TIÊU CHÍ CUẢ XE.
Một chiếc xe có thật nhiều tiêu chí từ giá ban đầu, giá bán sau khi sử dụng, vận hành bền bỉ, ổn định, trang bị an toàn, tiêu hao nhiên liệu, trang bị hỗ trợ (âm thanh, tự động...), nội thất, ngoại thất, tiện nghi, cảm giác của người lái (ngồi thoải mái, không mệt mỏi khi đi đường trường, làm chủ xe). Tuỳ thuộc vào mục đính mua xe mà chúng ta quyết định tiêu chí nào là quan trọng.
Nếu mua xe để kinh doanh thì các tiêu chí như giá, ổn định, bền bỉ, tiêu hao nhiên liệu thấp có lẽ là quan trọng nhất. Vì người mua xe chủ yếu là để đi phục vụ người khác. Họ không nhằm tới mục tiêu cái xe phục vụ người lái. Cháu đã từng phải tính toán từng đồng khi mua xe dịch vụ nên cháu hiểu điều này, yếu tố kinh tế là quan trọng.
Nhưng khi mua xe để phục vụ mục đích sử dụng thì lại khác. Điều này phụ thuộc vào từng cá nhân mà không có một công thức chung nào cả. Riêng cá nhân cháu có lẽ bị nhiễm tính thực dụng nên cháu đưa tính thực dụng lên hàng đầu.
1. Công năng của xe: Chiếc xe phải phục vụ đúng mục đích của mình. Ví dụ nếu chủ yếu đi đường đô thị, đón con, đi chợ, ít đi xa thì cứ xe nhỏ mà mua. Đi trong đô thị, một chiếc xe nhỏ là rất phù hợp, từ luồn đường ngõ, đỗ xe, đi giờ cao điểm, quan sát xung quanh rất tốt.
2. Yếu tố tài chính: Khi đã xác định được công năng của xe chúng ta sẽ xác định được những xe sẽ nằm trong tầm quan tâm. Lúc này rất dễ so sánh vì các xe cùng đều cùng phân khúc, có công năng giống nhau nói như người phương Tây là "So sánh một trái táo với một trái táo". Yếu tố tài chính sẽ bao gồm:
2.1. Giá mua ban đầu: Cái này quá dễ để so sánh. Và có lẽ đây sẽ là tiêu chí quan trọng nhất, bởi khi mua xe chúng ta phải xác định luôn ngân sách tối đa là bao nhiêu. Quan điểm của cháu là xe nào có giá thấp hơn thì sẽ ở vị trí quan tâm cao hơn, tất nhiên có xét tới một số yếu tố có liên quan tới tài chính dưới đây
2.2. Chi phí vận hành (Chi phí này gồm chi phí sửa chữa và chi phí nhiên liệu):
1.Nếu không làm kinh doanh theo cháu chi phí nhiên liệu không phải là yếu tố quan trọng vì lý do sau: Xe gia đình, một năm các Cụ đi giỏi lắm là 20.000 KM. Nếu 100km các Cụ tiết kiệm được 2 lít xăng thì một năm các Cụ tiết kiệm được 4.000.000 VND. Nếu giá mua của xe tiết kiệm nhiên liệu cao hơn giá xe không tiết kiệm 50 tr, thì riêng tiền lãi vay đã đủ bù mua nhiên liệu rồi, chưa kể khoản đầu tư ban đầu thấp hơn 50tr. Trong trường hợp này yếu tố tiết kiệm nhiên liệu chẳng có ý nghĩa gì.
