạ. Họ quây rào sắt dọc biên giới. Đất đó từng thuộc về nước ta, bị nhà Đại Thanh chiếm sát xuống tận mép sông Ka Long đấy.
Cạnh chợ thì có sông Ka Long và cầu Ka Long. Cây cầu này đặc biệt ở chỗ nó là cầu ghép từ đá duy nhất ở Việt Nam. Toàn bộ cầu không xây bằng bê tông, mà ghép từ hàng triệu viên đá - giống xây cổng thành hồi xưa.
View attachment 7230397
Cầu khánh thành năm 1964 ghép từ đá.
Em giải nghĩa tên sông và cầu Ka Long: hàng trăm năm trước thì tên là sông Mang như giải nghĩa bên trên, đến đầu thời nhà Nguyễn thì triều đình không muốn nhân nhượng với Đại Thanh (nó chiếm đến sát sông Mang của ta, chứ đáng lẽ vùng phía trên sông vẫn là của ta) nên đã đổi tên sông Mang thành sông Gia Long với hàm ý “đất của vua bố mày đấy, đừng có động vào”. Nhưng không thể phạm huý mà gọi thẳng tên Gia Long nên triều đình sửa chữ Gia thành Ca. Người Pháp vào thì hay dùng chữ K hơn, nên họ viết thành Ka Long (cách mệnh hay viết thành kách mệnh)
View attachment 7230407
Cầu đá Ka Long bắc qua sông Ka Long (hàng trăm năm trước là sông Mang, chữ bắt nguồn của từ Móng Cái).
Đầu giờ chiều thì em tạm biệt Móng Cái để xuôi về phương Nam. Thành phố miền biển thứ hai sẽ đến là Cẩm Phả, thứ ba là Hạ Long.
Đường em vẫn theo QL18, chặng này em chưa tính lối sát biển vì đặc trưng vùng này là quá nhiều mũi, đảo nhô ra biển, không có phà đò qua lại.
View attachment 7230297
QL18 có hai cái cây vươn sang nối với nhau. Không thể ngăn cách tình đôi ta!
Khoảng 6h tối thì em đến thành phố Cẩm Phả.
Em giải nghĩa tên địa danh Cẩm Phả: Cẩm là đẹp, lộng lẫy. Phổ là rộng khắp (ngày nay có từ phổ biến, phổ cập). Cẩm Phổ là vùng đất rộng khắp tươi đẹp. Do 500 năm trước, quan quân nhà Mạc chạy loạn đến vùng này, thấy rộng đẹp quá nên thốt lên “Cẩm Phổ”. Lâu dần đọc chệch thành Cẩm Phả.
View attachment 7230284
Cẩm Phả là đất than tỉnh Quảng Ninh. Một góc cảng chuyển tải than bên bờ biển ở Cẩm Phả.
Em đến thắp hương và checkin tại địa danh nổi tiếng nhất thành phố này là Đền Cửa Ông, thờ Hưng nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng. Ông là con trai thứ ba của Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông giúp cha chỉ huy quân dân đánh quân Nguyên xâm lược vào thời Trần Nhân Tông.
Tượng Đại vương trước đây để ngay trên mặt đường trước lối vào đền, nhưng năm 2017 thì địa phương đã di chuyển nên đỉnh đồi cao 42m. Tượng quay mặt về phía vịnh Hạ Long.
View attachment 7230321
Góc này có cái xe của em. Dưới chân tượng đền Cửa Ông ạ.
Sau đó em vào checkin tiếp ở Quảng trường trung tâm 12/11 với cụm tượng đài Vinh quang thợ mỏ Việt Nam. Vào ngày 12/11/1936, hơn 3 vạn thợ mỏ đã bãi công đòi thực dân Pháp phải tăng lương, giảm giờ làm.
View attachment 7230282
Quảng trường 12/11 ở trung tâm thành phố Cẩm Phả.
Checkin xong Cẩm Phả thì em bám theo đường bao biển để đi sang Hạ Long, hai thành phố chỉ cách nhau tầm 30 km. Bên tay trái xe là biển đêm tĩnh lặng, chỉ có tiếng lốp xe vọng nhẹ mà thôi.
Đến Hạ Long thì cũng 8h tối, em đứng bên bờ biển để checkin dưới chân cầu Bãi Cháy. Cầu này nối hai khu Hòn Gai và Bãi Cháy với nhau, bắc qua cửa Lục. Cầu khánh thành năm 2006.
View attachment 7230283
Bên bờ biển Bãi Cháy, khu vực nhìn lên cầu Bãi Cháy.
Đang checkin thì em được đại diện Hội anh em e34 Quảng Ninh gọi, thế là em lại phía qua cầu sang bên kia để gặp trao tặng cây xanh cho nhau ạ.
View attachment 7230306
Em đi khắp 63 tỉnh và trao gửi cây xanh của anh em hội e34 tỉnh này gửi tặng hội anh em e34 tỉnh sau ạ.
May mắn được thành viên hội Ghét bếp Facebook cho ở nhà đêm nay ạ. Các CCCM trên cả nước giúp em vụ ở nhờ nhé. Em cần nhất nơi tắm giặt, còn ngủ ngoài sân ok.
Nửa đêm em không ngủ được nên dậy lái xe vòng vòng quanh Bãi Cháy, bị hết pin còn đúng 0%. Em mặc kệ, chạy về phòng ngủ tiếp.
Kể ra có con này đi kèm auto yên tâmChúc cụ có chuyến đi thành công. Em chỉ băn khoăn là cụ đi đường ven biển thì việc sạc pin như thế nào???
Dạ cũng có gần hết trạm sạc đó cụ. Chờ em lên bài dần dần nhé. Em đã sạc ven biển như sau: Vincom Móng Cái (siêu nhanh 60kw); biển Hạ Long (siêu nhanh 60kw); biển Hải Phòng (siêu nhanh 60/30kw); biển Thái Bình (nhờ dân); biển Quất Lâm (nhanh 30km), biển Sầm Sơn (nhanh 30km)... Cứ thế cụ ạ, chỗ nào không có thì nhờ dân qua đêm, vì không cần phải đầy 100% đâu, chỉ cần 80% là đi tiếp hơn 100km tới chỗ khác rồi.Chúc cụ có chuyến đi thành công. Em chỉ băn khoăn là cụ đi đường ven biển thì việc sạc pin như thế nào???
Thong dong ko cần gấp gáp thời gian như cụ thì đúng là đi xe điện chuẩn bài rồi, nhờ dân qua đêm thì ổ cắm sạc phải có cả nối đất nữa đúng ko cụ?Dạ cũng có gần hết trạm sạc đó cụ. Chờ em lên bài dần dần nhé. Em đã sạc ven biển như sau: Vincom Móng Cái (siêu nhanh 60kw); biển Hạ Long (siêu nhanh 60kw); biển Hải Phòng (siêu nhanh 60/30kw); biển Thái Bình (nhờ dân); biển Quất Lâm (nhanh 30km), biển Sầm Sơn (nhanh 30km)... Cứ thế cụ ạ, chỗ nào không có thì nhờ dân qua đêm, vì không cần phải đầy 100% đâu, chỉ cần 80% là đi tiếp hơn 100km tới chỗ khác rồi.
Em mới đi được có 2 tuần thôi, còn gần 4 tháng nữa, cụ ủng hộ em nhé!
Chờ mãi k thấy cụ check in ở Hòn gai để nhờ cụ giải thích nghĩa địa danh Hòn gai, một số lại gọi Hồng gai em k rõ gọi thế nào là chuẩn và ý nghĩa thế nàoNgày 3 (thứ Tư, 29/6/2022): Trung tâm Móng Cái - Cẩm Phả - Hạ Long
Sáng em đi thăm các điểm Cửa khẩu quốc tế, Chợ trung tâm, sông Ka Long, cầu Ka Long, đường biên... Do Trung Quốc đóng cửa biên giới nên Móng Cái vắng vẻ, hoạt động giao thương buồn tẻ. Mấy trung tâm buôn bán hàng cạnh cửa khẩu phải đóng cửa im lìm.
View attachment 7230371
Im lìm chợ trung tâm Móng Cái do ảnh hưởng của việc đóng biên.
View attachment 7230503
Các toà nhà thương mại cạnh Cửa khẩu đều đóng cửa.
Trước dịch thì người Trung sang bên mình bán hàng rất đông, cứ sáng đi chiều về như đi làm công sở. Người Việt cũng sang đánh hàng về. Có người chỉ làm shipper lấy hàng về mà kiếm được cả tiền triệu mỗi ngày.
View attachment 7230255
Phía bên kia là Trung Quốc các bác ạ. Họ quây rào sắt dọc biên giới. Đất đó từng thuộc về nước ta, bị nhà Đại Thanh chiếm sát xuống tận mép sông Ka Long đấy.
Cạnh chợ thì có sông Ka Long và cầu Ka Long. Cây cầu này đặc biệt ở chỗ nó là cầu ghép từ đá duy nhất ở Việt Nam. Toàn bộ cầu không xây bằng bê tông, mà ghép từ hàng triệu viên đá - giống xây cổng thành hồi xưa.
View attachment 7230397
Cầu khánh thành năm 1964 ghép từ đá.
Em giải nghĩa tên sông và cầu Ka Long: hàng trăm năm trước thì tên là sông Mang như giải nghĩa bên trên, đến đầu thời nhà Nguyễn thì triều đình không muốn nhân nhượng với Đại Thanh (nó chiếm đến sát sông Mang của ta, chứ đáng lẽ vùng phía trên sông vẫn là của ta) nên đã đổi tên sông Mang thành sông Gia Long với hàm ý “đất của vua bố mày đấy, đừng có động vào”. Nhưng không thể phạm huý mà gọi thẳng tên Gia Long nên triều đình sửa chữ Gia thành Ca. Người Pháp vào thì hay dùng chữ K hơn, nên họ viết thành Ka Long (cách mệnh hay viết thành kách mệnh)
View attachment 7230407
Cầu đá Ka Long bắc qua sông Ka Long (hàng trăm năm trước là sông Mang, chữ bắt nguồn của từ Móng Cái).