2. Chi phí sửa chữa: Ngoại trừ một số đời xe bị lỗi, theo cháu chi phí này của các hãng gần như nhau. Với một năm chạy 2 vạn Km thì trong vòng 20 năm các Cụ sẽ thay các phụ tùng sau: Côn, Dây đai truyền lực (curoa), đai cam (một số xe), giảm xóc, thước lái, vòng bi ổ trục bánh, vòng bi cadang, piston phanh, lọc gió, lọc dầu, lọc xăng, bơm xăng. Cháu đã làm một điều tra nhỏ đối với các xe Hàn như Huyndai, Kia chuyên chạy taxi. Đa số các bác tài đã đạt tới từ 40-60 vạn trong vòng 8-10 năm. Đa số mới chỉ thay côn, dây đai là chủ yếu. Trong số xe thuộc diện điều tra, chưa xe nào thay thước lái, máy lạnh. Tuy nhiên để đạt được yếu tố này, cần phải lựa chọn đời xe/ hãng xe. Không phải tất cả các đời xe đều đạt tiêu chí này
2.3 Giá bán lại: thực ra yếu tố này không quan trọng vì thực tế cái gọi là giữ giá cũng chỉ là truyền miệng. Các Cụ có thể tự tham khảo giá bán xe cũ trên mạng và tính ra tỷ lệ mất giá trên giá mua ban đầu. Con số mà các Cụ có được sẽ làm các Cụ ngạc nhiên đấy.
3. Vận hành ổn định, bền bỉ: Đối với người sử dụng xe, cháu đánh gia cao yếu tố này. Vì một chiếc xe hay hỏng vặt thì thật tệ vì nó làm cho người sử dụng có cảm giác không được phục vụ, chưa kể là chi phí sửa chữa sẽ đội lên. Ở tiêu chí này cháu đánh giá cao các hãng xe Nhật vì các đời xe, các dòng xe của họ tương đối đồng đều và ổn định. Các hãng khác thì tuỳ theo dòng xe và đời xe.
4. Dịch vụ hậu mãi: Cháu không cho rằng tiêu chí này là quan trọng vì mấy yếu tố sau:
4.1 Trong vòng 20 năm các Cụ cũng chỉ thay dầu, lọc dầu, lọc xăng là chủ yếu. Vậy thì mấy cái quảng cáo về mạng lưới dịch vụ rộng khắp cũng chẳng để làm gì (tất nhiên nếu bằng giá mua ban đầu thì hãng nào có mạng lưới dịch vụ rộng hơn và tốt hơn thì vẫn được xếp trên).
4.2 Phụ tùng thay thế chính hãng của các hãng xe đều đắt như nhau.
4.3 Thời bây giờ là Ebay, Internet nên các Cụ có thể tự đặt mua nhiều thứ từ nước ngoài. Các Gara cũng có thể làm như vậy.
4.4 Kinh nghiệm về xe của các Ofer có khi còn cao hơn cả thợ của Hãng. Cái này phải cảm ơn các Ofer đã đóng góp rất nhiều thông tin bổ ích.
5. Yếu tố sung sướng: Vấn đề này tuỳ thuộc túi tiền các Cụ. Nếu có nhiều tiền thì chọn được sung sướng. Trong cái sung sướng cháu đặt yếu tố an toàn và phục vụ người lái lên hàng đầu. Ngoài các trang bị an toàn như túi khí, ABS, EBD.. thì cái cảm giác ngồi trong một cái xe tiện nghi, cảm giác lái tốt nó cũng phê lắm. Thực sự ngồi trong những chiếc xe được trang bị tốt nó làm cho người lái nhàn nhã, cảm giác được cái xe phục vụ.
6. Yếu tố thẩm mỹ: cháu không đánh giá cao yếu tố này vì về bản chất, các hãng đều có một đội ngũ kỹ sư thiết kế nhiều kinh nghiệm, cho nên chỉ có chúng ta chưa nhìn ra cái đẹp do họ thiết kế hoặc không hợp gu mà thôi. Thẩm mỹ chỉ là cái nhìn ban đầu, khi đã mua xe rồi chúng ta chủ yếu ngồi trong xe chứ có đứng ngoài xe mà ngắm đâu. Kể cả thiết kế nội thất cũng vậy. Chúng ta chủ yếu nhìn đường chứ có ngắm xe đâu. Điều qua trong là thiết kế phải tiện dụng, thuận tiện cho người lái.