Đầu giờ chiều thì em tạm biệt Móng Cái để xuôi về phương Nam. Thành phố miền biển thứ hai sẽ đến là Cẩm Phả, thứ ba là Hạ Long.
Đường em vẫn theo QL18, chặng này em chưa tính lối sát biển vì đặc trưng vùng này là quá nhiều mũi, đảo nhô ra biển, không có phà đò qua lại.
View attachment 7230297
QL18 có hai cái cây vươn sang nối với nhau. Không thể ngăn cách tình đôi ta!
Khoảng 6h tối thì em đến thành phố Cẩm Phả.
Em giải nghĩa tên địa danh Cẩm Phả: Cẩm là đẹp, lộng lẫy. Phổ là rộng khắp (ngày nay có từ phổ biến, phổ cập). Cẩm Phổ là vùng đất rộng khắp tươi đẹp. Do 500 năm trước, quan quân nhà Mạc chạy loạn đến vùng này, thấy rộng đẹp quá nên thốt lên “Cẩm Phổ”. Lâu dần đọc chệch thành Cẩm Phả.
View attachment 7230284
Cẩm Phả là đất than tỉnh Quảng Ninh. Một góc cảng chuyển tải than bên bờ biển ở Cẩm Phả.
Em đến thắp hương và checkin tại địa danh nổi tiếng nhất thành phố này là Đền Cửa Ông, thờ Hưng nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng. Ông là con trai thứ ba của Đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông giúp cha chỉ huy quân dân đánh quân Nguyên xâm lược vào thời Trần Nhân Tông.
Tượng Đại vương trước đây để ngay trên mặt đường trước lối vào đền, nhưng năm 2017 thì địa phương đã di chuyển nên đỉnh đồi cao 42m. Tượng quay mặt về phía vịnh Hạ Long.
View attachment 7230321
Góc này có cái xe của em. Dưới chân tượng đền Cửa Ông ạ.
Sau đó em vào checkin tiếp ở Quảng trường trung tâm 12/11 với cụm tượng đài Vinh quang thợ mỏ Việt Nam. Vào ngày 12/11/1936, hơn 3 vạn thợ mỏ đã bãi công đòi thực dân Pháp phải tăng lương, giảm giờ làm.
View attachment 7230282
Quảng trường 12/11 ở trung tâm thành phố Cẩm Phả.
Checkin xong Cẩm Phả thì em bám theo đường bao biển để đi sang Hạ Long, hai thành phố chỉ cách nhau tầm 30 km. Bên tay trái xe là biển đêm tĩnh lặng, chỉ có tiếng lốp xe vọng nhẹ mà thôi.
Đến Hạ Long thì cũng 8h tối, em đứng bên bờ biển để checkin dưới chân cầu Bãi Cháy. Cầu này nối hai khu Hòn Gai và Bãi Cháy với nhau, bắc qua cửa Lục. Cầu khánh thành năm 2006.
View attachment 7230283
Bên bờ biển Bãi Cháy, khu vực nhìn lên cầu Bãi Cháy.
Đang checkin thì em được đại diện Hội anh em e34 Quảng Ninh gọi, thế là em lại phía qua cầu sang bên kia để gặp trao tặng cây xanh cho nhau ạ.
View attachment 7230306
Em đi khắp 63 tỉnh và trao gửi cây xanh của anh em hội e34 tỉnh này gửi tặng hội anh em e34 tỉnh sau ạ.
May mắn được thành viên hội Ghét bếp Facebook cho ở nhà đêm nay ạ. Các CCCM trên cả nước giúp em vụ ở nhờ nhé. Em cần nhất nơi tắm giặt, còn ngủ ngoài sân ok.
Nửa đêm em không ngủ được nên dậy lái xe vòng vòng quanh Bãi Cháy, bị hết pin còn đúng 0%. Em mặc kệ, chạy về phòng ngủ tiếp.
Theo em hiểu, mốc đường bờ biển từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái ở đây là mốc chỉ hướng Nam-Bắc, theo địa hình chiều dài đặc trưng của Việt Nam, không phải theo vòng cung toàn bộ đường biển Việt Nam đến tận mũi Nai - Hà Tiên như cụ chủ hiểu đâu. Không biết cao kiến CCCM khác như thế nào ạ?Sau đó xuất phát từ cột mốc đầu tiên của chiều dài bờ biển Việt Nam (mốc ghi Cà Mau theo em là chưa chính xác, phải là Hà Tiên).
Dạ mỗi tỉnh em vẫn đang xin ở nhờ, nếu các cụ có thể giúp chỗ người quen ở quê thì em rất cảm kích ạ! Thực sự em rất thích ở cùng người dân làng quê. Với lại em cần chỗ tắm giặt thôi, chứ ngủ thì em nằm ngoài sân ok ạ.Cụ không_bấm_còi đi thế này nhẽ ra phải đc VF tài trợ full chúc cụ thượng lộ bình an.